Chứng Trúng Hàn

Định nghĩa:Trúng hàn là hàn từ ngoài vào nhân người hư yếu chính khí suy vượt qua 3 kinh dương vào thẳng 3 kinh âm hoặc tạng phủ gây nên trạng thái ngã lăn ra, bất tỉnh nhân sự, cấm khẩu, miệng lưỡi cứng đờ, chân tay giá lạnh, co quắp hoặc bụng đau như dùi đâm (Thuốc nam châm cứu, Nam dược thần hiệu – Trúng hàn)

Nguyên nhân:Nguyên nhân là hai khí dinh vệ trong người suy yếu, tấu lý sơ hở, gặp giá lạnh, hàn tà đột ngột đánh thẳng vào 3 kinh âm/tạng phủ làm các khiếu bị tắc gây bất tỉnh nhân sự, khí lạnh làm dương khí tiêu tán gây chân tay giá lạnh, cơ thể giá lạnh nên cần phải cấp cứu.

Triệu chứng:Đang đi ngoài đường lạnh giá bỗng nhiên ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự, mất cảm giác, thân thể co quắp, giá lạnh, không nói được, môi xanh/tím hoặc đau bụng dữ dội, không sốt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm khẩn hoặc trầm tế/vi.

Đặc điểm triệu chứng trúng hàn khác trúng phong là không có biểu hiện liệt 1/2 người, miệng méo, mắt lệch.

Xử trí:Đưa nhanh bệnh nhân vào nơi kín gió, ủ ấm cho bệnh nhân

Pháp điều trị:Ôn trung cứu nghịch.

Phương thuốc:Trích từ thuốc nam châm cứu – trúng hàn

Bài 1: Sinh khương 20g, rượu trắng 20ml. Giã vắt nước cốt gừng hòa với rượu hâm lên cho ấm, đổ cho uống mỗi lần 10ml, uống cho đến lúc tỉnh.

Phương thuốc dùng ngoài:

Hành củ 50g, cám gạo 60g, muối 30g hoặc chỉ dùng một vị hành củ giã nát, sao nóng chia 2 gói bằng vải thay đổi nhau chườm lên rốn hoặc cứu huyệt thần khuyết đến khi chân tay ấm.

Bài trướcChứng Trúng Thử
Bài tiếp theoChứng Quyết trong hồi sức cấp cứu y học cổ truyền

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.