Tử Ám

Đại Cương

Có thai mà tiếng nói yếu hoặc tắt nghẹt, gọi là Tử Ám.

Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: «Có thai đến tháng thứ 9, tiếng nói thấp nhỏ, không nói ra tiếng, gọi là Tử Ám.

Tương đương phạm vi Thai Động, Biến Chứng Khi Có Thai của Y học hiện đại.

Nguyên Nhân

Theo sách ‘Tố Vấn’ do lạc mạch của bào thai bị tuyệt.

Thiên ‘Kỳ Bệnh Luận‘ (Tố Vấn 47) viết:«Lạc của bào thai liên hệ ở Thận, mạch Thiếu âm xuyên qua thận, hệ vào cuống lưỡi cho nên không nói được, trị bằng cách nào? Kỳ Bá trả lời: Không cần trị, đến tháng thứ 10 tự nhiên sẽ khỏi».

Sách ‘Y Tông Kim Giám’ giải thích: ‘Lạc của bào thai liên hệ ở Thận, mạch Thiếu âm xuyên qua Thận, vào cuống lưỡi, 9 tháng thận khí dưỡng thai, thai thịnh thì mạch bị bế cách, không thông đến cuống lưỡi được, cho nên tiếng nói nhỏ, muốn tắt. Đến khi sinh, mạch Thận thông lên trên thì tiếng nói xuất hiện trở lại’.

Nguyên Tắc Điều Trị

Ngày trước, đa số dựa theo ý sách Tố Vấn, không điều trị, chờ đến khi sinh xong để bệnh tự khỏi.

Đến thế kỷ 13 Trương Tử Hoà, trong sách ‘Nho Môn Sự Thân’ đề xuất cách trị bằng phương pháp giáng Tâm hoả bằng bài Ngọc Chúc Tán.

+ Sách ‘Nữ Khoa Chỉ Nam’ cho rằng ‘Do thai khí quá thực, nên dùng bài ‘Sấu Thai Thác Khí Tán’.

Tuy nhiên, theo các sách giáo khoa về phụ khoa, tốt nhất, nên theo chu trình tự nhiên, chờ sinh xong, lạc của bào cung thông, sẽ nói lại được.

Có một số người chân âm ở Phế, Thận không đủ, nên dùng bài Sinh Tân Tán và Địa Hoàng Hoàn giúp hỗ trợ thêm cho khí của Phế Thận đẻ dưỡng thai, không nên dùng các loại thuốc thông thanh khai phát.

Điều Dưỡng

+ Kiêng dùng các thức ăn cay, nóng, các thức xào, nướng… vì dễ làm tổn thương họng khiến cho bệnh nặng hơn.

+ Nên yên lặng tĩnh dưỡng, tránh nói nhiều quá vì nói nhiều làm tổn thương khí, tiếng nói có thể mất hẳn.

Tử Cung Sa

Prolapsus Utérin – Prolapse Of Uterus

Là trạng thái tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường.

Còn gọi là: Âm đỉnh, Âm đồi, Âm khuẩn, Âm thoát, Âm trĩ, Tử cung bất thâu, Tử cung xuất thoát.

Tử cung sa xuống nhiều quá, không tự co rút lên được, dễ bị nhiễm khuẩn, cần lưu ý phối hợp thêm thuốc rửa.

Còn gọi là Âm Đỉnh Xuất Hạ Thoát, Âm Đỉnh (Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận) , Âm Thoát, Âm Đồi, Âm Trĩ (Thiên Kim Phương) , Tử Cung Thoát Xuất (Diệp Thị Nữ Khoa) , Âm Khuẩn, Tử Cung Bất Thâu (Bệnh Nguyên Từ Điển) .

Dân gian quen gọi là Sa Dạ Con, Sa Sinh Dục.

Phân Loại

Trên lâm sàng, dựa vào vị trí thoát xuống của tử cung, thường được chia làm ba loại:

Độ I: Cổ tử cung chưa sa ra ngoài, bụng dưới và âm hộ có cảm giác vướng, nặng. Khi lao động nặng hoặc mệt nhọc, có cảm giác vướng và nặng hơ, nghỉ ngơi thì đỡ.

Độ II: Cổ tử cung thập thò ở âm hộ, thành trước và thành sau âm đạo hơi bị sa xuống. Nằm nghỉ thì cổ tử cung co lên, đi lại nhiều hoặc lao động mệt nhọc thì sa xuống nhiều hơn.

Độ III: Cổ tử cung sa hẳn ra ngoài, thành trước và thành sau âm đạo sa xuống nhiều kèm bàng quang và trực tràng cũng bị sa xuống. Cổ tử cung phì đại, lở loét, tiểu không hết, địa tiện khos, bụng dưới cảm thấy nặng, nằm cũng không thấy co lên.

Nguyên Nhân

Theo Y học hiện đại, có thể phân làm 2 loại: Nguyên Phát và Thứ Phát.

1-Nguyên Phát

a. Thực thể thường do:

Tật bẩm sinh ở tử cung: tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung hơi dài quá gấp nhiều về phía trước hoặc phía sau.

Do nhiễm khuẩn, chủ yếu do lao.

Dây chằng rộng, các dây chằng tử cung bị xơ hóa.

Các khối u ở chậu hông chèn ép vào dây chằng.

b. Cơ năng: rối loại thần kinh vùng hố chậu.

Không phát triển sinh dục phụ.

Các yếu tố về tinh thần, tâm lý.

2 – Thứ Phát:

Thường gặp nhiều nhất là viêm đường sinh dục, viêm tử cung, buồng trứng, túi cùng Douglas, dây chằng tròn viêm.

Do chướng ngại đường xuất huyết (thường gặp) .

Đốt điện cổ tử cung gây ra chít, hẹp.

Nạo nhau, nạo thai, bị nhiễm khuẩn gây hẹp cổ tử cung.

Tử cung gấp lại phía sau.

Khối u

U xơ tử cung.

Bướu niêm mạc tử cung.

Đa số do sau khi sinh tầng sinh môn bị rách, lao động sớm, ăn uống thiếu thốn. Cũng có thể do các dây chằng treo tử cung bị nhão, cơ thể suy nhược hoặc do vị trí tử cung bất thường như dài quá…

Đông y cho là do:

Khí Hư: Do thể chất yếu, lao động nặng hoặc sinh hoạt tình dục quá mức hoặc khi sinh đẻ rặn quá sức, sau khi sinh lại lao động nặng sớm khiến cho Tỳ khí bị suy yếu, không nâng được tử cung ở vị trí bình thường.

Thấp Nhiệt: Do thấp khí dồn xuống dưới, lâu ngày hóa thành nhiệt.

Sách ‘Tam Nhân Phương’ viết: “Phụ nữ khi sinh, vì gắng sức quá nên âm hộ bị sa xuống, dưới âm hộ lồi ra hai bên, cọ sát vào sưng đau hoặc cử động, phòng lao đều có thể phát bệnh, nước tiểu rỉ ra”.

Nguyên Tắc Điều trị

Trị bệnh này, chủ yếu là dùng phương pháp bổ khí, thăng đề.

Nếu do khí hư, dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang. Khí huyết đều hư dùng bài Thập Toàn Đại Bổ. Thấp nhiệt rót xuống dưới dùng bài Long Đởm Tả Can Thang.

Ngoài ra, nên phối hợp thêm thuốc rửa.

Sau khi khỏi bệnh, không nên làm việc nặng quá để tránh tái phát.

Triệu Chứng

Thể Khí Hư: Tử cung sa xuống, bụng dưới nặng, thắt lưng đau, hôi hộp, hơi thở ngắn, mệt mỏi, tiểu nhiều, đại tiện lỏng, đái hạ ra nhiều, rêu lưỡi mỏng, mạch Trầm Nhược.

Điều trị: Bổ khí, thăng đề. Dùng bài Bổ Trung Ích Khí Thang (Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận – Lý Đông Viên ) : Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, Đương quy 8g, Hoàng kỳ 8g, Nhân sâm 8g, Sài hồ 6g, Thăng ma 8g, Trần bì 6g. thêm Chỉ xác Sắc uống

(Hoàng kỳ, Nhân sâm để cam ôn, ích khí, trong đó, Hoàng kỳ là chủ dược có công năng bổ, phối hợp với Thăng ma, Sài hồ để thăng dương, ích khí. Vừa dùng thuốc thăng đề vừa dùng thuốc bổ khí là đặc điểm cơ bản trong việc ghép các vị thuốc ở bài này. Còn Bạch truật, Trần bì, Cam thảo, Đương quy dùng để kiện Tỳ, lý khí, dưỡng huyết, hoà trung là thuốc hỗ trợ của bài này. Vì Hoàng kỳ ích khí, cố biểu, Thăng Ma thăng dương, giáng hoả, Sài hồ giải cơ, thanh nhiệt, vì vậy, người dương khí hư mà lại bị ngoại cảm tà phát sốt cũng có thể dùng, cách trị này gọi là ‘cam ôn trừ nhiệt) .

Nếu đới hạ ra nhiều, mầu trắng, lợn cợn, thêm Sơn dược, Khiếm thực, Tang phiêu tiêu để chỉ đới, cố thoát.

Thể Thận Hư: Tử cung sa xuống, bụng dưới nặng, lưng đau, gối mỏi, tiểu nhiều, tai ù, chóng mặt, chất lưỡi hồng nhạt, mạch Trầm Tế.

Bổ Thận, thăng đề. Dùng bài Đại Bổ Nguyên Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư) : Chích thảo 4g, Đỗ trọng 8g, Đương quy 8g, Hoài sơn 8g, Kỷ tử 8g, Nhân sâm 12g, Sơn thù 8g, Thục địa 20g. Thêm Lộc giác giao, Thăng ma, Chỉ xác. Sắc uống.

Thể Thấp Nhiệt: Tử cung sa, âm hộ sưng đau, lở loét, nước vàng ra nhiều, tiểu buốt, rát, sốt, tự ra mồ hôi, miệng đắng, khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương) : Cam thảo 2g, Đương qui 8g, Chi tử 12g, Hoàng cầm 8g, Long đởm thảo 12g, Mộc thông 8g, Sài hồ 8g, Sinh địa 8g, Trạch tả 8g, Xa tiền tử 6g.

(Long đởm thảo tả thực hỏa ở can đởm, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu, làm quân; Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ vị đắng, tính hàn, để tả hỏa; Xa tiền tử, Mộc thông, Trạch tả thanh lợi thấp nhiệt, làm cho thấp nhiệt thoát ra qua đường tiểu, làm thần; Can là tạng chứa huyết, can kinh có nhiệt thì âm huyết sẽ bị tổn thương, vì vậy, dùng Sinh địa, Đương quy để lương huyết, ích âm, làm tá; Cam thảo điều hòa các vị thuốc, làm sứ. Các vị hợp lại có tác dụng tả thực hỏa ở can đởm, thanh thấp nhiệt ở kinh can) .

Nếu thấp nhiệt không nặng mà kèm huyết hư (sắc mặt vàng úa, chóng mặt, hồi hộp, lòng bàn tay nóng, mạch Tế Sác) nên dùng bài Đương Quy Tán (Ngoại Đài Bí Yếu) : Đương quy, Hoàng cầm đều 60g, Bạch thược 45g, Vị bì (đốt tồn tính) 15g, Mẫu lệ 45g. Tán bột. Mỗi lần uống 6g với rượu nóng, nước cơm.

Thuốc Rửa

Chỉ xác 60g, sắc nước, ngâm nhiều lần (Trực Huệ Đường Kinh Nghiệm Phương) .

Chỉ xác, Kha tử, Ngũ bội tử, Bạch phàn, sắc, xông rồi rửa. Nếu chưa rút lên, cứu thêm huyệt Bá hội 2 tráng (La Thị Hội Ước Y Kính) .

Tỳ ma tử (hột Đu đủ tía) , 14 hột, giã nát, đắp vào giữa đỉnh đầu (Bá hội) . Khi thấy tử cung co lên thì bỏ thuốc ra ngay (La Thị Hội Ước Y Kính) .

Ô mai 60g, sắc lấy nước xông, sau đó, lúc nước còn ấm, dùng để rửa, ngày 2~3 lần (Đan Khê Nữ Khoa) .

Khổ Sâm Xà Sàng Tử Thang gia giảm: Khổ sâm, Xà sàng tử, Hoàng bá (sống) , Hoàng liên, Bạch chỉ, Khô phàn. Sắc lấy nước rửa 2~3 lần. Dùng trong trường hợp sa tử cung do thấp nhiệt (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học) .

Không Lở Loét: Xà sàng tử , Ô mai, Ngũ bội tử đều 20g, sắc lấy nước xông và rửa.

Lở Loét: Bạch chỉ 12g, Hoàng bá 12g, Bạch phàn 4g, Xà sàng tử 20g, sắc lấy nước xông và rửa (Trung Y Phụ Khoa Học) .

Châm Cứu

1- Châm Cứu Học Thượng Hải : Bổ khí, thăng đề.

Huyệt chính: Bá Hội (Đc.20) Duy Đạo (Đ.28) Khí Xung (Vi.30) Tam Âm Giao (Ty.6) .

Huyệt phụ: Âm Lăng Tuyền (Ty.9) Khí Hải (Nh.6) Khúc Tuyền (C.8) Thái Xung (C.3) .

Châm Duy Đạo, hướng xuống vào trong sâu 1,5 – 3 thốn, Khí Xung châm xiên hướng lên 1,5 – 3 thốn, lưu kim 15 – 20 phút, vê kim ngắn, mạnh. Mỗi ngày 1 lần châm.

Khí hư: thêm Khí Hải.

Thấp nhiệt: thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) , Thái Xung (C.3) , Khúc Tuyền (C.8) .

Ý nghĩa: Duy Đạo thuộc mạch Đới, hội của Thiếu dương, châm xiên xuống vào trong là kích thích vào dây chằng rộng của tử cung; phía trong huyệt Khí Xung là dây chằng tròn tử cung, cũng là hội của mạch Xung và kinh Vị, châm xiên lên cũng là vào vị trí của dây chằng rộng; Khí Hải điều bổ dương khí; Thái Xung, Khúc Tuyền để thanh nhiệt; Âm Lăng Tuyền đưa thấp xuống.

2- Âm Kiều ( Chiếu Hải (Th.6) Khúc Tuyền (C.8) Thủy Tuyền (Th.5) (Tư Sinh Kinh) .

3- Chiếu Hải (Th.6) Khúc Tuyền (C.8) Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Đại Thành) .

4- Chiếu Hải (Th.6) Đại Đô (Ty.2) Khúc Tuyền (C.8) (Thần Ứng Kinh) .

5- Cứu lằn chỉ ngang dưới rốn (Âm giao) 27 tráng Chiếu Hải 7 tráng (Phụ Nhân Lương Phương) .

6- Khúc Tuyền (C.8) Thiếu Phủ (Tm.8) (Thần Cứu Kinh Luân) .

7- Bá Hội (Đc.20) Chiếu Hải (Th.5) Duy Đạo (Đ.28) Đại Hách (Th.12) Khí Hải (Nh.6) Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa) .

8- Huyệt chính: Duy Bào.

Huyệt phụ: Tam Âm Giao (Ty.6) Tử cung. Châm huyệt Duy Bào, theo nếp háng hướng xuống châm xiên tới phần cơ, sâu 2 – 3 thốn, tạo cảm giác lan tới bụng dưới và Hội Âm (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách) .

9- Bá Hội (Đc.20) Duy Đạo (Đ.28) Khí Hải (Nh.6) Khí Xung (Vi.30) Quan Nguyên (Nh.4) Tam Âm Giao (Ty.6) [bổ hoặc cứu].

Thấp nhiệt: thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) Khúc Tuyền (C.8) Thái Xung (C.3) [đều tả] (Châm Cứu Trị Liệu Học) .

10- Nhóm 1: Hội Âm (Nh.1) Huyết Hải (Ty.10) Khí Hải (Nh.6) Tam Âm Giao (Ty.6) Thân Mạch (Bq.62) Trung Cực (Nh.3) Trung Quản (Nh.12) .

Nhóm 2: Bá Hội (Đc.20) Bát Liêu Đại Trường Du (25) Huyết Hải (Ty.10) Tam Âm Giao (Ty.6) Tiểu Trường Du (Bq.27) Trung Cực (Nh.3) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học) .

11- Bá Hội (Đc.20) Chiếu Hải (Th.6) Duy Đạo (Đ.28) Đại Hách (Th.12) Khí Hải (Nh.6) Thái Xung (C.3) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học) .

12- Bá Hội (Đc.20) Bàng Cường Chiếu Hải (Th.6) Duy Bào Đại Đô (Ty.2) Đề Thác Đình Đầu Hội Âm (Nh.1) Khúc Tuyền (C.8) Thái Âm Kiều Thủy Tuyền (Th.5) Tử cung Xung Gian (Châm Cứu Học HongKong) .

13- Đưa dương khí lên, cố định tử cung, Châm bổ Bá Hội (Đc.20) Đái Mạch (Đ.26) cứu Khí Hải (Nh.6) Trung Quản (Nh.12) Trung Cực (Nh.3) Trường Cường (Đc.1) (Châm Cứu Học Việt Nam) .

14- Nhóm 1: Bá Hội (Đc.20) Duy Đạo Đại Hoành (Ty.15) Khí Hải (Nh.6) Túc Tam Lý (Vi.36) .

Nhóm 2: Bá Hội (Đc.20) Hoành Cốt (Th.11) Quan Nguyên (Nh.4) Thái Khê (Th.3) Tử cung.

Mỗi ngày châm 1 nhóm, 7 lần là 1 liệu trình – ‘Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí’ số 137/1985.

Bài trướcChứng Tử Đờm – trị lao sinh dục bằng đông y
Bài tiếp theoTỏa hầu phong – họng đỏ đau chữa theo đông y

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.