Dấu hiệu viêm nhiễm bộ phận sinh dục nữ

Các bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như đời sống vợ chồng cũng như chức năng làm mẹ vì vậy bạn cận nhận ra sớm để phòng tránh. Sau đây là những gì bạn nữ nên biết về cơ thể mình.

Cấu tạo hệ sinh dục nữ

Hệ sinh dục nữ được chia làm 2 phần:

Đường sinh dục dưới: Bộ phận sinh dục ngoài (môi lớn, môi nhỏ, âm vật, âm hộ…), âm đạo, và lỗ ngoài cổ tử cung.

Đường sinh dục trên: Tử cung, vòi trứng, buồng trứng.

dấu hiệu viêm cổ tử cung

Dấu hiệu viêm cổ tử cung

Biểu hiện bệnh phụ khoa

Tuy nhiên, cơ quan sinh dục nữ rất gần cơ quan bài tiết phân và nước tiểu. Nếu không vệ sinh tốt gây viêm nhiễm khó chịu mà khí hư là biểu hiện đầu tiên của sự viêm nhiễm.

Vậy, khí hư là gì?

Sự tiết dịch trong âm đạo giữ cho âm đạo ẩm ướt, làm sạch và tạo môi trường để không bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh phụ nữ. Dịch tiết bình thường có màu trong suốt gần như không có mùi. Nhưng khi sự tiết dịch của bạn thay đổi rõ rệt về màu sắc, tính chất hoặc có mùi như: dịch đặc, hôi và nhiều, thường có màu trắng sữa, vàng hoặc xanh, có bọt hay không phụ thuộc tác nhân gây bệnh phụ nữ. Đây là dấu hiệu biểu hiện vùng kín của bạn đã bị viêm nhiễm mà nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng.

Khi sự tiết dịch âm đạo có biểu hiện khác thường (lúc này mới gọi là khí hư) bạn cần nhận biết một cách nghiêm túc dấu hiệu của nó và tìm phương pháp điều trị kịp thời để có một môi trường âm đạo khoẻ mạnh!

Khí hư (bạch đới, huyết trắng) là triệu chứng hay gặp nhất trong các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, có thể do viêm nhiễm thông thường, cũng có thể do thương tổn ung thư.

Cần phân biệt khí hư với dịch tiết âm đạo thông thường:

Dịch tiết âm đạo

Khí hư

– Màu trắng, trong

– Dai, có thể kéo dài thành sợi

– Không có mùi

– Xuất hiện vào ngày phóng noãn và trước khi có kinh

– Màu vàng đục hay xanh

– Không dai, không kéo được thành sợi

– Có mùi hôi

– Có trong suốt chu kì kinh nguyệt

Như vậy, trước khi chẩn đoán là ra khí hư, cần phải phân biệt với dịch tiết âm đạo thông thường mà bất cứ một người phụ nữ nào cũng có vào giữa kì kinh, nhiều hay ít tùy thuộc hoạt động của hoocmon estrogen buồng trứng.

Khí hư thường có 3 loại, nảy sinh từ các nguyên nhân khác nhau:

Khí hư trong: màu trắng, loãng, hơi dính, khác với chất nhầy sinh lý vì ra suốt chu kì kinh. Nguyên nhân: có thể do u xơ tử cung, polip buồng cổ tử cung.

Khí hư đặc: màu trắng và đặc như bột. Thường do nhiễm nấm Candida.

Khí hư xanh: màu xanh vàng, có bọt, mùi hôi. Do nhiễm kí sinh trùng roi (Trichomonas), đôi khi cả các vi khuẩn gây bệnh khác.

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Do đặc điểm của môi trường âm đạo ẩm ướt, thói quen mặc quần áo bó sát, vệ sinh kém, nạo hút thai và các thủ thuật phụ khoa không an toàn, quan hệ tình dục không an toàn …là những tác nhân khiến cho âm đạo rất dễ bị tổn thương và gây ra viêm nhiễm phụ khoa. Mặc dù bệnh không khó chữa trị hay gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài, lây lan tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung rất cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc lứa đôi.

Tùy vị trí viêm nhiễm phụ khoa, có thể phân ra thành các bệnh viêm phụ khoa sau:

Viêm âm đạo (viêm nhiễm ở âm hộ, âm đạo)

Viêm tử cung (viêm nhiễm ở cổ tử cung, tử cung, đặc biệt thường gặp nhất là viêm lộ tuyến cổ tử cung)

Viêm phần phụ (viêm nhiễm xảy ra ở vòi trứng, buồng trứng và dây chằng quanh tử cung vòi trứng)

Viêm đường tiết niệu (xảy ra ở đường tiết niệu)

Theo một nghiên cứu gần đây của PGS-TS Lê Thị Oanh (Bộ môn Vi sinh – Trường Đại học Y Hà Nội), tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản lên tới 42%-64%. Hàng năm có tới hàng chục nghìn lượt chị em phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong đó 80% có dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa.

Đây là một thực trạng báo động về nguy cơ sức khoẻ hàng ngày mà đặc biệt là sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Một số trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ khiến bệnh diễn biến mãn tính, để lại di chứng như: viêm dính vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung… với người đang mang thai có thể dẫn đến sẩy thai hoặc đẻ non.

“Làm thế nào để biết mình đã bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa?” và “Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, chị em phụ nữ cần phải làm gì?” là những thắc mắc thầm kín hàng ngày rất cần lời giải đáp.

1/ Dấu hiệu nhận biết khi bị mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa:

Ra khí hư nhiều, bất thường.

Ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ – âm đạo.

Cảm giác nóng rát khi tiểu hoặc đau khi giao hợp.

2/ Khi có dấu hiệu bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa cần theo những chỉ dẫn sau:

Đến ngay bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa phụ sản để khám và điều trị kịp thời.

Điều trị cho cả vợ, chồng hoặc bạn tình đầy đủ về thời gian và thuốc theo đơn của bác sĩ.

Giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch. Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ thích hợp, an toàn.

Tránh quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh.

Nên tắm bằng vòi sen và tránh ngâm mình lâu trong nước.

Tránh mặc quần chật, nên mặc đồ thoáng, nhẹ nhất là trong thời tiết nóng ẩm. Nên sử dụng đồ lót chất liệu cotton…

3/ Phòng bệnh:

“Phòng bệnh giúp giảm nguy cơ mắc và tái mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa là cách tốt nhất giúp tiết kiệm tiền bạc, bảo vệ sức khỏe và duy trì hạnh phúc lứa đôi”:

* Thực hành tình dục an toàn tránh mắc hoặc tái mắc phải bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục do các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Nên sử dụng bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục vì bao cao su vừa có tác dung tránh thai, vừa ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vệ sinh tốt cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.

* Các phụ nữ đang dùng kháng sinh, đang mang thai, dùng viên thuốc tránh thai kết hợp… là thời điểm thuận lợi cho các vi sinh vật có hại sống cộng sinh ở âm đạo dễ phát triển quá mức gây bệnh. Do vậy, các đối tượng trên phải tự giảm thiểu các nguy cơ: uống nhiều nước, không mặc đồ nilon, bó sát gây nóng, ẩm vùng kín (dùng chất liệu cotton là tốt nhất).

* Thực hiện vệ sinh cá nhân để giảm đi khả năng bị nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới nghĩa là:

Vệ sinh âm hộ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, lau khô bằng khăn sạch, nhớ phải lau từ trước ra sau (hậu môn là cuối cùng). Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.

Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm, từ 4 đến 6 giờ phải thay một lần.

Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật, để rửa vùng kín.

Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh… để vệ sinh vùng kín.

Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ điều trị.

* Lựa chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ ngày phải đảm bảo các yêu cầu: An toàn khi sử dụng hàng ngày; Làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi trùng gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tăng cường cơ chế bảo vệ tự nhiên; Khử mùi hôi vùng kín; Dưỡng da, tái tạo da, giúp da và niêm mạc vùng kín luôn tươi nhuận; Tạo cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ.

Dấu hiệu viêm nhiễm bộ phận sinh dục nữ đặc trưng bạn nên biết để phòng và điều trị các bệnh phụ khoa. Chúc bạn có sức khỏe tốt !

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.