Đọt nhãn lồng (lòng) trị mất ngủ

Cây nhãn lồng hay cây chùm bao là cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta, có tên khoa học là Passiflora foetida thuộc họ Lạc Tiên Passifloraceae, trẻ em vùng quê thường hái trái nhãn lồng chín vàng để ăn có vị chua ngọt, người lớn thì ngắt đọt non cây nhãn lồng ăn như rau dùng nấu canh hay luộc.

đọt nhãn lòng trị mất ngủ

Đọt nhãn lồng trị mất ngủ

Cây nhãn lồng thuộc dây mọc leo thân mềm, có nhiều lông mềm, lá mềm mọc so le hình tim có xẻ thùy, quả hình trứng dài 2-3 cm.

Trước đây dân ta không dùng cây nhãn lồng làm thuốc, từ năm 1940 có một dược sĩ Việt Nam từ Pháp về thấy cây này hơi giống Passifllora ở bên Pháp mà người Pháp dùng làm thuốc an thần nên cây nhãn lồng làm thuốc từ đó.

Rau đọt nhãn lồng an thần ngủ ngon

Dân gian thường lấy đọt nhãn lồng non luộc để ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Người lớn tuổi khó ngủ, thường bị đau nhức, phụ nữ hành kinh sớm, hoặc phụ nữ sau mãn kinh dễ cáu gắt có thể sử dụng, 500 g nhãn lồng (rễ, dây lá, trái non), 300 g hoa thiên lý, đem sao vàng, tán nhuyễn dạng bột cho thêm 50 g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nước sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Chữa viêm da có mủ, ghẻ lở, ngứa, loét ở chân… dùng lá nhãn lồng nấu nước tắm rửa và giã cành lá tươi để đắp lên.

Rau đọt nhãn lồng ngày nay được xem như vị rau rừng sạch, người dân miền Tây thường thu hái lá nhãn lồng phơi khô bán cho các nhà sản xuất thức ăn gia súc để phối trộn trong thức ăn giúp gia súc mau lớn.

Nếu có dịp mời các bạn thưởng thức món rau đọt nhãn lồng luộc chấm kho quẹt đậm đà hương vị quê hương.

Theo Dược sĩ Nguyễn Phước Thành

Loài dây leo nhãn lồng dân dã nhưng có công dụng trị mất ngủ, chống stress thật là hay!

Cần lưu ý, không nhầm lẫn nhãn lồng với long nhãn. Nhãn lồng có thân mềm, dạng cây leo, có lông mềm dài khoảng 1,5 mm, lá hình tim, mọc so le, có 3 thùy, hoa đơn độc 5 cánh màu trắng, già chuyển màu tím nhạt. Quả hình trứng, bọc bởi lớp vỏ lưới (áo ngoài), chín rất thơm, ăn được.

Nhãn lồng thuộc họ chùm gửi; có các tên dân gian khác như lạc tiên, hồng tiên (lạc tiên đỏ), chùm bao, dây lưới, mắm nêm, dây bầu đường, tây phiên liên… Gọi là chùm bao vì quả được bọc bởi một vỏ lưới. Nhãn lồng mọc tự nhiên ở ven rừng, đồi núi. Những loài khác cũng được dùng như vị thuốc nhãn lồng là chanh leo, lạc tiên tây (tím), lạc tiên trứng (vàng). Nhãn lồng dùng trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm. Nó còn được chiết xuất hoạt chất để làm thuốc giúp an thần, chống stress dành cho giới lao động trí óc luôn căng thẳng thần kinh

Dưới đây là hướng dẫn của lương y Quốc Trung về việc sử dụng nhãn lồng để trị bệnh:

Hái đọt non cả lá, dây và quả đem nấu canh với tôm, thịt, cá đồng ăn để giúp dễ ngủ, giúp ngăn chặn nồng độ cholesterol tăng bất thường, ăn ngon miệng, ổn định tâm sinh lý. Dân gian thường lấy đọt nhãn lồng non luộc để ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Hái nhãn lồng đem về phơi khô (cả rễ, dây, lá, quả), thái dài 3 cm, sao vàng tán nhuyễn thành dạng bột, pha thêm vào một chén nước cốt trà đen đậm, vo viên tròn cỡ ngón tay út. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5 viên, liên tục 60-90 ngày trị mất ngủ.

Còn để trị stress dai dẳng, mệt mỏi cơ thể thì lấy 300g nhãn lồng tươi (cả lá, dây, quả) đem phơi 2 nắng (hoặc sao vàng), 200g râu bắp vừa ngậm sữa, 100g rau má (sao vàng), đem nấu chung với 500 ml nước có pha 3g muối. Nấu còn lại 200 ml, uống 2 lần/ngày (trưa và tối). Dùng liên tục 7 ngày giúp an thần, chống stress.

Người lớn tuổi khó ngủ, thường bị đau nhức, phụ nữ hành kinh sớm, hoặc phụ nữ sau mãn kinh dễ cáu gắt có thể sử dụng: lấy 500g nhãn lồng (cả rễ, dây lá, quả non), 300g hoa thiên lý, đem sao vàng, tán nhuyễn dạng bột cho thêm 50g đậu xanh (để cả vỏ), rang chín, cũng tán nhuyễn. Mỗi ngày pha 3 muỗng canh vào 100 ml nước sôi để nguội, uống mỗi khi khát. Sau 10 ngày sẽ kết quả. Bệnh hạ huyết áp dùng đơn thuốc này cũng hiệu nghiệm.

Giúp an thần, trợ tim, ngủ êm, dịu thần kinh thì dùng hạt sen 12g, lá tre 10g, cỏ mực 15g, lá dâu 10g, nhãn lồng 20g, vông nem 12g, cam thảo 6g, táo nhân sao 10g. Đổ 600 ml nước, sắc (nấu) còn 200 ml nước, uống ngày 1 thang.

Chữa phù thũng, viêm da có mủ, ghẻ lở, ngứa, loét ở chân thì dùng lá nhãn lồng nấu nước tắm rửa và giã cành lá tươi để đắp lên

Bài trướcDưa bở chữa mất ngủ
Bài tiếp theoTác dụng của long nhãn

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.