HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU

Rối loạn lipid máu được coi là một nguy cơ quan trọng cho sự hình thành, phát triển của bệnh vữa xơ động mạch và bệnh vữa xơ động mạch đã gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng con người như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Bệnh động mạch vành và các bệnh lý xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây tử vong ở các nước phát triển. Tỷ lệ tử vong trong các bệnh lý ngày cũng đang tăng lên ở các nước đang phát triển. Số liệu mới nhất của tổ chức y thế giới về số người tử vong do bệnh động mạch vành của Việt Nam là 66.179 người mỗi năm và đến năm 2010 đã vào khoảng 100.000 người

Dựa trên những biểu hiện lâm sàng của hội chứng rối loạn lipid máu khi đã hình thành bệnh vữa xơ động mạch, các nhà nghiên cứu y học cổ truyền đã cho thấy có sự tương đồng giữa hội chứng rối loạn lipid máu và chứng đàm thấp, huyễn vựng, đầu thống, tâm quý trong y học cổ truyền. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đã minh chứng khi vận dụng các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị những chứng bệnh này cũng có tác dụng điều trị rối loạn lipid máu.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của Rối loạn lipid máu theo y học cổ truyền

Do ít vận động thể lực kéo dài làm khí huyết không lưu thông dẫn đến khí trệ, huyết ứ. Trong sách Tố vấn thiên “Tuyên minh ngũ khí luận” viết: “Cửu ngọa thương khí, cửu tọa thương nhục – Nằm nhiều hại khí, ngồi nhiều hại cơ nhục”. Thương khí dẫn đến khí hư, thương nhục dẫn đến tỳ hư. Tỳ khí hư suy mà dẫn đến đàm thấp.

Ẩm thực bất điều: ăn nhiều thức ăn béo ngọt, uông nhiều rượu làm việc trí óc quá sức… làm tổn thương tỳ vị, tỳ vị hư dẫn đến đàm thấp nội sinh.

Do thất tình (yếu tố tinh thần): Lo nghĩ hại tỳ, giận dữ hại can. Can vượng khắc tỳ thổ, làm tỳ thổi rối loạn hư yếu, dẫn đến sự vận hóa bị suy giảm, làm đàm thấp hình thành mà gây bệnh.

Do tiên thiên bất túc (yếu tố thể chất bẩm sinh): Khi tiên thiên bất túc, làm cho thận khí bất túc, thận hư không ôn ấm được tỳ dương, tỳ không vận hóa được tân sinh, sinh ra đàm thấp.

Phân loại các thể lâm sàng theo y học cổ truyền Rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu Thể tỳ hư đàm thấp

Triệu chứng lâm sàng: Người có cảm giác mệt mỏi, ăn kém, không muốn ăn, bụng đầy, người thường béo bệu, nặng nề. Đại tiện phân thường nát, rêu lưỡi trắng dày, nhờn, lưỡi bệu, có ngấn răng, mạch trầm hoạt.

Pháp điều trị: Kiện tỳ, hóa đàm, trừ thấp.

Bài thuốc cổ phương: Lục quân tử thang (Hòa tễ cục phương)

Đẳng sâm 12g Phục linh 12g

Bạch truật 12g Chích cam thảo 4g

Trần bì 8g Bán hạ chế 8g

Tất cả làm thang sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần

Người bệnh đầy bụng, khó tiêu, ăn kém… có thể gia thêm: Bắc mộc hương, Sa nhân gọi là bài Hương sa lục quân tử thang.

Người bệnh xét nghiệm có rối loạn lipid máu nặng có thể gia thêm: Sơn tra, Trạch tả, Ngưu tất, Hà thủ ô…

Rối loạn lipid máu Thể tỳ thận lưỡng hư

Triệu chứng lâm sàng: Người lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt nhợt, lưng gối đau mỏi, đai tiện phân thường nhão nát, đi tiểu ít, bụng thường có cảm giác chướng đầy, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm nhược, người có cảm giác nặng nề, thường thừa cân, béo phì. Đây là chứng bẹnh rối loạn lipid máu thường gặp ở người cao tuổi.

Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận

Bài thuốc cổ phương: Thực tỳ ẩm (Tế sinh phương)

Bạch truật 12g Bắc mộc hương 6g

Hậu phác 8g Mộc qua 8g

Binh lang 4g Phụ tử chế 4g

Thảo quả 8g Can khương 4g

Phục linh 16g Chích cam thảo 4g

Sinh khương 3 lát Đại táo 3 quả

Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần

Rối loạn lipid máu Thể can thận âm hư

Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thường váng đầu, chóng mặt, hay quên, thường mất ngủ, tai ù, miệng và họng thường khô, hay đau tức vùng mạng sườn, lưng gối đau mỏi, nữ giới kinh nguyệt thường ít, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch tế sác.

Pháp điều trị: Tư bổ can thận

Bài thuốc cổ phương: Kỷ cúc địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

Thục địa 16g Đan bì 8g

Sơn thù 12g Phục linh 8g

Trạc tả 12g Hoài sơn 12g

Kỷ tử 12g Cúc hoa 12g

Tất cả có thể sử dụng dưới dạng bào chế viên hoàn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g hay dùng dưới dạng thang sắc, mỗi ngày một thang chia 2 lần.

Dùng dưới dạng thang sắc có thể gia thêm các vị: Hà thủ ô, Ngưu tât, Sơn tra, Thương truật, Ý dĩ…

Chú ý:

Trong điều trị hội chứng rối loạn Lipid máu phải đặc biệt quan tâm tới điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt.

Chế độ ăn uống: Tránh hay giảm các thịt mỡ động vật, trứng, sữa toàn phần, phủ tạng động vật, các loại phomat, kem… Tăng cường ăn dầu thực vật, cá là thực phẩm có nhiều acid béo không bão hòa, hoa quả tươi, rau, các loại ngũ cốc, chế độ ăn phải duy trì lâu dài cho dù có dùng thuốc hay không dùng thuốc.

Ở bệnh nhân thừa cân béo phì phải giảm cân nặng

Chế độ sinh hoạt: làm việc điều độ, tránh các stress, nghỉ ngơi giải trí điều hòa, bỏ thuốc lá, tăng cường vận động, thể dục, đi bộ… điều trị phải bắt đầu bằng điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập.

Bài trướcLÃO KHOA TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN – BỆNH TUỔI GIÀ ĐÔNG Y
Bài tiếp theoĐiều trị béo phì bằng y học cổ truyền

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.