SINH LÝ BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

Thoái hoá khớp, thoái hoá đĩa đệm, thoái hoá dây chằng và thoái hoá đốt sống trong thoái hoá cột sông cô (THCSC) là những bệnh lý có liên quan chặt chẽ với nhau.

THOÁI HOÁ KHỚP

– Thương tổn khớp mỏm móc – đốt sống

  • Thương tổn nguyên phát vi thể do tác động quay cột sông cổ quá mức: hư biến tê bào sụn của mặt khớp, hư biến bao hoạt dịch và xương dẫn đên mất tính đàn hồi của khớp để chống lại sự va chạm.
  • Gai xương (osteophyte) phát triển nhanh sau vận động khớp quá tải. Nhưng nếu khớp nghỉ ngơi, bất động sẽ làm giảm và ngừng quá trình bệnh lý này.
THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM

  • DÂY CHẰNG DÀY LÊN
  • Dây chằng dọc sau có chiều dày 2mm. Nó dày lên và tham gia tạo nên gai xương.
  • Dây chằng vàng dày lên và kém đàn hồi (bình thường khi gấp cổ nó giãn và mỏng, khi ngửa đầu nó trở nên dày)
THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM
THOÁI HÓA ĐĨA ĐỆM

HẸP ỐNG SỐNG CỔ

Thoái hoá cột sống mức độ nặng sẽ gây hẹp ông sống cổ do:

 

HẸP ỐNG SỐNG CỔ
HẸP ỐNG SỐNG CỔ
  • Thoái hoá khớp gây hẹp ông xương. rối loạn chuyển hoá… sẽ thúc đẩy quá trình thoái hoá tiến triển nhanh và biến đổi về hình thái đa dạng hơn.

Quá trình thoái hoá cột sống cổ (cervical spondylosis) thường bắt đầu biến đổi từ thân đốt (loãng xương), biến dạng thân đốt (đốt sống cá). Khoang gian đốt (dĩa đệm) còn giữ được chiều cao của nó khá lâu, sau đó mối dần dần đóng vôi dây chằng đĩa đệm. Quá trình HXSCSC lại thường bắt đầu thoái hoá từ đĩa đệm, sau đó là thương tổn sụn đĩa đệm, hẹp khoang gian đốt, giai đoạn sau hình thành các mỏ xương, gai xương. Như vậy, về bệnh sinh thì quá trình HXSCSC cơ bản khác vối quá trình thoái hoá cột sống cổ nhưng ở giai đoạn sau thì đều có sự biến đổi về hình thái ở cột sống cổ như nhau.

Cho đến nay, về cơ chế bệnh sinh THCSC thì phần lớn các tác giả đều cho là do sự thoái hoá tổng hợp của hai quá trình: thoái hoá sinh học theo tuổi và thoái hoá bệnh lý mắc phải (do yếu tố vi chấn thương đặc biệt là chấn thương mạn tính như do tư thê lao động nghề nghiệp, do cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng, do rốì loạn chuyển hoá, dị dạng cột sông cổ, bệnh lý tự miễn…). Osna (1973) chia HXSCSC thành 4 giai đoạn với các biểu hiện lâm sàng tương ứng:

Giai đoạn 1: (giai đoạn biến đổi bên trong nhân nhầy): chưa có biếu hiện lâm sàng hoặc chỉ có triệu chứng co cứng cơ (cơ thang trước, cơ cổ dài, cơ chéo dưới…) do bị kích thích hoặc đau nửa đầu do kích thích đám rối giao cảm quanh động mạch đốt sống. Giai đoạn này khó chẩn đoán, chụp đĩa đệm cũng chỉ thấy vài chỗ nứt ở vòng sợi, chụp cột sống cô thấy mất đường cong sinh lý.

Giai đoạn 2: (giai đoạn không bền vững của cột sống cổ): phim X quang có hình ảnh hẹp khe gian đốt, hiện tượng giả trượt đốt sông (pseudospondylolisthesis) có thể gây đè ép vào thành sau của động mạch đốt sống bởi mỏm khớp trên của đốt sống cổ nằm ở dưới (nhất là khi ngửa cổ tối đa).

HẸP ỐNG SỐNG CỔ
HẸP ỐNG SỐNG CỔ

Giai đoạn 3: (vòng sợi bị phá vỡ gây lồi hoặc TVĐĐ): có thể đè ép vào rễ thần kinh cổ, mạch máu, tuỷ cổ.

Giai đoạn 4: có nhiều biến đổi về hình thái ở cột sống (gai xương, hẹp lỗ gian đốt sống…) triệu chứng lâm sàng đa dạng và thường xuyên hơn.

NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ

Đến nay còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ về nguyên nhân THCSC. Nhưng thường do những yếu tô’ sau

THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
  •  Yếu tô’ chấn thương (đặc biệt là chấn thương mạn tính).
  • Tư thế nghề nghiệp: do tư thế lao động nghề nghiệp với các động tác đơn điệu lặp đi lặp lại của đầu (thợ máy, đánh máy chữ, thợ tiện, lái xe, thợ lắp máy, nghệ sĩ đánh trống, nghệ sĩ piano, xiếc nhào lộn…) đòi hỏi sự chịu đựng và thích nghi của cột sống cổ.
  • Cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng (Komadenko và cs, 1991)
  • Rốì loạn nội tiết và chuyển hoá.
  • DỊ dạng cột sống cổ.
  • Di truyền.
  • Bệnh lý tự miễn dịch.

Trong các yếu tô’ trên, có những yếu tố chỉ là điều kiện thuận lợi cho bệnh xuất hiện. Bệnh lý tự miễn dịch là yêu tố hiện nay đang được nghiên cứu nhiều nhất (Antomov và Latysheua (1982), Nedjved (1987…), có thể đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh HXSCSC.

Theo: Gs Hồ Hữu Lương và cộng sự.

Bài trướcXÁC ĐỊNH TẦM HOẠT ĐỘNG CỦA CỘT SỐNG
Bài tiếp theoLONG ĐỞM THẢO

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.