HUYỆT THIÊN TỈNH 

天井穴
TE 10 Tiānjǐng xué (Tienn Tsỉng).

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

Xuất xứ của huyệt Thiên Tỉnh:

«Linh khu – Bản du».

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

Tên gọi của huyệt Thiên Tỉnh:

– “Thiên” có nghĩa là phần trên của cơ thể được so sánh với trồi trong tự nhiên giới, có nghĩa là ở trên cao.
– “Tỉnh” có nghĩa là giếng, ở đây ý nói là chỗ hỏm.
Huyệt nằm trên khớp khuỷu 1 thốn, trong chỗ hõm giữa hai gân, chỗ hỏm ấy trông giống như một cái hồ hay cái giếng ở trên đỉnh núi Tam-tiêu kiểm soát đường nước và giữ nước chảy được tự do, cho nên gọi là Thiên tỉnh.

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Thiên tỉnh, là thổ là đất. Thổ là vật chất của đất, đất ra nước là giếng. Tam-tiêu là đường nước đi ra và có nghĩa là “tỉnh” là giếng. Huyệt ở phía sau xương lổn mặt ngoài
khửyu tay. Chỗ trũng giữa hai gân ỏ “Thiên vị” (vị trí trên cao) lại ứng với tên sao Thiên tỉnh nên gọi là Thiên tỉnh”.

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

Huyệt thứ:

10 Thuộc Tam-tiêu kinh.

Đặc biệt của huyệt Thiên Tỉnh:

“Hợp huyệt”, thuộc “Thổ”.

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

Mô tả của huyệt Thiên Tỉnh:

1. Vị trí xưa:

Phía sau đầu xương, ở chỗ hỏm giữa 2 gân, trên khuỷu tay 1 thốn (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

2. Vị trí nay :

Co tay để dễ tìm chỗ hõm, chỗ hõm trên đầu mỏm khuỷu xương trụ, phía trên khớp khuỷu 1 thốn.

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thiên Tỉnh:

là gân cơ 3 đầu cánh tay, đầu dưới xương cánh tay – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C7.

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

Hiệu năng của huyệt Thiên Tỉnh: 

Hóa đàm thấp ở kinh lạc, sơ khí hóa ở Tam-tiêu.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thiên Tỉnh:

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

1. Tại chỗ:

Viêm tổ chức mềm quanh khớp khuỷu.

2. Theo kinh:

Thiên đầu thống, cứu để trị lao hạch cổ.

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

3. Toàn thân:

Viêm tuyến biên đào, mề day ngứa ngáy, tâm thần phân liệt.

Lâm sàng của huyệt Thiên Tỉnh:

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Thiếu hải, trị loa lịch, tràng nhạc (Tháng ngọc ca).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Khúc trì thấu tới Thiếu hải trị bệnh ở khớp khuỷu.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn, tại chồ có cảm giác căng tức.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

Tham khảo của huyệt Thiên Tỉnh:

1. «Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Sốt rét khi ăn thì lên cơn, đau tim, buồn bã không vui, dùng Thiên tỉnh làm chủ”.
2. «Giáp ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Hung tý đau tim, tê mất cảm giác thịt ở vai, dùng Thiên tỉnh làm chủ”.

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

3. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: ”Đại phong, không biết nơi đau, thích nằm hay sợ sệt, co giật, dùng Thiên tỉnh làm chủ”.
4. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Bệnh tâm thần, động kinh lưỡi thè dài chảy nước dãi nước bọt, ré lên như dê kêu, dùng Thiên tỉnh làm chủ”.
5. «Thiên kim» quyển thứ 30 ghi rằng: “Thiên tỉnh chủ về đau vai, yếu mất cảm giác, vai không co duỗi được, tê mất cảm giác ở thịt vai”.

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

6. «Đồng nhân» ghi rằng: “Thiên tỉnh trị đau tim ngực, ho khí nghịch lên, khạc nôn ra mủ không muốn ăn, sợ sệt hồi hộp co giật, phong tý đau ở khuỷu cánh tay, sồ vật không được, có thê cứu 3 lửa, châm vào 3 phân”.
7. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Tả tất cả các bệnh tràng nhạt, ung nhọt, ban chẩn”.
8. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng huyệt Thiên tỉnh là “Hợp huyệt” của kinh Thủ Thiếu-dương kinh.

HUYỆT THIÊN TỈNH 
HUYỆT THIÊN TỈNH

9. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt Thiên tỉnh, dùng để chữa cho những người bị đau khổ về tinh thần sau một tin buồn, một sự trái ý hay là một sự mất lòng thương tổn tới lòng tự ái hay danh dự hay để lại một vết thương khó hàn gắn. Chích bổ huyệt này trừ được những kết quả không tốt có thể xảy ra sau này. Bô thêm Phục lưu càng hay và xem nếu cần thêm luôn huyệt Thiên lịch (tả), Phế du (bổ). Nếu có chứng gân thịt suy yếu thì thêm Liệt khuyết (tả). Nếu có làm kinh uốn mình, co giật tay chân thì thêm Thái xung (tả), nếu điếc thêm Thương dương (tả), ăn uống kém, không thèm ăn thêm Túc Tam-lý (bổ).

Bài trướcHUYỆT THIÊN THÔNG
Bài tiếp theoGIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA Ở TRẺ EM

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.