PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH

Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết. Những con đường này chạy khắp châu thân, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cả bên trong (ở các tạng phủ) lẫn ngoài nông. Học thuyết Kinh lạc đã quy nạp được một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa tất cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất, thể hiện

đầy đủ các học thuyết âm dương, Tạng phủ, Ngũ hành; mối liên quan trong ngoài, trên dưới…

Học thuyết Kinh lạc đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh lý học y học cổ truyền, trong chẩn đoán cũng như trong điều trị. Sở dĩ như vậy là do hệ thống kinh lạc có chức năng rất cơ bản sau đây:

Hệ thống kinh lạc có chức năng liên lạc thông tin từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong: cơ thể con người được cấu tạo bởi nhiều thành phần: ngũ tạng, lục phủ, tứ mạc, ngũ quan, da lông, cơ nhục và khí huyết…Mỗi thành phần đều đảm nhiệm một chức năng riêng của mình và tham gia vào tổng thể chức năng sinh lý của cả cơ thể. Tình trạng “cơ thể thống nhất” này thực hiện được là nhờ vào hệ kinh lạThiên 33, Linh khu có đoạn: “ôi thập nhị kinh mạch, bên trong thuộc về tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết….” (hệ kinh lạc là hệ thống liên lạc giữa các tạng phủ bên trong và các phần cơ thể bên ngoài).

Trong trường hợp bệnh, đây cũng chính là đường mà tà khí mượn đường để xâm nhập. Chương 56, sách Tố vấn có đoạn: “Nếu khí huyết của hệ kinh lạc bị rối loạn, vai trò chống đỡ ngoại tà của cơ thể sẽ giảm sút và tác nhân gây bệnh sẽ theo hệ kinh lạc mà xâm nhập vào sâu các tạng phủ”.

Ngược lại bệnh ở tạng phủ có thể mượn hệ kinh lạc để thể hiện ra bên ngoài ở các chi, các khớp. Thiên 71, Linh khu có ghi: “Khi Tâm và Phế có tà khí thì nó sẽ lưu lại nơi hai cánh chỏ, khi can có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi hai bên nách; khi tỳ có tà khí, thì nó sẽ lưu lại nơi hai mấu chuyển lớn; khi Thận có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi hai khoeo chân….”

Hệ thống kinh lạc có vai trò nuôi dưỡng toàn thân: thiên 47, sách Linh khu có nêu: “….Huyết, Khí, Tinh, Thần của con người là nhằm phụng cho sự sống và chu hành trọn vẹn cho tính và mệnKinh mạch là nhằm vận hành cho huyết, khí; mở rộng cho âm dương; làm trơn nhuận cho gân cốt, làm thông lợi các khớp xương”.

Điều 33, sách Nạn kinh có ghi: “Như vậy, hệ kinh lạc giúp cho khí huyết, những thành phần cơ bản trong việc nuôi sống và duy trì đời sống, vận hành không ngừng nghỉ đi khắp châu thân, đảm bảo vai trò tư dưỡng”.

Với những chức năng trên, kiến thức về hệ kinh lạc có thể ví như kiến thức giải phẫu sinh lý (kiến thức cơ bản) của người thầy thuốVì thế mà sách Linh khu, thiên 11, đoạn 1 có viết: “ôi thập nhị kinh mạch là nơi mà con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đâu, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến….”.

Nhờ vào hệ kinh lạc, người thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể. Trong điều trị, hệ kinh lạc có vai trò dẫn truyền các tác dụng của thuốc (quy kinh) cũng như dẫn truyền những kích thích của châm cứu đến những tạng phủ bên trong.

Hệ kinh lạc có vai trò chức năng như trên, được xem như hệ thống giải phẫu sinh lý của Đông y. Do vậy, hệ thống kinh lạc đóng vai trò cơ bản, chủ yếu trong hệ thống lý luận Đông y và chỉ đạo trong mọi chuyên khoa của Đông y (thuốc, châm cứu, nội hay nhi khoa….).

VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH

Với những chức năng đã nêu trên, hệ thống kinh lạc được vận dụng vào việc chẩn đoán bệnh tật và cả điều trị. Nội dung trình bày trong bài này chỉ nêu lên việc vận dụng khái niệm đường kinh để chẩn đoán bệnh.

VẬN DỤNG HỆ KINH LẠC ĐỂ CHẨN ĐOÁN

Để vận dụng lộ trình đường kinh vào mục đích chẩn đoán, nhất thiết phải nắm vững 3 nội dung cơ bản sau:

Thuộc lòng lộ trình đường kinh đi.

Liệt kê đầy đủ và phân tích chính xác những chức năng của tạng phủ mà đường kinh có liên hệ đến.

Phân tích, xem xét tất cả những khái niệm, những nội dung nêu trên trong những mối quan hệ với nhau.

Học lộ trình đường kinh

Hệ thống kinh lạc là một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa tất cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất, thể hiện đầy đủ các học thuyết triết học Đông phương như âm dương, tạng phủ, ngũ hành; mối liên quan trong ngoài, trên dưới….

Giới khoa học ngày nay chưa công nhận sự hiện hữu của đường kinh châm cứu về mặt giải phẫu họCác nhà khoa học ngày nay chỉ công nhận sự hiện hữu của châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật. Trên cơ thể người sống, ở những vùng da mà các nhà châm cứu học đã mô tả có lộ trình đường kinh thì điện trở da (récistance cutanée) và trở kháng (incompédance) luôn thấp hơn vùng da xung quanh và tại những nơi có mô tả là huyệt thì điện trở da còn thấp hơn nữa.

Với quan niệm nêu trên, việc học thuộc lòng lộ trình đường kinh (kiến thức cơ sở, kiến thức giải phẫu sinh lý) là nêu được đầy đủ:

Tất cả những vùng cơ thể mà đường kinh bên ngoài có đi đến, trên đoạn

đường kinh ở chi (tay hoặc chân) cần mô tả chính xác theo mốc giải phẫu YHHĐ (y học hiện đại).

Tất cả những vùng, những tạng phủ mà lộ trình bên trong có đề cập đến. Kiến thức ở phần này không phải nhất thiết phải theo đúng thứ tự trước sau, mà chỉ cần đầy đủ, không được thiếu. Ví dụ việc mô tả lộ trình bên trong kinh Phế bắt đầu từ trung tiêu, vòng xuống đại trường, trở ngược lên xuyên cách mô, phân hai nhánh vào phế, nhập lại ở khí quản, chạy thẳng lên họng, vòng trở xuống ra trước vai xuất hiện ngoài da… cũng tương đương với việc mô tả như sau: lộ trình bên trong kinh Phế bắt đầu từ trung tiêu, đến Phế, Đại trường, khí quản, họng rồi đến trước vai và bắt đầu lộ trình bên ngoài.

Liệt kê đầy đủ và phân tích chính xác những chức năng của tạng, phủ mà đường kinh có quan hệ

Trong việc vận dụng khái niệm đường kinh, việc liệt kê đầy đủ những chức năng sinh lý của tạng phủ mà đường kinh có liện hệ đến thì rất quan trọng, nhất là khi vận dụng những đường kinh âm (khi vận dụng những đường kinh dương, chủ yếu là vận dụng lộ trình bên ngoài của đường kinh ấy, vận dụng những vùng cơ thể mà đường kinh ấy được mô tả có đi đến).

Phân tích và vận dụng đúng ý nghĩa của những chức năng sinh lý được đề cập là nội dung quan yếu vì ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng tiếp sau đó. Việc phân tích chức năng này đôi khi rất tế nhị vì ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ cổ.

Phân tích, xem xét tất cả những khái niệm, những nội dung nêu trên trong những mối liên hệ với nhau

Phương pháp sử dụng trong Đông y học là phương pháp biện chứng (do đó mà có tên “biện chứng luận trị ”), nghĩa là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với những sự vật hiện tượng kháViệc phân tích những triệu chứng bệnh lý khi đường kinh hoặc tạng phủ tương ứng có bệnh cũng phải được thực hiện trong tất cả mối quan hệ của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi vận dụng lộ trình đường kinh, chỉ những nội dung có liên quan đến đường kinh mới được xem xét như dương minh kinh (táo, kim), thái dương kinh (hàn, thủy),….kinh khí ít, huyết nhiều; kinh đa khí, đa huyết…, vùng cơ thể mà đường kinh đi qua.

NHỮNG VÍ DỤ CỤ THỂ

Hai ví dụ đề cập dưới đây (một đường kinh âm, một đường kinh dương) giúp minh họa phương pháp vận dụng lộ trình đường kinh châm cứu để chẩn đoán bệnh Đông y.

Những triệu chứng xuất hiện trong trường hợp hệ thống tương ứng bị rối loạn là kết quả của những liên hệ của tất cả những nội dung có liên quan đến hệ thống ấy, bao gồm những vùng cơ thể có liên quan, những chức năng sinh lý và những khái niệm Đông y tương ứng.

Ví dụ 1:

Thủ dương minh

Đại trường

Ví dụ 2:

Túc thái âm Tỳ

PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG HỆ KINH LẠC TRONG CHẨN ĐOÁN

Trên cơ sở thuộc lộ trình đường kinh đi, liệt kê đầy đủ những chức năng tạng phủ và vùng cơ thể mà đường kinh có liên hệ

Phân tích chính xác những chức năng của tạng phủ mà đường kinh có liên hệ đến.

Phân tích, xem xét tất cả những khái niệm, những nội dung nêu trên trong những mối quan hệ với nhau (phương pháp biện chứng)

PHƯƠNG PHÁP KHÁM ĐƯỜNG KINH

Hệ thống kinh lạc khi vận dụng vào chẩn đoán như trên đã giúp người thầy thuốc giải thích được cơ sở lý luận của những triệu chứng bệnh lý; đồng thời, đường kinh cũng còn tham gia vào quá trình chẩn đoán bệnh tật bằng những điểm phản ứng trên đường kinh bệnh khi phát hiện bằng phương pháp khám thích hợp.

Đã có ba phương pháp khám đường kinh từ trước đến nay được đề cập:

Phương pháp khám đường kinh bằng cách ấn đè dọc (khám bằng tay) theo lộ trình đường kinh để tìm điểm đau (điểm phản ứng). Phương pháp khám đường kinh bằng tay là phương pháp cổ điển nhất và cũng là phương pháp thường được sử dụng nhất.

Việc khám đường kinh có thể được tiến hành nhất loạt trên tất cả các đường kinh.

Chọn những đường kinh cần khám: tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, thường người thầy thuốc xác định những đường kinh cần khám. Việc xác định này được định hướng bởi những triệu chứng khai thác được trên bệnh nhân và qua việc vận dụng học thuyết kinh lạc như trên đã nêu.

Những vùng cần khám trên những đường kinh được chọn:

Đoạn từ khuỷu đến ngón (từ cùi chỏ đến ngón tay và từ đầu gối đến chân). Đặc biệt cần chú ý khám các huyệt khích trong trường hợp đau nhức cấp.

Những huyệt du, mộ ở thân (còn được gọi là huyệt chẩn đoán).

Những điểm cần chú ý khi khám đường kinh bằng tay:

Lực ấn đè phải: đồng nhất trên một vùng cơ thể. Dù vậy, phải thay đổi lực ấn đè cho phù hợp với từng vùng cơ thể, phù hợp từng người bệnh (ở vùng cơ dày, người mập: lực mạnh; vùng cơ mỏng, người gầy: lực yếu).

Trong quá trình khám luôn luôn so sánh với bên đối diện hoặc so sánh với nơi không đau.

Phương pháp đo điện trở da ở nguyên huyệt: đây là phương pháp được đề cập nhiều bởi những nhà nghiên cứu Nhật Bản (Trung Cốc Nghĩa Hùng). Có thể tóm tắt nguyên lý của phương pháp này như sau:

Đo lượng thông điện qua huyệt nguyên của đường kinh bị bệnh: nếu bệnh thuộc thực chứng thì lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh đó tăng lên. Nếu bệnh thuộc hư chứng thì lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh đó giảm xuống.

Đo lượng thông điện qua huyệt nguyên trước và sau khi điều trị bằng châm cứu nhận thấy: người bệnh khỏi, lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh bị bệnh lại trở về giá trị bình thường.

Phương pháp hơ nóng những tĩnh huyệt: đây là phương pháp khảo sát đường kinh của nhóm nghiên cứu Nhật Bản (Akabane), còn được gọi là phương pháp “đo độ cảm giác về nhiệt”. Qua quá trình nghiên cứu, ông ghi nhận:

Khi một đường kinh bị bệnh thì cảm giác về nóng ở huyệt của đường kinh đó sẽ thay đổi, cảm giác bên bệnh khác bên lành, sự chênh lệch này thể hiện rất rõ ở huyệt tỉnh.

Có thể sử dụng phương pháp này, so sánh sự chênh lệch giữa hai bên phải trái để tìm ra đường kinh có bệnh.

Tác giả Đổng Thừa Thống (Trung Quốc) sử dụng phương pháp “đo thời gian cảm ứng với nhiệt độ” để so sánh sự chênh lệch giữa hai bên phải trái và cũng có ghi nhận kết quả tương tự.

PHƯƠNG KHÁM ĐƯỜNG KINH PHÁP

Tạng phủ bên trong khi rối loạn chức năng có thể biểu hiện ra ngoài đường kinh tương ứng bằng điểm nhạy cảm (kinh điển), hoặc thay đổi điện trở da/nguyên huyệt, hoặc cảm giác khó chịu khi hơ nóng tĩnh huyệt kinh bệnh (những tác giả Nhật Bản).

Có 3 phương pháp chẩn đoán bằng đường kinh:

Khám đường kinh bằng tay.

Đo điện trở da tại nguyên huyệt.

Hơ nóng các tĩnh huyệt.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.