Dính thắng lưỡi là gì?

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ do dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Trẻ bị dính thắng lưỡi có thể do thắng lưỡi ngắn cũng có giả thuyết cho rằng do di truyền. Dị tật này gặp khoảng 4%-5% ở trẻ sơ sinh.

Ngay sau khi sinh, khi khám sức khỏe tổng quát định kỳ, trẻ có thể được phát hiện bị dính thắng lưỡi qua khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh có liên quan với tật dính thắng lưỡi. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ được phát hiện bị dính thắng lưỡi trễ hơn sau vài tháng khi thấy trẻ bú hoặc phát âm khó, lên cân chậm.

Dính thắng lưỡi có thể gặp dạng dính thắng lưỡi nhiều còn gọi là dính thắng lưỡi hoàn, toàn hoặc dạng dính thắng lưỡi nhẹ còn gọi là dính thắng lưỡi một phần do thắng lưỡi ngắn.

Làm sao phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi?

Bà mẹ và trẻ bị dính thắng lưỡi thường đến gặp Bác sĩ than phiền núm vú bị đau, trẻ chậm lên cân, bú rất lâu. Dính thắng lưỡi là nguyên nhân làm cho đứa trẻ gặp khó khăn trong phát âm và ăn uống.

Tùy thuộc lứa tuổi và mức độ dính thắng lưỡi nhiều hay ít, biếu hiện lâm sàng dính thắng lưỡi như sau:

ThắĩỊg lưỡi ngắn, cử động lưỡi bị hạn chế.

Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được.

Đầu lưỡi không thể đụng nóc khẩu cái.

Điển hình của dính thắng lưỡi thường gặp là khi trẻ khóc, đầu lưỡi trẻ hình trái tim do cử động ra phía trước và ra sau của lưỡi bị giới hạn.

Đầu lưỡi khi thè lưỡi thay vì thấy nhọn thì có vẻ phẳng hay vuông.

Các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc làm giữa hai răng cửa hàm dưới bị hở.

Trẻ bú khó và phát âm cũng khó khăn.

Phân loại mức độ dính thắng lưỡi

Phân loại mức độ dính thắng lưỡi dựa theo chiều dài thắng lưỡi được đo từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi:

Mức độ 1: dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm

Mức độ 2: dính thắng lưỡi trung bình từ 8-11 mm Mức độ 3: dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm

Độ 3: từ 3-7 mm

Dấu hiệu lâm sàng dính thắng lưỡi

Tùy thuộc lứa tuổi và mức độ dính thắng lưỡi nhiều hay ít, biểu hiện lâm sàng dính thắng lưỡi như sau:

Thắng lưỡi ngắn, cử động lưỡi sang hai bên bị hạn chế.

Đầu lưỡi không thè ra khỏi bên ngoài môi được.

Đầu lưỡi không thể đụng lên phía trên nóc khẩu cái.

Điển hình của dính thắng lưỡi thường gặp là khi trẻ khóc, đầu lưỡi trẻ hình trái tim do cử động ra phía trước và ra sau của lưỡi bị giới hạn.

– Đầu lưỡi khi thè lưỡi thay vì thấy nhọn thì có vẻ phẳng hay vuông.

Các răng cửa hàm dưới có thế bị nghiêng hoặc làm giữa 2 răng cửa hàm dưới bị hở.

Trẻ bú khó và phát âm cũng khó khăn.

Hình ảnh trẻ bị dính thắng lưỡi

hình ảnh trẻ bị dính thắng lưỡi
hình ảnh trẻ bị dính thắng lưỡi

Khi nào cần cắt thắng lưỡi cho trẻ?

Khi phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi ngay sau khi sinh cha mẹ nên đưa trẻ đến Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt các bệnh viện Nhi để được đánh giá chính xác ưẻ mức độ bị dính thắng lưỡi nhiều hay ít và có cần phải cắt hay không vì có những trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi ít với dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phải can thiệp phẫu thuật. Do đó có nhũng trẻ’bị dính thắng lưỡi ngay sau khi sinh chỉ cần theo dõi và chỉ can thiệp khi nào trẻ bú khó.

Chỉ định cắt thắng lưỡi tùy thuộc mức độ dính thắng lưỡi nhiều haỵ ít và có ảnh hưởng đến việc bú, phát âm của trẻ. Trước đây dính thắng lưỡi thường được chỉ định cắt sớm ngay sau khi được chẩn đoán. Ngày nay thì có khuynh hướng chờ một thòi gian sau, vì ngoài nguy cơ tác dụng phụ của gây tê, chảy máu và nhiễm trùng sau mổ, thì việc cắt sớm dính thắng lưỡi có thể làm tổn thương cơ lưỡi.

Thường chỉ cắt sớm dính thắng lưỡi khi thắng lưỡi bị dính nhiều ảnh hưởng đến việc bú của trẻ. Nhũng trường họp dính thắng lưỡi gây phát âm khó thì trẻ nên được Bác sĩ Răng Hàm Mặt cùng chuyên viên

phát âm đánh giá trước mổ vì ngoài nguyên nhân dính thắng lưỡi còn có những nguyên nhân khác làm trẻ phát âm không rõ.

Kỹ thuật cắt thắng lưỡi tùy thuộc lứa tuổi của trẻ

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, đầu trẻ được giữ chặt có thể chỉ bôi hoặc tiêm thuốc tê và dùng dao điện cắt thắng lưỡi. Trẻ có thể được bú ngay sau khi cắt thắng lưỡi.

Đối với trẻ lớn hcm, trẻ có thể cắt thắng lưỡi dưới gây tê hay gây mể dùng máy cắt đốt hay dao mổ để cắt thắng lưỡi sau đó khâu lại đợi vài tuần sau vết thương mới lành.

Những câu hỏi thường gặp về bệnh dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ

Hỏi: Bé nhà mình mới sinh ra cũng bị dính thắng lưỡi, Bác sĩ Bệnh viện Phụ sản phát hiện sớm nên nói là cho bé đi cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt, mình muốn cho bé đi cắt vì Bác sĩ nói đây chỉ là một thủ thuật đon giản, xin hỏi Bác sĩ cắt vào thời điểm nào thì tốt nhất?

Trả lời:

Khi phát hiện bé bị dính thắng lưỡi ngay sau khi sinh, cha mẹ nên đưa bé đến Bác sĩ chuyên khoa Răng-hàm-mặt các bệnh viện Nhi để được đánh giá chính xác mức độ bị dính thắng lưỡi của bé nhiều hay ít, thắng lưỡi bị dính dầy hay mỏng vì có những trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi ít với dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phải can thiệp phẫu thuật sớm.

Do đó có những trẻ bị dính thắng lưỡi ngay sau khi sinh chỉ cần theo dõi và chỉ can thiệp phẫu thuật khi nào có ảnh hưởng đến việc bú của bé như bé bú khó, bú rất lâu, bé tăng cân chậm.

Thời điểm cắt thắng lưỡi thường khi bé được khoảng 3-4 tháng tuổi là cắt phù hợp và an toàn nhất, để lâu quá chỗ dính thắng lưỡi có mạch máu phát triển, khi đó cắt bé sẽ bị đau và có nguy cơ chảy máu.

Hỏi: Ở độ tuổi bé con tôi mới 6 tháng tuổi thì có cần thiết phải cắt thắng lưỡi không ? Tôi không biết em bé cắt thì có an toàn không ?

Trả lời:

Như bạn nói con bạn mới 6 tháng tuổi, tôi muốn được biết sao bạn chẩn đoán được bé bị dính thắng lưỡi. Nếu cháu gặp khó khăn trong ăn uống như bú khó, bú chậm bạn nên đến tư vấn ngay Bác sĩ chuyên khoa Răng-hàm-mặt các bệnh viện Nhi để bác sĩ chẩn đoán mức độ dính thắng lưỡi và quyết định có nên cắt thắng lưỡi hay không? Theo tôi, nếu cháu bú bình thường thì thời điểm cắt thắng lưỡi cho bé nên chờ một thời gian nữa xem cháu có bị ảnh hường đến vấn đề phát âm hay không. Thủ thuật cắt thắng lưỡi rất đơn giản, thực hiện thật nhanh chóng và an toàn không có gì nguy hiểm.

Hỏi: Con tôi hiện nay được 5 tháng, cháu bị dính thắng lưỡi, có người nói với tôi nên cho cháu cắt sớm, nhưng cũng có người khuyên không nên cắt sớm. Tôi không biết phải như thế nào, xin Bác sĩ tư vấn giúp cho. Cháu được bao nhiêu tháng thì có thể cắt được và bệnh viện nào ở Tp.HCM có làm chuyên môn đó ? Xin cám om bác sĩ. Rất mong được sự trả lời của bác sĩ.

Trả lời:

Bạn nên đến tư vấn khám Bác sĩ chuyên khoa Răng-hàm-mặt các bệnh viện Nhi để bác sĩ chẩn đoán mức độ dính thắng lưỡi của con bạn và Bác sĩ sẽ tư vấn con bạn có cần cắt thắng lưỡi hay không? Bạn có thể cho bé đi cắt thắng lưỡi khi bé được 3-4 tháng tuổi tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh Viện Nhi đồng 1, cháu chỉ bị chảy máu chút xíu mấy phút sau là cầm thôi, các bác sĩ ở đây có kinh nghiệm và làm rất nhanh, bạn yên tâm đi không có vấn đề gì đâu.

Hỏi:Con gái tôi 18 tháng tuổi bé nói rõ được một số từ như: bà, ông, bố, mẹ. Nhưng bé không phát âm được một so từ như F, L, s, R. Liệu như thế con tôi có cần phải đi cắt thắng lưỡi không ? Ớ độ tuổi bé con tôi thì cho đi cắt đã muộnchưa?

Trả lời:

Cháu 18 tháng tuổi còn trong độ tuổi đang phát triển. Đối với trẻ 18 tháng tuổi được coi là phát triển bình thường về mặt ngôn ngữ khi nói được một số từ như: bà, ông, bố, mẹ; ở lứa tuổi này một số trẻ vẫn còn phát âm một số từ chưa chuẩn. Bạn nhìn xem thắng lưỡi cháu có ngắn không và bạn nên cho cháu cử động lưỡi sang hai bên xem có bị hạn chế không? Đầu lưỡi cháu có thè ra khỏi bên ngoài môi được không và đầu lưỡi cháu có thể đụng lên phía trên nóc khẩu cái? Nếu các cử động trên của lưỡi cháu bị giới hạn thì bạn nên đến tư vấn khám Bác sĩ chuyên khoa Răng-hàm-mặt các bệnh viện Nhi để bác sĩ quyết định có cắt thắng lưỡi hay không?

Khi bé được khoảng 3-4 tháng tuổi là có thể cắt thắng lưỡi được rồi.

Bài trướcViêm loét miệng ở trẻ em
Bài tiếp theoChăm sóc trẻ khi bị sốt và cách hạ sốt cho trẻ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.