Aii trong chúng ta cũng hơn một lần bị sốt. Tìm hiếu nguyên nhân, người ta thây răng sôt có thể do thời tiết, nhiễm vi khuẩn, virus, vi nấm, dị ứng, và một sổ thuốc khi dùng cũng có thế gẫy sốt. Nên biết rằng sốt là một hiện tượng có lợi vì khi sốt thì nhiệt độ cơ thể tăng, sức đề kháng của cơ thể cũng tăng giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Vì sốt chi là một triệu chứng của bệnh nào đó nên khi biết được nguyên nhân gây bệnh, sốt giúp ta theo dõi hiệu quả của việc điều trị. Nhưng đối với trẻ em, có nên dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ không? Những thuốc nào thường dùng để hạ sốt cho trẻ ?
Nên dùng thuốc để hạ sốt cho trẻ trong những trường hợp sau
– Khi nhiệt độ trẻ từ 38,5°c trở lên.
Dọa co giật ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi hay trẻ có tiền căn động kinh, có anh (em) trước đây đã bị sốt cao co giật.
Sốt khiến trẻ khó chịu, bỏ bú, bỏ ăn.
Thuốc dùng hạ sốt cho trẻ
Sốt có thể là triệu chứng cùa các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não màng não, do đó cha mẹ nên đưa các cháu đến cơ sở y tế để được khám bệnh, hướng dẫn chăm sóc cho đúng.
Paracetamol: thường là thuốc được lựa chọn hàng đầu đối với sốt ở trẻ. Thuốc còn có tác dụng giảm đau. Paracetamol tương đối an toàn, không có nguy cơ gây chảy máu gia tăng và tác dụng không mong muốn về dạ dày-ruột. Liều thường dùng 10 – 15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt cao. Paracetamol nên có trong tủ thuốc của mỗi gia đình.
Tuy nhiên paracetamol có thể gây hại cho gan của trẻ khi:
Dùng quá liều, trên 150 mg/kg/ngày.
Các liều thấp hơn nhưng được nhắc lại quá nhiều trong thời gian ngắn.
Đang điều trị bằng các thuốc ảnh hưởng tới chuyển hóa của gan, như điều trị bằng phenytoin, Carbamazepin (điều trị động kinh), rifampicin, isoniazid (điều trị lao).
Paracetamol thường dùng đường uống. Đối với trẻ không uống được, có thể dùng dạng tọa dược đặt trực tràng. Khi trẻ đang bị viêm hậu môn, có chảy máu hậu môn, hay tiêu chảy thì không nên dùng tọa dược.
Trên thị trường có thể tìm thấy paracetamol riêng lẻ hay kết họp với những họat chât khác như: chlorpheniramin, pseudoephedrin (dùng khi có kèm sổ mũi, nghẹt mũi), cafein, codein, dextropropoxyphen (tăng tác dụng giảm đau), dextromethorphan (giảm ho), ibuprofen (tăng tác dụng hạ sốt, giảm đau).
Nhiêu dạng bào chê như: viên, gói thuôc bột, si-rô, tọa dược. Với nhiều hàm lượng: 80 mg, 100 mg, 120 mg, 150 mg, 325 mg, 500 mg, 650 mg, 150 mg/5 ml, 80 mg/0,8 ml, 160 mg/5 ml, 250 mg/5 ml. Tùy trường họp, tùy lứa tuổi mà dùng thuốc phù họp nhàm bảo đảm an toàn, hợp lý và đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sot. Ibuprofen cũng có những tác dụng không mong muốn chung giống như các thuốc kháng viêm không steroid khác nhưng ít có tác dụng không mong muốn đối với dạ dày – ruột hcm, đó là một thuận lợi. Ibuprofen cũng ảnh hưởng tới sự ức chê kết tập tiếu câu, nhưng tác dụng này có thế hồi phục được. Tác dụng hạ sốt mạnh hem paracetamol. Tuy nhiên không dùng ibuprofen trong những trường hợp sau:
Loét dạ dày- tá tràng.
Dị ứng với ibuprofen hay aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng). Trẻ bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.
Nên uống thuốc lúc ăn hay uống với sữa. Sử dụng ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ.
Khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần lưu ý
Khoảng thân nhiệt bình thường của trẻ từ 36,5°c – 37,5°c. Trẻ được xác định là sốt khi nhiệt độ trên 37,5°c, sốt cao khi nhiệt độ trên 38,5°c.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện:
Khi trẻ sốt trên 38,5°c kèm theo một trong các điều kiện sau: trẻ dưcri 2 tháng tuổi, bỏ bú, bỏ ăn, nôn ói, thở mệt, li bì, co giật.
Trẻ sốt cao liên tục (39 – 41°C), khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì bớt sốt nhưng sau đó vài giờ thì sốt cao lại.
Sốt cao kéo dài hơn 2 ngày.
Đối với trẻ lớn hon, ít có nguy cơ bị biến chúng của sốt (co giật), có thể dùng thuốc điều trị mỗi khi có cơn sốt, không nhất thiết phải uống thường xuyên.
Các thuốc hạ sốt không được dùng tùy tiện. Tránh uống các loại thuốc khác nhau nhung có cùng hoạt chất, gây ngộ độc do quá liều. Không cần thiết phải phối hợp nhiều thuốc hạ sốt cùng lúc, trừ một số trường hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Lau mát hạ sốt cho bé tại nhà
Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng mỗi khi bé bị sốt và bối rối không biết phải làm sao. Có bà vội vàng mặc thêm cho bé cái áo, bên ngoài lại quấn thêm một cái khăn lông dày làm trẻ càng nóng hon. Có bà thấy trẻ bị sốt cao co giật thì luýnh quýnh, nghe mọi người xung quanh mách bảo vội vàng nặn chanh vào mắt và miệng bé làm bé bị dộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc bị nghẹt thờ. Một bà mẹ khác thì dùng nước bỏ đá cục vào để lau mát hạ sốt cho bé.
Với mức sốt vừa 38-38,5°c thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng với mức sốt cao từ 39-40°C trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu oxy não. Nhiều trẻ có hệ thần kinh rất nhạy cảm, chỉ cân sôt trên 38°c là đã bị làm kinh. Trẻ bị sôt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi bé bị sốt trên 39°c thường xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39°c. Do vậy các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho bé bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.
-
Lau mát hạ sốt cho bé khi
Bé bị sốt cao trên 40°c.
Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật.
- CHUẨN BỊ DỤNG cụ
5 khăn nhỏ để lau mát.
Thau nước ấm.
Nhiệt kế.
-
Thực hiện
Đặt bé nằm ngửa trên giường.
Cởi bỏ quần áo trẻ.
Lấy nhiệt độ bé.
Rửa tay.
Chuẩn bị nước lau mát:
+ Cho ít nước lạnh vào trong thau.
+ Cho nước nóng vào, bằng 1/2 lượng nước lạnh.
+ Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé.
Lau mát
+ Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hoi ráo.
+ Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người.
+ Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.
+ Thay khăn mỗi 2-3 phút.
+ Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm.
+ Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38°5C.
+ Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
-
Những điều không nên làm
Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.
Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ.
Không nên dùng nước đá lạnh để lau mát hạ sốt cho trẻ.
– Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn