Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm

Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm là thủ thuật chủ động bấm ối sớm để thử thách xem thai nhi có thể lọt được hay không.

1. Chỉ định

Nghi có bất tương xứng thai nhi và khung chậu.

– Khung chậu bình thường, thai nhi to.

– Khung chậu giới hạn, thai nhi bình thường.

2. Chống chỉ định

Khung chậu hẹp hoàn toàn, khung chậu hình phễu.

Thai suy.

Không phải là ngôi chỏm.

Sa dây rau.

3. Điều kiện

Làm ở nơi có thể phẫu thuật được.

Thai sống.

Khi cổ tử cung mở 3 – 4cm.

Có người theo dõi.

4. Chuẩn bị

Phương tiện:

Kim dài 15cm hay 1 cành của kẹp có mấu.

Thuốc tăng co và giảm co tử cung.

5. Kỹ thuật

Sản phụ nằm theo tư thế sản khoa.

Khám kỹ sản phụ để xem có đủ điều kiện chưa.

Dùng kim bấm ối, bấm ngoài cơn co.

Để tay trong âm đạo cho nước ối chảy từ từ, hướng đầu thai nhi vào eo trên và quan sát mầu sắc nước ối.

Xé rộng màng ối để cho ngôi tỳ vào cổ tử cung.

Kiểm tra lại xem có sa dây rốn hay không.

Nghe lại nhịp tim thai.

Ghi vào biểu đồ chuyển dạ.

Trong thời gian làm nghiệm pháp nên cho kháng sinh dự phòng.

6. Theo dõi

Theo biểu đồ chuyển dạ.

7. Đánh giá nghiệm pháp và xử trí

Nếu cơn co thưa có thể chỉ định dùng thuốc tăng co, nếu cơn co mau thì ùng thuốc giảm co.

Sau mỗi giờ đánh giá kết quả nghiệm pháp một lần: cơn co, độ mở cổ tử cung, chỉ số Bishop.

Thời gian làm nghiệm pháp không nên kéo dài, tối đa là 6 giờ nếu không tiến triển tốt thì có chỉ định can thiệp. Vì kéo dài có nguy cơ nhiễm khuẩn, suy thai hay doạ vỡ tử cung.

Nếu có bất thường về tim thai, cơn co, độ mở cổ tử cung hay ngôi không lọt thì chỉ định mổ lấy thai.

Nếu nghiệm pháp thành công, thai lọt được thì cho đẻ đường dưới.

Bài trướcTiền sản giật – sản giật
Bài tiếp theoChỉ số Apgar trong sản phụ khoa – Chỉ số Apgar là gì

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.