Xoay thai, kéo thai

I. ĐẠI CƯƠNG

Xoay thai là thủ thuật dùng tay để chuyển thai nhi từ một ngôi không thuận thành một ngôi thuận hơn: chuyển một ngôi ngang thành ngôi ngược hay ngôi đầu. Sau khi xoay có thể đẻ bình thường hoặc dùng hai tay kéo thai ra ngoài

Nếu xoay thai bằng hai bàn tay đặt lên thành bụng để di chuyển thai nhi thì gọi là xoay thai ngoài, thườngùng để xoay thành ngôi đầu.

Nếu cho một tay vào buồng tử cung để nắm lấy chân thai nhi và xoay với sự hỗ trợ của tay kia đặt trên thành bụng thì gọi là xoay thai trong, bao giờ cũng xoay thành ngôi mông.

II. CHỈ ĐỊNH

1. Xoay thai ngoài

Ngôi ngang ở người đẻ con rạ xoay thành ngôi ngược hay ngôi chỏm

2. Xoay thai trong

Ngôi ngang ở người đẻ con rạ xoay thành ngôi mông.

Ngôi ngang ở thai thứ hai trong sinh đôi thì xoay thành ngôi mông.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Khung chậu hẹp

Có vết mổ cổ tử cung

Có dị dạng tử cung.

Dọa vỡ tử cung.

Cổ tử cung chưa mở hết.

Ngôi vai buông trôi.

Ối đã vỡ, hết nước ối.

IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ chuyên khoa: y sĩ hay bác sĩ chuyên khoa Phụ sản.

2. Các phương tiện.

Thuốc giảm co: papaverin 0,04g. Dolosal 0,10g.

Thuốc sát khuẩn.

Thuốc giãn cơ.

Thuốc gây mê tĩnh mạch.

Oxy.

3. Sản phụ: được giải thích hiểu rõ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH thủ thuật và nằm thoải mái trên bàn.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

1. Xoay thai ngoài

Thông đái, thôt phân trước khi xoay.

Tiêm thuốc giảm co 15 phút trước khi xoay.

Thai phụ nằm yên trên giường đầu thấp, mông kê cao.

Nghe tim thai.

đặt hai tay lên bụng sản phụ, một bàn tay lên đầu thai (vùng chẩm), một bàn tay đặt lên mông, hai tay phối hợp đẩy nhẹ nhàng để thai nhi xoay theo chiều cong của cột sống, hướng cho đầu xuống tới eo trên.

Ngừng xoay thai khi có cơn co tử cung hay sản phụ kêu đau.

Xoay xong lại nghe tim thai.

Cố định thai bằng hai gốiài như hai nẹp ở hai bên bụng, dùng băng to qu ấn chặt gối quanh bụng bụng thai phụ.

Cho thai phụ nằm nghỉ 48 giờ, cho thuốc giảm co.

Giữ băng cố định trong 7 ngày.

2. Xoay thai trong

Thông đái, thụt tháo phân trước khi xoay.

Người làm thủ thuật rửa tay, mặc áo, đeo găng như trong cuộc phẫu thuật.

Gây mê hoàn toàn.

Kiểm tra kĩ càng để hìnhung được tư thế thai nhi trong tử cung.

Kiểm tra lại xem các điều kiện để xoay thai có đầy đủ hay không: cơn co thưa, còn nhiều nước ối, ngôi cao lỏng, cổ tử cung mở hết, khung chậu rộng, thai nhỏ, mẹ đẻ con rạ. ·

Cần phân biệt tay với chân để khỏi kéo nhầm.

Cho tay thuận vào tử cung để tìm chân thai nhi.

Kéo cả hai chân xuống, kéo từ từ ra ngoài âm hộ, trong khi người phụ đẩy đầu thai nhi lên quá thành bụng.

3. Kéo thai

Sau khi đã xoay thành ngôi mông, có thể để sản phụ đẻ thường.

Nhưng vì gây mê nên có thể kéo thai ra ngoài luôn, kéo cho mông sổ, hai vai sổ và lấy đầu hậu bằng cách cho đầu hậu quay chẩm vệ và cúi hẳn.

Bóc rau và kiểm soát tử cung

Có chỉ định bóc rau và kiểm soát tử cung ngay sau khi thai sổ để xem có vỡ tử cung hay không để kịp xử lý.

Kiểm tra cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn xem có rách không.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN.

Có thể vỡ tử cung khi xoay thai, kéo chân xuống thấp, gây sốc, chảy máu: phẫu thuật ngay để khâu hay cắt tử cung cầm máu.

Nhiễm khuẩn có thể sảy ra sau khi xoay thai trong: cho kháng sinh.

Thai có thể bị suy hay chết do xoay thai ngoài vì bánh rau bị co kéo: cần theo dõi sát tim thai sau xoay thai ngoài, nếu tim thai thay đổi phải xoay trở lại tư thế cũ.

Bài trướcKhung chậu sản khoa – ý nghĩa, vai trò quan trọng của khung chậu
Bài tiếp theoCác nguyên nhân gây Đẻ khó, sinh khó

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.