Sự tác động đến người nghiện rượu

Người thầy thuốc nên hướng dẫn một cách rõ ràng cho bệnh nhân để giảm uống rượu, thường là trong bối cảnh liên quan tới các vấn đề về sức khoẻ, điều kiện xã hội hoặc gia đình. Mục tiêu là đưa ra thông tin về bệnh tật với cách diễn đạt dễ hiểu và các bệnh nhân nghiện rượu có thể chấp nhận được. Sự tác động chính thức hơn đến người nghiện rượu có thể bao gồm các bạn bè hay tụ tập với họ, các thành viên trong gia đình và thậm chí cả cơ quan làm việc đều phản đối kiên quyết hành vi của người nghiện rượu. Mục tiêu của phương pháp tác động này là để người nghiện rượu đồng ý tham gia vào quá trình điều trị. Để đạt được thành công, quá trình này thường đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị trước khi sự tác động đạt kết quả. Một số chương trình điều trị hỗ trợ bác sỹ và gia đình trong việc chuẩn bị cho phương pháp tác động này. Phương pháp tác động này là một công cụ hiệu quả và thường thành công trong việc làm cho bệnh nhân nghiện rượu đồng ý điều trị. Các bệnh nhân tham gia vào quá trình điều trị do kết quả của phương pháp này thường đạt hiệu quả tương tự như những bệnh nhân tham gia điều trị.

Tiêu chuẩn đánh giá toàn diện

Hiệp hội thuốc gây nghiện của Mỹ (American society of addiction medicine – ASAM) đã công bố phiên bản thứ hai của các Tiêu chuẩn đặt ra cho bệnh nhân (PPC-II) như là một công cụ giúp các bác sỹ lâm sàng sử dụng số liệu có đánh giá toàn diện để xác định mức độ chăm sóc phù hợp cho một bệnh nhân cụ thể. Mặc dù chứng nghiện rượu là một bệnh tiên phát, nó hay đi kèm với hàng loạt các bệnh khác (bảng 59.5)

Điều trị hỗ trợ trong giai đoạn cai nghiện

Cai rượu gây kích thích hệ cường giao cảm. Để bù lại, phòng của bệnh nhân nên được yên tĩnh và thậm chí giường bệnh có thể thay đổi liên tục để phù hợp với môi trường xung quanh. Giảm bớt ánh sáng của phòng vào ban đêm để giống như sự thay đổi ánh sáng trong ngày và định hướng cho phù hợp. Các nhân viên y tế nên thể hiện thái độ dịu dàng, không đe doạ. Khi đã sử dụng các thuốc an thần thích hợp thì hình thức cầm giữ bệnh nhân là ít khi cần thiết. Bệnh nhân có thể được phép ăn và uống khi họ đã sẵn sàng. Không cần thiết dùng các loại dịch truyền tĩnh mạch đối với những trường hợp cai rượukhông có biện chứng. Các nhân viên y tế có thể thúc đẩy sự phục hồi dài hạn bằng cách hướng dẫn bệnh nhân chương trình phục hồi chức năng ngay lập tức tiếp theo sau quá trình điều trị giải độc rượu. Một vài lĩnh vực của phục hồi chức năng thực sự có thể được bắt đầu ngay khi ở cơ sở điều trị giải độc bằng cách cung cấp sách vở hoặc băng ghi âm, sự giới thiệu về tổ chức bảo trợ (Alcoholics annonymous – AA) và sự tham dự vào buổi gặp mặt của tổ chức này ngay khi bệnh nhân hồi phục.

Điều trị giải độc rượu

Điều trị giải độc có theo dõi đã giúp bệnh nhân qua được giai đoạn cai nghiện một cách an toàn. Phục hồi chức năng là mục tiêu. Giải độc là một bước để tiến tới mục tiêu này. Giải độc có thể thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú hoặc nội trú phụ thuộc vào các biểu hiện lâm sàng và bệnh sử của từng bệnh nhân cụ thể. Khi được giải độc, một bệnh nhân nghiện rượu có thể không thực hiện chức năng nhận thức tốt trong một vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.

Hội chứng cai rượu

Cai rượu bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng thay đổi từ khó chịu đến sảng rượu cấp. Mức độ nặng phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, tình trạng thể lực, cai lần đầu và số lượng rượu tiêu thụ. Triệu chứng cai xuất hiện khi nồng độ rượu trong máu giảm xuống và bao gồm mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ và nôn. Khoảng 24 giờ sau lần uống cuối cùng (đôi khi vài ngày) bệnh nhân có thể có tăng huyết áp và mạch nhanh, sốt nhẹ và run tay, những triệu chứng này tăng lên cùng với mức độ cai rượu tăng. Run tay có thể là dấu hiệu đáng tin cậy sớm nhất của việc cai rượu, trừ phi triệu chứng run tay đã được giảm bằng thuốc chẹn p hoặc các thuốc khác. Các bệnh nhân trong thời gian cai có thể có mạch nhanh và khô miệng, những triệu chứng này có thể bị hiểu sai là do bị mất nước. Trong thời kỳ cai rượu toàn bộ lượng nước trong cơ thể dường như là nhiều hơn bình thường và thể-tích huyết tương dường như tăng lên. Ảo giác thoáng qua có thể xảy ra ở bất cứ một giác quan nào nhưng thường hay gặp hơn là ảo giác nhìn. Trường hợp điển hình, hai ngày sau khi uống lần cuối (nhưng một số trường hợp có thể lên tới 10 ngày sau lần uống cuối) một hoặc nhiều cơn co giật lớn có thể xuất hiện. Các cơn co giật xảy ra ở khoảng 5% bệnh nhân cai rượu không được điều trị, 30-40% số bệnh nhân với các cơn co giật tiếp tục diễn biến thành các cơn sảng rượu cấp, điển hình là trong khoảng ngày thứ 3-5 của quá trình cai rượu nếu như không được điều trị đầy đủ. Sảng rượu cấp được đặc trưng bởi tăng hoạt động tự động một cách trầm trọng (mạch nhanh, tăng huyết áp, sốt, vã mồ hôi, run tay) với các rối loạn điện giải, tăng phản xạ gân xương, lẫn lộn, mất định hướng và tình trạng tinh thần u ám. Mất tri giác, đặc biệt là ảo giác về nhìn và ảo giác về xúc giác thường hay gặp ở trường hợp cai nghiện nhẹ bệnh nhân luôn luôn ở trong tình trạng không sáng suốt đi kèm với ảo giác. Cũng như vậy ảo tưởng ám ảnh cũng hay gặp. Hoạt động tâm thần vận động có thể biến đổi rất rộng trong giai đoạn sảng rượu và bệnh nhân thường xuyên biểu hiện sự không ổn định do bị tác động. Trường hợp sảng rượu điển hình tồn tại trong khoảng 3-5 ngày. Việc điều trị hướng tới sự an toàn của bệnh nhân bởi vì tác động của thuốc không thể hiện hiệu quả rút ngắn thời gian mê sảng. Người thầy thuốc nên nhận thức được rằng ở các bệnh nhân yếu hoặc lớn tuổi cơn mê sảng do bất kỳ nguyên nhân nào có thể kéo dài vài tuần vượt quá thời gian điều trị khỏi nguyên nhân gây mê sảng. Sảng rượu cấp có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở các bệnh nhân yếu hoặc lớn tuổi.

Bảng 59.5. Tóm tắt các ảnh hưởng của rượu

Bộ phận Ảnh hưảng cấp tính * (lên tới vài tháng) Ảnh hưởng mạn tính (vài năm)
Lượng rượu trong máu có trong thành ? Tăng nguy cơ ung thư vú
phần sữa mẹ Làm vú nam giới to ra
Hệ thống tim mạch Huyết áp trung bình tăng lên Hội chứng “tim trong ngày nghỉ”a Tăng huyết áp
Hệ thần kinh trung ương Giảm sự phối hợp vận động Trầm cảm
Ngừng thở khi ngủ Sa sút trí tuệ

Bệnh thần kinh ngoại biên

Mở rộng các khe vỏ não ở vùng trán

Bệnh lý thần kinh ngoại biên có đối xứng

Đột quỵ do chảy máu

Hệ nội tiết Tăng lượng corticosteroid huyết tương Lượng testosteron thấp
Tăng lượng catecholamin huyết tương Teo tinh hoàn, không phóng noãn, vô kinh
Sự phát triển thai nhi Ảnh hưởng rượu tới thai nhi Hội chứng rượu thai nhi
Hệ tiêu hoá Làm chậm quá trình tiêu hoá ở dạ dày Ung thư thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản Viêm teo dạ dày mạn tính
Làm tổn thương niêm mạc dạ dày Mất các enzym (disaccharidase) Viêm thực quản

Làm nặng thêm loét dạ dày đã có sẵn

? Ung thư dạ dàyb
Hệ huyết học Thiếu máu hổng cầu to Giảm chức năng của tiểu cầu
Hệ thống miễn dịch Tăng nguy cơ của các nhiễm trùng

Giảm sản xuất bạch cầu đa nhân

Giảm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

Giảm số lượng T lympho Làm yếu quá trình thực bào

Gan Lắng đọng mỡ Xơ gan
Gan to

Viêm gan do rượu

Carcinoma tế bào gan
Hệ cơ Tăng khả năng tổn thương cơ

Hoại tử cơ đột ngột

Bệnh lý cơ mạn tính do rượu
Hệ dinh dưỡng Ngăn cản quá trình chuyển hoá các vitamin

ức chế sự hình thành glucose trong cơ thể

Làm mất calci và kali một cách gián tiếp

Làm mất magnesi, kẽm và phospho

Thiếu folat

Thiếu thiamin

Nhiễm toan ceton do rượu

Giảm nồng độ calci huyết thanh

Các biểu hiện ác tính khác Thiếu hụt thiamin Hội chứng Wernicke-Korsakoff

Ung thư biểu mô tế bào hình vẩy của đầu và cổ

tụy Viêm tụy cấp

 

Viêm tụy mạn

Hình thành giả kén

Hệ hô hấp Tăng ho và tạo đờm Viêm phổi

a“Hội chứng “tim trong ngày nghỉ” được cho là có các rối loạn nhịp nhĩ hoặc thất xảy ra sau những ngày uống rượu nhiều

bHút thuốc lá cũng có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư hệ tiêu hoá

CCÓ thể thứ phát sau viêm gan do virus B

Trẻ vị thành niên thường không phát triển các dấu hiệu cổ điển của việc cai rượu về mặt thể chất như thường thấy ở người lớn. Chúng thực sự thể hiện những hành vi không bình thường và các dạng phụ thuộc về cảm xúc. Các bệnh nhân lớn tuổi thường có triệu chứng cai trầm trọng hơn so với các bệnh nhân trẻ tuổi. Ở những bệnh nhân lớn tuổi các tiến bộ về phục hồi chức năng có thể chậm hơn bởi vì sự chuyển hoá thuốc chậm thường điều khiển quá trình cai rượu của họ.

Điều trị bằng thuốc

Các bác sỹ nên đánh giá các nguy cơ khi cai rượu của bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị. Thang điểm CIWA-Ar có thể được sử dụng như một công cụ bổ trợ để đánh giá nguy cơ của bệnh nhân đối với những trường hợp cai nghiện nặng. Một quyết định cho phép bệnh nhân điều trị cai nghiện mà không sử dụng thuốc nên được thực hiện chỉ khi có sự thoả thuận một cách có hiểu biết của bệnh nhân.

Hỗ trợ các vitamin bằng đường uống bao gồm thiamin, acid folic và pyridoxin nên được dùng khi bệnh nhân có thể uống được. Nếu như cần thiết phải truyền dextrose qua đường tĩnh mạch, nên thêm 100mg vitamin Bi vào mỗi lít dịch truyền cho bệnh nhân. Nồng độ magnesi bình thường không có nghĩa là không cần thiết phải cung cấp thêm magnesi. Nồng độ magnesi huyết thanh không tương quan với nồng độ magnesi trong dịch não tuỷ. Nồng độ magnesi đủ sẽ giúp phòng ngừa các rối loạn nhịp tim và các cơn nghiện. Nếu như biểu hiện lâm sàng và khám thực thể gợi ý rằng bệnh nhân trong tình trạng có các nguy cơ có các triệu chứng cai nặng hoặc bị suy dinh dưỡng thì dùng 2g Sulfat magnesi tiêm bắp sâu cách nhau 8 giò, trong vòng 2-3 ngày.

Cơ sở dược lý của việc giải độc là sử dụng thuốc dung nạp chéo để khống chế hiện tượng cai. Thuốc thường được lựa chọn là benzodiazepin hoặc là barbiturat có thời gian bán huỷ sinh học dài hơn rượu. Các triệu chứng còn lại được điều trị bằng các thuốc hỗ trợ (ví dụ dùng thuốc chống nôn để điều trị hiện tượng nôn). Điều trị bằng thuốc được hiệu chỉnh để phòng ngừa hoặc điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của quá trình cai rượu và có thể hạn chế tình trạng sa sút trí tuệ và hiện tượng “kindling”. Mặc dù chưa được thể hiện một cách chắc chắn ở người nhưng giả thuyết “kindling” gợi ý rằng những kích thích dưới ngưỡng lặp đi lặp lại của hệ thần kinh trung ương(đối với cơn co giật) trong giai đoạn cai nghiện làm tăng nguy cơ của các cơn cai nghiện tiếp theo. Tất cả các phác đồ điều trị cai nghiện nên được thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân. Những bệnh nhân có phụ thuộc cơ thể vào nhiều hơn một loại chất gây nghiện thì nên cai nghiện lần đầu tiên với loại chất gây nghiện mà gây ra triệu chứng cai nghiện nguy hiểm nhất. Trên thực tế, điều này có nghĩa là việc cai nghiện bệnh nhân khỏi các chất an thần gây ngủ (ví dụ như rượu) thực hiện trước trong khi đó chậm trễ lại việc cai nghiện khỏi các chất gây nghiện khác như opiat.

Một liều benzodiazepin thích hợp để điều trị giảm liều rượu có thể được chọn lựa dựa vào tuổi của bệnh nhân và chức năng gan. Diazepam được ưa chuộng hơn nếu như bệnh nhân dưới 55 tuổi và chức năng gan còn tốt. Oxazepam thích hợp với các bệnh nhân nhiều tuổi và những người có rối loạn chức năng gan. Nếu như dùng diazepam thì cho 10- 20mg bằng đường uống cứ mỗi 1 giờ cho đến khi các triệu chứng của bệnh nhân giảm bớt và bệnh nhân dễ chịu hơn. Không nên cho quá 60mg diazepam mà không có đánh giá kỹ hơn của bác sỹ, liều dùng vượt quá 120mg trong vòng 24 giờ là không có gì đặc biệt. Các bệnh nhân dung nạp rượu thường dung nạp tương tự với các thuốc an thần gây ngủ khác. Chlordiazepoxid ít được dùng vì thuốc được hấp thu thất thường, chuyển hoá kéo dài và làm chậm xuất hiện các triệu chứng. Các bệnh nhân điều trị thuốc để cai nghiện với liều cao nên được theo dõi tại bệnh viện.

Oxazepan (15-30mg) cũng có thể dùng đường uống, cứ mỗi giờ cho đến khi các triệu chứng giảm bớt hoặc bệnh nhân buồn ngủ. Khác với diazepam, cần thiết tăng liều oxazepam cứ 6-8 giờ lần để làm giảm các triệu chứng còn tồn tại trong ngày điều trị đầu tiên của bệnh nhân, sau đó giảm liều 25%/ngày trong các ngày tiếp theo. Hầu hết các bệnh nhân ngừng dùng vào ngày thứ 5.

Phenobarbital vẫn là thuốc có hiệu quả, đáng tin cậy để điều trị các trường hợp cai rượu, các trường hợp cai các thuốc vừa an thần vừa gây ngủ và để phòng ngừa lên cơn nghiện. Nó được hấp thu dễ. Phenobarbital được ghi lại là có hiệu quả cao hơn diazepam trong điều trị cơn sảng rượu cấp. Với những trường hợp cai rượu, phenobarbital có thể cho uống 30mg, dùng 4 lần/ngày, đường uống, trong 3 ngày và giảm dần xuống còn 15mg, dùng 4 lần/ngày trong 2 ngày và 15mg, hai lần/ngày trong 1 ngày. Dùng phenobarbital có bổ sung natri 130-260mg tiêm bắp trong trường hợp kích động do cai rượu. Lo lắng hoặc nôn có thể điều trị bằng promethazin (Phenergan) hoặc hydroxyzin (Atarax, Vistraril). Tránh dùng phenytoin (Dilantin) trừ khi bệnh nhân bị co giật trước đó.

Đối với những bệnh nhân sảng rượu, ảo giác và kích động, haloperidol là thuốc được lựa chọn, dùng phối hợp với những thuốc cai nghiện nói trên. Haloperidol dùng an toàn bằng đường uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch với liều 70-80mg/ngày. Liều cao hơn không có gì đặc biệt. Khả năng làm giảm ngưỡng gây nghiện của haloperidol được kiểm soát bằng việc dùng đồng thời với thuốc chống co giật.

Các biến chứng

Các cơn co giật là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh nhân cai rượu. Nếu cơn co giật xảy ra, tiêm tĩnh mạch 5-10mg diazepam cho đến khi cơn co giật được kiểm soát hoặc bệnh nhân ngủ nhưng vẫn còn đáp ứng. Nên xác định các nguyên nhân khác không phải do cai rượu nếu như cơn co giật có phổi hợp với chấn thương ở vùng đầu hoặc không có biểu hiện run trước đó, hoặc là các cơn co giật xuất hiện một cách liên tục tự nhiên, hoặc là có các biểu hiện của các khuyết tật thần kinh còn sót lại.

Sự phối hợp của rối loạn chức năng gan và kém hấp thu vitamin K có thể góp phần gây chảy máu toàn thân. Trong trường hợp này những chấn thương nhỏ ở đầu co thể gây ra tụ máu dưới màng cứng. Chẩn đoán này nên được đặt ra nếu như bệnh nhân không hồi phục như mong muốn. Cơn co giật cần được chẩn đoán phân biệt với tình trạng nhiễm trùng và rối loạn chuyển hoá.

Hội chứng cai nghiện kéo dài còn được ghi lại với thời gian trên 1 năm sau khi ngừng uống rượu. Các triệu chứng bao gồm khó phát âm, lo lắng, dễ bị kích thích, rối loạn giấc ngủ, giảm độ tập trung, rối loạn cảm giác (xoắn, vặn, và tăng cảm giác), đau đầu, đau cơ, run tay, mất ứng, mất khoái cảm và mất nhân cách.

Giữ bệnh nhân trong giai đoạn cai nghiện là một trong những vân đề khó nhất đốĩ với các nhà lâm sàng. Các bệnh nhân nghiện rượu thường có sự thôi thúc mãnh liệt nhưng lại không thừa nhận từ bỏ điều trị và quay trỏ lại uống rượu. Các bệnh nhân nhận được điều trị đầy đủ đê cai nghiện thường ít có khả năng rời bỏ sang các chỉ dẫn y tế khác. Ngay từ ngày điều trị đầu tiên, các nhân viên của đơn vị giải độc nên giáo dục thường xuyên cho bệnh nhân rằng phục hồi chức năng là mục tiêu điều trị chính chứ không phải đơn thuần là việc điều trị giải độc. Các bệnh nhân luôn có ý định từ bỏ điều trị cần được thành viên trong gia đình khuyến khích thường xuyên để kiên trì điều trị.

Phục hồi chức năng

Điều trị các bệnh nhân nghiện rượu có sự tham gia của gia đình dường như là có hiệu quả hơn các bệnh nhân điều trị tập trung. Gia đình có thể khuyến khích bệnh nhân tham gia vào quá trình điều trị. Gia đình có thể đưa ra các mục tiêu thông thường, tham gia vào quá trình giáo dục và làm giảm các đau buồn về mặt tình cảm. Phục hồi chức năng có thể thực hiện bằng chương trình điều trị nội trú, ngoại trú hoặc là điều trị một phần tại bệnh viện. Phục hồi chức năng nội trú thích hợp hơn đối với các bệnh nhân cần được chăm sóc y tế hoặc là phải theo dõi liên tục và đối với những bệnh nhân cần có cơ hội tiến bộ trong môi trường hoàn toàn không có bạo lực và nghiện hút. Các bệnh nhân có mức độ nghiện rượu nặng và không có hệ thống hỗ trợ xã hội đầy đủ cũng có thể cần được điều trị nội trú. Các bệnh nhân không có phương tiện đi lại thích hợp và chắc chắn có thể có cơ hội điều trị thành công hơn bằng chương trình điều trị nội trú. Các bệnh nhân nên được đánh giá riêng biệt và đưa ra mức độ điều trị phù hợp ngay từ đầu cho mỗi người. Bảng tiêu chuẩn của ASPAM PPC-II hiện nay vẫn còn có giá trị và nó có thể được sử dụng để giúp các bác sĩ gia đình chọn lựạ mức độ điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân. Triết lý về “sự thất bại đầu tiên” là triết lý quy định các bệnh nhân bị thất bại trong chương trình điều trị ở mức độ nhẹ trước khi họ có thể nhận được biện pháp điều trị với mức độ mạnh hơn, triết lý này có thể không hiệu quả về mặt kinh tế và không đồng nhất với những yêu cầu chất lượng về mặt y tế.

Đánh giá thể chất và tinh thần, giáo dục bệnh nhân và gia đình bệnh nhân là nền tảng của chương trình phục hồi chức năng. Một cách điển hình, nó được hoàn thành trong việc điều trị theo nhóm và theo từng cá nhân, phân lớp, chương trình gia đình và chương trình phòng ngừa tái phát. Rất nhiều chương trình sử dụng phương pháp 12 bước của Tổ chức AA như là một triết lý cơ bản trong chương trình của họ. Thành công lâu dài của các bệnh nhân được điều trị trong các chương trình này thay đổi rất nhiều , nhưng khi đã có sự hỗ trợ của cơ quan và gia đình thì kết quả có thể rất tốt.

Chăm sóc tiếp tục

Nên xây dựng một kế hoạch “chăm sóc sau điều trị” cụ thể cho những nhu cầu của từng bệnh nhân. Bác sĩ gia đình nên làm quen với vấn đề này và khuyến khích bệnh nhân làm đúng theo kế hoạch này. Các bác sĩ nên tránh kê cho bệnh nhân các thuốc làm thay đổi trạng thái tinh thần vì những thuốc này có thể tăng nguy cơ tái phát. Ngoài các chỉ định trước đây, các thuốc chống trầm cảm và kháng opioid có thể tạo ra một trường hợp ngoại lệ đối với những lời khuyên chung này. Câu hỏi đặt ra phía sau sự trầm cảm là vấn đề về các bệnh phối hợp. Nghiện rượu thường đi kèm với rất nhiều rối loạn tâm thần, hay gặp nhất là các rối loạn khí sắc và cảm xúc, các rối loạn lo âu (đặc biệt là các rối loạn stress sau chấn thương), hưng cảm, tâm thần phân liệt. Khi có các rối loạn tâm thần khác cùng tồn tại thì cả rượu và rối loạn này có thể trở nên trầm trọng hơn, nên phải điều trị cả hai cùng một lúc. Nên tránh dùng các thuốc gây nghiện tiềm tàng khi điều trị các rối loạn tâm thần cùng tồn tại ở bệnh nhân nghiện rượu. Trường hợp cần thiết phải nhập viện để dùng thuốc giảm đau hoặc gây tê, nên cho bệnh nhân dùng thuốc nhưng không nên cho thuốc thay đổi trạng thái tinh thần thường xuyên khi bệnh nhân vẫn còn nằm viện.

Bằng chứng hiện tại đã chỉ ra rằng chất ức chế bắt giữ serotonin có thể làm giảm uống rượu ở những người nghiện rượu nặng không bị trầm cảm nhưng mức độ giảm không nhiều. Thử nghiệm giả dược có đối chứng đã chỉ ra rằng naltrexon (ReVia) 50mg/ngày có thể có hiệu quả phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân nghiện rượu. Naltrexon làm giảm số lượng rượu uống trong ngày và giảm sự thèm rượu. So sánh với các thuốc tiết serotonin, các chất đối kháng opiod dường như làm giảm liên tục mức tiêu thụ rượu. Một số chương trình chăm sóc sau điều trị bao gồm cả dùng thuốc disulfiram để cố gắng phòng ngừa tái phát. Nếu như đisulíĩram được kê dùng thì những qui trình cụ thể là cần thiết để đảm bảo sự kê đơn phù hợp. Các bác sĩ gia đình nên giáo dục bệnh nhân về vấn đề ăn uống, thuốc men và các mỹ phẩm có chứa rượu có thể gây ra phản ứng giữa disulíiram và rượu. Nếu như tái phát xảy ra, các bác sĩ nên sử dụng thời gian này để tập trung trở lại vào kế hoạch chăm sóc tiếp tục cho bệnh nhân và gia đình.

PHÒNG NGỪA

Các bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các vấn đề liên quan đến rượu. Việc đào tạo vai trò này nên được bắt đầu từ khi còn học trong trường y. Các giáo viên có quan tâm của trường nên được cho các học bổng đào tạo để nghiên cứu về các vấn đề nghiện ngập. Chương trình giảng dạy và kiểm tra nên bao hàm cả các vấn đề liên quan đến rượu. Các sinh viên y khoa và bác sỹ nội trú nên đóng một vai trò không tách rời trong các nhóm chăm sóc bệnh nhân tại các trung tâm điều trị cai nghiện. Loại hình đào tạo bác sỹ này có thể hỗ trợ cho những cố gắng phòng chống đối với các bệnh nhân riêng rẽ và cộng đồng, sự thay đổi các chính sách xã hội và giáo dục ban đầu có thể phòng ngừa được tình trạng nghiện rượu.

Trong tất cả các phương pháp được đưa ra để phòng ngừa nghiện rượu thì vấn đề giáo dục còn ít được tranh luận. Những cố gắng về giáo dục có hiệu quả nhất có thể xảy ra trong hoặc trước giai đoạn vị thành niên, ở giai đoạn đó ảnh hưởng của bạn bè trở nên quan trọng hơn ảnh hưởng của cha mẹ. Bác sỹ có thể hỗ trợ các qui định do cha mẹ đặt ra bằng cách dạy cho trẻ vị thành niên tự nguyện làm theo những gì mà chúng tin tưởng. “Lời hướng dẫn dự đoán trước” như vậy đã dậy cho trẻ vị thành niên tôn trọng sự tin tưởng của bản thân chúng. Bác sỹ cũng có thể xác định những bệnh nhân ở tuổi vị thành niên có các nguy cơ cao mắc chứng nghiện rượu do những kiến thức gia đình của trẻ, bạn bè của trẻ, những khó khăn ở trường học, và các vấn đề về kiểm soát sự lên cơn. Những trẻ này và những người khác cần được giáo dục cụ thể liên quan đến các nguy cơ của việc uống rượu trong khi có thai hoặc khi đang lái xe.

Sự thay đổi các chính sách xã hội có thể hỗ trợ giáo dục trong việc phòng ngừa nghiện rượu. Khoảng vài thập kỷ trước đây, giá một chai bia là 25 xen và giá của một chai đồ uông thông thường là 5 xen. Tỷ lệ về giá cả 5:1 giữa loại đồ uống có cồn so với loại đồ uông thông thường đã bị thay đổi. Lý do chính của sự thay đổi này là do thuế đối với các đồ uông có cồn không giữ được tốc độ phát triển cùng với lạm phát. Ngày nay gần như có sự ngang bằng về giá cả giữa các loại đồ uống này. Quan trọng là các chính sách xã hội hạn chê sự tiêu thụ các đồ uống có chứa cồn dường như làm giảm mức tiêu thụ rượu trên đầu người.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Các tai nạn ô tô, xe máy liên quan đến rượu đã gây ra hơn 20000 cái chết mỗi năm. Hiện tượng này tác động một cách không tương xứng đến giới trẻ ở Mỹ. Gần một nửa số các trường hợp chết bất đắc kỳ tử (tai nạn, tự tử, bị giết) trong số nam giới ở độ tuổi dưới 34 có liên quan đến rượu.

Nguy cơ tai nạn ô tô tăng một cách mạnh mẽ khi nồng độ rượu trong máu tăng lên. Nguy cơ tai nạn cao lên bắt đầu ở mức gần 0,04% nồng độ rượu trong máu (BAC) và nguy cơ dẫn đến tai nạn tăng gấp đôi khi tới mức 0,06% BAC. Một người lái xe với mức độ BAC tối 0,08% – giới hạn pháp lý thông thường — có khả năng gây ra tai nạn cao hơn gấp 6 lần so với một lái xe không uống rượu. Việc tăng lứa tuổi uống rượu từ 18 lên 21 tuổi giúp cho việc sử dụng rượu giảm trong các học sinh trung học và nói chung sẽ giảm số lượng tai nạn giao thông liên quan đến rượu. Tăng độ tuổi được uống rượu một cách hợp pháp sẽ làm giảm tỷ lệ chết do tai nạn ôtô, các thương tật không chủ ý và các trường hợp tự tử trong số thanh niên và trẻ vị thành niên. Sự ngăn chặn đơn giản mà quan trọng nhất để nâng cao an toàn giao thông đó là đình chỉ giấy phép lái xe. Một chương trình giáo dục đầy đủ và thành công có thể có ích cho những người bị kết tội là “ lái xe dưới sự ảnh hưởng của rượu” — DUI. Mặc dù vậy việc vi phạm lặp lại cũng có lợi từ điều trị, kể cả những vấn đề liên quan đến Tổ chức AA.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC

Trách nhiệm của bác sĩ về mặt pháp lý và đạo đức phải báo cáo về các trường hợp ngược đãi vợ, con là đã rõ ràng. Sự ngược đãi này phải được báo cáo với các cơ quan hành pháp tương ứng. Không thực hiện trách nhiệm này là bác sĩ đã vi phạm pháp luật. Những gia đình lạm dụng các loại thuốc thì có nguy cơ lớn hơn nhiều về cả ngược đãi thân thể và tình dục. cả nạn nhân và thủ phạm đều ít khi thừa nhận sự ngược đãi một cách tự nguyện do sợ hãi hoặc xấu hổ. Nạn nhân có thể phải lo sợ về sự ngược đãi nhiều hơn hoặc thậm chí là bị chết, sự ruồng bỏ của người ngược đãi hoặc sự xấu hổ vì bị phát hiện là nạn nhân của sự ngược đãi. Người ngược đãi thì sợ bị bắt, bị phạt, mất gia đình, công việc, sự tự do và bị bẽ mặt trước công chúng. Bởi vì những lý do này và các lý do tương tự, một sự “thông đồng im lặng” đã được dự đoán. Khả năng khai báo trung thực sẽ tăng lên nếu như bác sĩ đưa ra sự giúp đỡ, hy vọng và thông hiểu.

Đã có những chỉ dẫn pháp luật rõ ràng tương tự hướng dẫn những trách nhiệm phải làm của bác sĩ trong trường hợp tự tử hoặc hành hung, nhưng sự nguy hiểm đối với mọi người có thể ở dạng khi bệnh nhân say rượu dự định lái xe về nhà từ phòng cấp cứu, người điều khiển phương tiện công cộng (phi công lái máy bay hoặc người lái xe tải nghiện rượu) hoặc người chăm sóc sức khoẻ bị nghiện rượu. Nếu bệnh nhân được coi là bị say xỉn thì trách nhiệm của người chăm sóc là khuyên can bệnh nhân không tự lái xe, sử dụng taxi, hoặc gọi cho một người bạn hoặc thành viên gia đình của bệnh nhân và giải pháp cuối cùng là liên lạc với cảnh sát và thông báo cho họ về tình trạng này. Sự an toàn chung được đặt ưu tiên cao hơn quyền được giữ bí mật của bệnh nhân và việc không thông báo với các nhà chức trách tương ứng về sự đe doạ đến an toàn công cộng làm cho người bác sĩ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Sự cảnh báo này có thể áp dụng đặc biệt là cho các nhân viên của Bộ Giao thông vận tải Mỹ. Tư vấn pháp luật thì nên có trước khi thông báo bởi vì lĩnh vực này thay đổi liên tục.

Nhiều bác sĩ ngại báo cáo một trong số các đồng nghiệp của họ là người chăm sóc bị nghiện rượu vì tin rằng làm như vậy sẽ tạo ra sự ảnh hưởng đến lòng tin. Thực tế là những chỉ dẫn về mặt đạo đức cho các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khác đã qui định rõ ràng trách nhiệm của người chăm sóc báo cáo về người chăm sóc bị nghiện rượu. Tỷ lệ điều trị thành công cho các bác sĩ nghiện rượu nằm trong số cao nhất so với bất kỳ nhóm bệnh nhân nào khác, sử dụng các dịch vụ can thiệp thông qua uỷ ban cấp giấy phép hoặc các chương trình dành cho người chăm sóc bị nghiện rượu, cho phép những người chăm sóc bị nghiện rượu duy trì được tình trạng nghề nghiệp, công việc và sự tự trọng thông qua việc điều trị. Điều này cũng bảo vệ cho cộng đồng.

Bài trướcChẩn đoán bệnh nhân nghiện rượu
Bài tiếp theoChăm sóc bệnh nhân lạm dụng thuốc

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.