Vaccin phòng bệnh được chia làm hai loại: loại bắt buộc và loại nên dùng. Trừ khi có những lưu ý khác, hầu hết vaccin có thể được tiêm cùng một lúc. Ngoại lệ đáng chú ý trong việc tiêm vaccin cùng lúc là kết hợp huyết thanh globulin với vaccin phòng bệnh sởi, bệnh sốt vàng da với vaccin phòng bệnh tả.

Tiêm phòng bắt buộc

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định loại vaccin bắt buộc đối với một số nước là vaccin phòng bệnh sốt vàng da. Các nước này có tên trong danh sách của Thông tin y tế đối với du lịch quốc tế (HIIT) có bổ sung trong Tổng kết thông tin y tế đối với du lịch quốc tế (Bảng 9.1). Có thể tìm các thông tin này trên internet hoặc qua fax (Bảng 9.1). cả hai loại vaccin phòng bệnh tả và phòng não mô cầu trước đây cũng là bắt buộc. Vaccin phòng bệnh tả không là bắt buộc chính thức, kể cả trong điều kiện có dịch bệnh, tuy nhiên nếu phổ biến tiêm loại vaccin này thì vẫn tốt hơn. Những đòi hỏi hiếm khi có ranh giới của nhân viên về những bằng chứng của vaccin nhưng lại chấp nhận một giấy chứng nhận đã tiêm vaccin tả có đóng dấu hoặc là tình trạng chống chỉ định trên đầu tờ giấy của thầy thuốc. Ở Arabia Saudi, bắt buộc phải tiêm vaccin phòng bệnh viêm màng não 10 ngày trước cuộc hành hương hàng năm về Mecca.

Chỉ khi được trung tâm tiêm vaccin phòng bệnh sốt vàng da xét duyệt (chấp thuận) thì mới được quản lý, phân phối loại vaccin này. Một số cơ quan y tế công cộng cho phép cá nhân bác sĩ lập trung tâm riêng. Đây là loại vaccin chứa virus sống nguy hiểm, cần phải cẩn thận khi sử dụng và chỉ được dùng trong vòng một giờ. ít thấy phản ứng nghiêm trọng.

Bảng 9.1. Các nguồn đối với du lịch quốc tế

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC):

Fax: 1-404-332-4565

Internet: http://www.cdc.gov/ (chọn “Traveler’s Health”) Hotline của người đi du lịch quốc tế: 1-404-332-4559 Thông tin y tế cho người du lịch quốc tế

Xuất bản tháng 6 hàng năm, giá 14USD Giám sát tài liệu Cơ quan in ấn chính phủ Mỹ Washington, DC 20402, Mỹ Phone: 1-202 – 512 – 1800 bằng thẻ tín dụng Tóm tắt thông tin y tế cho người du lịch quốc tế Xuất bản tuần 2 lần

Mua qua fax hoặc địa chỉ internet trên, hoặc thư gửi về: Trung tâm Quốc gia về các bệnh lây nhiễm Phân hiệu Quarantine (E-03)

Ban Sức khoẻ người đi du lịch Atlanta, GA 30333, USA

Các vấn đề xã hội quốc tế của y học khi đi du lịch http://www.istm.org

Sách thuốc khi du lịch và ở vùng nhiệt đới. Xuất bản lần thứ 2 Elaine Jong và Russell McMullen Philadelphia: WB Saunders Copyright 1995

Tiêm phòng khuyến khích

Các bác sĩ rất quen thuộc với những vaccin thông thường: vaccin phòng bệnh uốn ván/bạch hầu, cúm, phế cầu. Liệu pháp phòng bệnh thường được khuyến cáo dùng thêm nhiều nhất là huyết thanh globulin hoặc vaccin phòng viêm gan A, vaccin phòng bại liệt liều củng cố, vaccin phòng bệnh sởi và vaccin phòng bệnh thương hàn. Dùng vaccin phòng

viêm màng não, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, bệnh dại, dịch bệnh trong những tình huống đặc biệt. Hầu hết các tác giả đều không chắc chắn trong thời gian du lịch sẽ có nguy cơ gì của vaccin phòng bệnh.

Người ta thấy những bệnh nhân cao tuổi hoặc những người ở những nước đang phát triển sau đó di cư sang Mỹ hoặc là chưa bao giờ được tiêm loại vaccin khởi đầu hoặc là tình trạng tiêm chủng của họ không-rõ ràng. Những bệnh nhân này cần phải hoàn thành loạt tiêm chủng khởi đầu trước khi đi. Nếu họ khởi hành trước khi hoàn thành việc này, họ phải được thông báo về tình trạng có thể thiếu vaccin của mình. Loạt vaccin khởi đầu phải được thực hiện khi họ trở về hoặc tiếp tục ra nước ngoài nếu muôn an toàn.

Những vaccin được khuyên cáo dùng sẽ được thảo luận dưới đây phù hợp với người du lịch. Xem bảng 9.2 về liều lượng và mức độ thường xuyên.

Bảng 9.2. Vaccin cho người đi du lịch quốc tế

Vaccin Tuổi Khoảng thời gian đạt hiệu quả tối đa Liều củng cố, vị trí Loạt khởi đầu Ghi chú
Globulin Các độ tuổi 3 tháng 0,02ml/kg Không Hành trình
huyết thanh (ISO)   Mỗi 5 tháng 0,06m!/kg Không < 3 tháng

< 5 tháng

Viêm gan A >18 tuổi Môt lần lúc 6-12 IM ở cơ Delta 1 liều Hành trình >5
Harvix/Vaqta   tháng     tháng, thêm ISG nếu khởi hành
  2-18 tuổi   IM ở cơ Delta 1 liều trong vòng 2-4 tuần
Thương hàn > 6 tuổi Mỗi 5 năm 1 viên một ngày 4 viên Không dùng với
dang uống,     lúc đi ngủ X 4   các kháng sinh
TY21a         hoặc metloquin
VI CPS tiêm bất hoat bằng > 2 tuổi 6 tháng đến Mỗi 2 năm Mỗi 3 năm 0,5 ml IM 1 liều

2 hoặc 3 liều

ít tác dụng phụ
nhiêt và 0,25 ml sc Nhiều tác dụng
phenol 10 tuổi       phụ, thỉnh thoảng có sốt
          cao
Uốn ván /bạch hầu > 7 tuổi 5-10 năm 0,5ml sc 3 liều  
Bai liệt elPV > 18 tuổi Một lần khi Xem phần dưới 3 liều Không dùng nếu
    trưởng thành /sc   phản vệ với streptomycin hoặc
          neomycin
    Môt lần khi 0,5ml PO 3 liều ít nguy cơ bại liệt
Bại liệt OPV > 6 tuần trưởng thành
Sởi/MR/MMR Sinh sau Tuỳ đô tuổi 0,5ml sc 1 liều 2 liều cho cả
  1956       cuộc đời
Não mô cầu > 3 tháng Mỗi 3 năm Xem phần dưới

/sc

1 liều ít hiệu quả khi <4 tuổi, nhắc lại lúc 2 tuổi
Viêm gan B Tất cả 5+ năm, kiểm tra hiệu giá miễn dịch Tuỳ thuộc độ tuổi, IM ở cơ Delta 3 liều Cân nhắc kế hoạch củng cố, xem bài viết
Cúm Thông

thường

1 năm Thông thường/sc 1 liều Dùng vào mùa xuân ở bán cầu Nam
Sốt vàng > 9 tháng 10 năm 0,5ml sc 1 liều Gọi CDC nếu cần cho người < 9 tháng tuổi
Viêm não Nhật Bản > 1 tuổi > 3 năm 1,0ml sc 3 liều Theo dõi 30 phút sau mỗi liều
Bệnh dại Tất cả, nếu có nguy cơ > 2 năm hoặc kiểm tra hiệu giá miễn dịch 1,0 ml IM cơ Delta hoặc 0,1ml ID 3 liều Nếu dùng phương pháp ID cấm sử dụng cùng với thuốc chống sốt rét
Dịch hạch > 18 tuổi Mỗi 6 tháng X 2, sau đó mỗi 1-2 năm 0,2ml IM ở cơ Delta 3 liều ít khi chỉ định
Bệnh tả > 6 tháng 6 tháng Xem phần dưới 2 liều It khi chỉ định

Vaccin chống DPT ( bạch hầu, ho gà, uốn ván), HIB, bệnh thuỷ đậu, phế cầu dùng theo lịchthông thường

Vaccin phòng Rotavirus, tả dạng uống, viêm não do ve không được dùng ở Mỹ

Có thể chống chỉ định vaccin đối với người mang thai hoặc có thương tổn hệ miễn dịch.

IM: Tiêm bắp; PO: Đường uống; SC: Tiêm dưới da. ID: Tiêm trong da

Globulin huyết thanh hoặc viêm gan A. Nên sử dụng liệu pháp dự phòng bằng globulin huyết thanh (ISG) hoặc vaccin phòng viêm gan A trước mỗi chuyến đi đến các nước đang phát triển trừ khi có bằng chứng rõ ràng về khả năng miễn dịch. Nếu bạn sẽ khởi hành trong vòng 4 tuần là thời gian đủ để vaccin có tác dụng, ISG và vaccin có thể được tiêm đồng thời và có thể có phản ứng nhẹ do tác dụng bảo vệ của vaccin. Một nguyên tắc chung trong việc tiêm phòng cho người đi du lịch trong vòng 5 tháng là dùng riêng ISG sẽ có hiệu quả hơn. Nếu trong vòng 10 năm sau có ba lần hoặc nhiều hơn phải đi đến các nước đấng phát triển thì dùng vaccin viêm gan A.

Uốn ván/Bạch hầu. Cứ sau 10 năm thì vaccin uốn ván/bạch hầu phải được tiêm chủng nhắc lại. Có thể xem xét nhắc lại trong vòng 5 năm nếu trong hoàn cảnh có nguy cơ cao. Những hoàn cảnh này là đi du lịch mà có nhiều khả năng bị thương do vết cắt, đâm, đồng thời nơi đến lại không có kim tiêm vô trùng hoặc vaccin được bảo quản đúng cách.

Thương hàn. Nên dùng vaccin phòng bệnh thương hàn khi có nguy cơ nhiễm bệnh trong khoảng thời gian bảo vệ của vaccin lớn hơn 5 hoặc 6 tuần. Ty21a, một loại vaccin uống chia làm 4 liều thay thế cho vaccin tiêm thường dùng cho người du lịch từ 6 tuổi trở lên. Tác dụng (>60%) của Ty21a tương đương với loại vaccin tiêm: có thể phòng bệnh trong 5 năm, ít phản ứng phụ và nếu có thì rất nhẹ. Viên Ty21a chứa vi khuẩn sống đã bị làm yếu đi, do vậy phải được cất trong tủ lạnh và phải uống khi đói cùng với nước mát hoặc ấm. Uống Ty21a trong nhiều ngày khác nhau, khi đó không được dùng thuốc kháng sinh trong vài ngày, mefloquin và các vaccin khác trong 1 ngày. Một loại vaccin tiêm phòng thương hàn mới được gọi là Vi CPS (Typhim) có tác dụng cho trẻ em từ 2-6 tuổi; nó có ít tác dụng phụ, chỉ cần dùng 1 liều cho liều khởi đầu nhưng chỉ có tác dụng trong 2 năm. Loại vaccin tiêm trước đây được bất hoạt bằng nhiệt và phenol là thứ vaccin duy nhất được chấp nhận dùng cho trẻ em từ 6 tháng đến 2 năm tuổi. Nhiều tác dụng phụ của loại thuốc này được biết đến như gây khó chịu, đau đầu, mệt, thỉnh thoảng có sốt cao.

Bệnh bại liệt. Vaccin tiêm phòng bệnh bại liệt (elPV) là một loại vaccin củng cố an toàn, hiệu quả. Nếu không sẵn có, có thể dùng vaccin uống phòng bại liệt (OPV) 1 lần ở người trưởng thành để củng cố. Nếu bệnh nhân không hoàn thành liều khởi đầu hoặc không chắc chắn về điều này, đồng thời không còn đủ thời gian để thực hiện liều khởi đầu trước chuyến đi, nên dùng một liều củng cố của 1 trong 2 loại vaccin này. Không cần làm điều này nếu nơi đến là bán cầu Tây không có bệnh bại liệt.

Sởi /Rubeon. ĐỐI với bệnh nhân sinh sau 1956, nên tiêm liều vaccin phòng bệnh sởi thứ hai. Phải tiêm vaccin này ít nhất 2 tuần trước khi dùng ISG, nếu không sẽ không có tác dụng. Đối với khách du lịch nữ, kết hợp với vaccin phòng bệnh rubeon nếu không biết rõ là đã miễn dịch đối với bệnh này. Không được phép có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vaccin phòng rubeon. Thường thì người du lịch hay khởi hành trước khoảng thời gian 2 tuần cần để tiêm ISG sau khi dùng vaccin phòng bệnh sởi. Nên dùng ISG trước, cùng hoặc không cùng với vaccin viêm gan A.

Não mô cầu. Bệnh viêm màng não do não mô cầu đã có thời kỳ là dịch bệnh ở Nepal, Kenya, Tanzania, Rwanda, Burundi, Mongolia và ở biên giới giữa châu Phi và sa mạc Xahara từ Mali tối Ethiopia, ở Uganda, vùng Delhi của Ân Độ. Vaccin phòng bệnh này có thể tiếp tục được Arab Saudi bắt buộc dùng đối với những người hành hương về Mecca. Nên dùng hoá trị 4 ACYW-135 10 ngày trước khi đến nơi, loại này có ít phản ứng phụ.

Viêm gan B. Thường thấy sự chuyển đổi huyết thanh ở người sống ở các nước đang phát triển (1). Do đó nên dùng vaccin phòng bệnh viêm gan B cho (1) người sẽ đến ở các nước này trong hơn 6 tháng, (2) người ham tìm thú vui có dính líu đến tình dục, và (3) nhân viên y tế. cần 6 tháng để thực hiện loạt khởi đầu, nhưng lịch tiêm Energix-B vào các ngày thứ 0, 30, 60 có tác dụng bảo vệ huyết thanh tốt nhất (2), lần bổ sung tiếp theo là sau 12 tháng nếu vẫn còn phơi nhiễm. Lịch tiêm vaccin này nhanh hơn vào các ngày 0, 7 và 21 hoặc 28 cũng có tác dụng miễn dịch tốt trong vòng 12 tháng (3) (xem Chương 90).

Cúm. Cúm có thể lan truyền qua đường máy bay chở khách (4). Vì thế việc sử dụng vaccin phòng bệnh cúm được khuyến khích trong mùa dịch cúm ở bán cầu bắc, trong mùa xuân và đầu mùa hè đối với người đi du lịch đến bán cầu nam (xem Chương 39).

Bệnh dại. Nhiều quốc gia có bệnh dại mang đặc trưng địa phương cao. Khách du lịch không có nhiều nguy cơ, nhưng các loại vaccin đắt tiền và globulin kháng bệnh dại không phải là có ở tất cả các nước. Những người đi du lịch lâu dài, trẻ em, người đi xe đạp, người nuôi súc vật cảnh nên cân nhắc dùng vaccin phòng bệnh này trước khi phơi nhiễm.

Bệnh dịch hạch. ít khi có chỉ định phòng bệnh dịch hạch cho người đi du lịch. Tuy nhiên, nếu có phơi nhiễm nhiều với bọ chét hoặc loài gặm nhấm(ví dụ cắm trại lầu, sống trong lều ở các nước có dịch bệnh), thì nên dùng vaccin phòng bệnh.

Bệnh tả. Vaccin tả tiêm ít có tác dụng và thường có phản ứng phụ. Vaccin này ít khi được chỉ định do ít có khả năng nhiễm bệnh này, kể cả trong thời gian có dịch. Người ta đang xem xét loại vaccin uống và có vẻ có tác dụng hơn.

Viêm não Nhật Bản. Là một loại bệnh lây nhiễm qua muỗi do arbovirus, viêm não Nhật Bản là loại viêm não do virus nhiều nhất ở châu Á. Vaccin phòng bệnh viêm não Nhật Bản được chỉ định cho người đi từ 30 ngày trở lên tới khu vực nông thôn của các nước nằm bên bò Thái Bình Dương từ Ấn Độ đến Trung Quốc và từ phương đông tối Philippines và Nhật Bản. Thời kỳ có nhiều nguy CCS nhất là vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 10, và ở vùng đô thị thì giảm hơn. Loạt khởi đầu 3 liều phải được thực hiện trên 14 hoặc 30 ngày, và phải kết thúc 10 ngày trước khi khởi hành. HIIT có bảng về nguy cơ ở các nước.

Bài trướcChăm sóc sức khỏe cho những người đi du lịch nước ngoài
Bài tiếp theoThuốc phòng bệnh sốt rét cho người du lịch nước ngoài

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.