Bạo hành là một trong những tác nhân có thể dẫn đến hành vi bạo lực của trẻ sau này
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ tỏ ra hung hăng, gây hấn hay có những hành vi mang tính bạo lực. Nhưng phải làm sao để giúp trẻ tự điều chỉnh, biết tôn trọng người khác và chấp nhận theo những quy tắc của cuộc sống trong cộng đồng xã hội?

Trước tình trạng trẻ em hung hãn, chúng ta phải làm gì

Trẻ em, dù bất kỳ ở tuổi nào, không phân biệt nam nữ, cũng có những lúc tỏ ra không ngoan hoặc có những hành vi sai trái. Điều này hoàn toàn bình thường và là một phần nằm trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Dĩ nhiên, đối với các bậc phụ huynh, đó là những giai đoạn vô cùng khó khăn nặng nề. Thật vậy, mong ước lớn nhất của chúng ta há chẳng phải là những bậc cha mẹ hoàn hảo của những con cái hoàn hảo hay sao?

Trước khi đề cập chi tiết những vấn đề về hành vi ứng xử, chúng ta nhất thiết cần phải phân biệt rõ giữa một hạnh kiểm tệ hại nhưng chỉ do tình cờ ngẫu nhiên và nhất thời, với một hạnh kiểm do cố ý và lặp lại thường xuyên. Khi trẻ sai phạm một điều gì vì lý do bất cẩn hoặc do không đánh giá đúng về nguy cơ rủi ro, mà ta nổi giận thì điều này chỉ có hại cho trẻ hơn là có lợi. Trong trường hợp này, bạn nên nhân cơ hội ấy để giảng giải cho trẻ hiểu rõ thay vì nổi trận lôi đình. Ở lứa tuối vị thành niên, ta chớ nên xem nhẹ đặc điểm về tính khí của các em là rất thất thường không ổn định. Những giai đoạn trẻ có hành vi sai trái như vậy có thể tiếp nối nhau và kéo dài nhiều ngày, thậm chí có khi lâu hơn, nhưng nói chung, đó là thời kỳ “bản lề” là giai đoạn chuyển tiếp mà trẻ vị thành niên đối đầu với cha mẹ.

Khi trẻ em hoặc vị thành niên có những biểu hiện rối loạn về cách ứng xử giao tiếp thì các hành vi này làm cản trở việc học tập và các mối quan hệ của các em với người khác. Hạnh kiểm kém của trẻ sẽ có hại cho bản thân trẻ và cho người thân trong gia đình, cũng như sẽ tác động xấu đến việc hòa nhập của trẻ vào xã hội khi trẻ khó có thể tuân theo những quy tắc cơ bản. Các hành vi rối loạn đó bao gồm sự hung hãn, bạo lực, phá hoại, trộm cắp, nói dối… Giáo dục và chăm sóc một trẻ có những hành vi như trên quả là một thách thức lớn đối với cha mẹ và cả đội ngũ thầy, cô.

Nguyên nhân rất đa dạng

Đối với một số trẻ mà ngay khi chưa đến tuổi cắp sách đến trường đã phải chứng kiến cảnh bạo động trong gia đình, hoặc thậm chí các em là nạn nhân của sự bạo hành thì đó là một tác nhân có thể đưa đến hành vi bạo lực của trẻ sau này. Người ta cũng đã chứng minh được rằng nếu trong gia đình mà không có sự thương yêu nồng ấm, thiếu sự đối thoại và giao tiếp hoặc có những hành vi hung bạo và không tôn trọng lẫn nhau giữa những thành viên trong gia đình, thì tất cả những điều ấy có thể là nguồn gốc của các phản ứng bạo lực và gây hấn.

Hiện tượng trẻ có biểu hiện những rối loạn thuộc dạng kể trên phần nào đã phản ánh thực trạng của xã hội đương đại là ngày nay, nền tảng của gia đình đã trở nên lỏng lẻo, thậm chí đã bị phá vỡ, các chuẩn mực và nguyên tắc về giáo dục đã thay đổi khác với trước. Nếu như trước kia người lớn thường tỏ ra “quá nhiều uy quyền” đối với trẻ thì ngày nay những nguyên tắc giáo dục mới lại khiến cho người lớn cứ để cho trẻ “muốn làm gì thì làm” vì cho rằng như vậy trẻ sẽ được thoải mái tốt đẹp hơn. Một thái độ khác cũng đặc biệt đáng lo ngại là có những phụ huynh hôm nay thì phạt nhưng hôm sau thì không đối với cùng một hành vi của trẻ. Vì thế, trẻ sẽ không thể biết trước cũng như không thể lý giải được phản ứng của cha mẹ, trẻ sẽ lo lắng sợ hãi và cuối cùng sẽ trở thành những vị thành niên dễ bị thương tổn.

Bạo lực qua các phương tiện truyền thông cũng thường được xem như một nguyên nhân cho những hành vi hung hăng và bạo lực của trẻ. Điều không thể phủ nhận được là trẻ đã tiếp thu một cách vô thức những thông điệp về bạo lực qua truyền hình, phim ảnh, âm nhạc và các trò chơi điện tử, máy vi tính…-Trẻ có thể xem như đó là những cách thức được chấp nhận để giải quyết các vấn đề và để đạt được một phần thưởng nào đó. Như vậy là ngược lại với đặc tính của tuổi thơ, vì trong giai đoạn phát triển của trẻ, cần phải cho trẻ từng bước học cách hóa giải, bằng tư duy, những căng thẳng và những hành động theo xung năng – tức là biệt suy nghĩ để không hành động theo bản năng. Điều tôi cần thiết là cha mẹ phải trao đổi, thảo luận với trẻ về đề tài bạo lực qua phim ảnh, sách truyện và phải tỏ rõ cho trẻ hiểu thái độ không đồng tình của mình đối với những dạng hành vi đó bằng cách dựa trên những chuẩn mực về giá trị tích cực và đưa ra cho trẻ những giải pháp có trách nhiệm hơn.

Phải hành động ngay

  1. Là phụ huynh, ta phải hành động ngay đối với những hành vi bạo lực của trẻ.

Không có vấn đề số mệnh ở đây. Trẻ còn nhỏ mà đã biểu hiện dạng này thì càng có nhiều nguy cơ vấn đề sẽ kéo dài. Cũng tương tự như ở trường, nếu những năm đầu kết quả học tập tốt, điều này sẽ làm tăng cơ hội để thành công trong việc học sau này và khiến cho trẻ có thái độ tích cực đối với nhà trường, thì môi trường gia đình cũng vô cùng quan trọng, cần phải tạo điều kiện cho trẻ có được một hình ảnh tốt đẹp về bản thân, đó là điều không thể thiếu trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

  1. Hãy làm cho trẻ (hoặc vị thành niên) cảm nhận được lòng yêu

thương của bạn và hiểu được rằng, dù có lúc bạn không thích một số hành vi của trẻ, nhưng bạn vẫn yêu trẻ. Yêu thương sẽ được đáp trả bằng thương yêu.

sự quan tâm sẽ giúp trẻ thay đổi sự hung hãn
sự quan tâm sẽ giúp trẻ thay đổi sự hung hãn
  1. Hãy thiết lập những giói hạn một cách càng từ tốn càng tốt, và phải duy trì những giới hạn này một cách nhất quán. Mỗi một trẻ cần có những cột mốc để định vị, cần biết đâu là giới hạn và cha mẹ chờ đợi điều gì nơi trẻ.
  2. Hãy nêu gương tốt! Hãy biểu lộ những tình cảm của bạn ra và chỉ cho con, cháu của bạn thấy rằng chúng ta có thể giải quyết những sự xung đột một cách bình tĩnh ôn hòa mà không cần phải sử dụng bạo lực. Thực tế đã cho thấy là các trẻ mà đã học được cách thể hiện, nói lên những cảm nghĩ ở trong gia đình thì rất ít có khuynh hướng có hành vi hung bạo.
  3. Hãy quan tâm sâu sát đến cuộc sống của con bạn, về trường học, các bạn của con, các sinh hoạt nhưng đồng thời không nên tìm cách xâm phạm đến những “bí mật” riêng tư của trẻ.

Khi nhận được phản ánh từ phía nhà trường, bạn phải có giải pháp ngay. Trong trường hợp này, đối thoại, trao đổi, sẽ thuận lợi hơn là cứ để xảy ra ngộ nhận vì điều đó về lâu dài sẽ bất lợi cho trẻ. Sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình sẽ góp phần làm cho cha mẹ gần gũi với con cái hcm.

  1. Trong trường hợp xảy ra xung đột nghiêm trọng, bạn hãy tự đặt

mình vào địa vị của con bạn và hãy thử tìm hiểu xem khi con bạn có thái độ đó là nhằm đạt được mục đích gì? Phải chăng con bạn muốn gây sự chú ý quan tâm của bạn? Hay là làm như vậy, trẻ sẽ tránh khỏi phải cố gắng về một việc gì khác ? Khi bạn đã nắm bắt được điều trẻ muốn, bạn sẽ có thể giúp trẻ hữu hiệu hcm. Và nhất là bạn phải giữ thật bình tĩnh, cho dù bạn đã trải qua một ngày làm việc mệt nhọc căng thẳng. Hãy hít thở sâu và đối diện với tình hình một cách bình thản.

Khi bạn đương đầu với đối phương mà vẫn bình thản và kiên quyết thì đó là một tấm gương, một bài học cực kỳ quý báu cho con bạn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể chấp nhận những hành vi phá hoại hay thô bạo là những hành vi nhất thiết phải bị trừng phạt. Không thể khoan nhượng với bất kỳ hành vi bạo lực nào trong gia đình!

  1. Hãy dung hòa quân bình bằng cách cho trẻ một số quyền tự do nhất định, trong việc chọn lựa mặc trang phục chẳng hạn, hoặc quyết định về thời khóa biểu buổi chiều có thể tiếp bạn bè hoặc làm bài tập. Cũng giống như người lớn, đặc biệt là trẻ vị thành niên, trẻ cần cảm thấy là có đóng một vai trò quan trọng trong đời sống, trong gia đình, và cần phải có những dịp thực sự để dấn thân vào và đưa ra những quyết định. Hãy dạy trẻ biết gánh chịu những hậu quả. Ngoài ra, trẻ cũng rất thích được giao trách nhiệm.
  2. Hãy tạo điều kiện để con bạn chơi một bộ môn thể dục thể thao, qua đó trẻ có thể rèn luyện và phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.

Đó là cách tốt nhất để trẻ có thể phát tiết hết năng lượng dư thừa. Nên ưu tiên chọn một môn thể thao nào có tính tập thể, đoàn kết tương thân tương ái cao. Hãy chọn những bộ môn võ thuật cổ truyền, ví dụ như Nhu đạo, vì đó là một môn võ có tính kỷ luật nghiêm ngặt, dạy

cho người học viên biết tôn trọng người khác và nhất là càng phải biết tự chủ trong quá trình tập luyện những kỹ thuật tự vệ và chiến đấu. TRẺ SỢ ĐIỂU GÌ Ở TRƯỜNG HỌC?

“Tất cả chúng ta phải cùng nhau xem xét lại cách chúng ta đưa thế giới bên ngoài tiếp cận với trẻ em nhằm giúp cho trẻ tìm lại được đầy đủ tình yêu thương, các quy tắc của cuộc sống và ý nghĩa đích thực”. Trên đây là một trong những kết luận của cuộc điều tra do Hãng Okaidi, một thương hiệu chuyên về quần áo may mặc sẵn cho trẻ từ 0 đến 14 tuổi, tiến hành với sự cộng tác của Tiến sĩ Bác sĩ Kochman, khoa Tâm Thần Nhi thuộc Trung Tâm Bệnh Viện -Đại Học (CHU) thành phố Lille (Pháp).

Sau đây là một số thông tin, số liệu:

Kết quả học tập kém là nguyên nhân hàng đầu khiến cho các em lo sợ đối với nhà trường: có 69% các em nữ và 59% các em trai.

64% các em sợ không đạt được điểm học tập tốt.

41% các em lo sợ bị các bạn bắt nạt (trong đó có 69% nữ và 35% nam).

1/3 các em được hỏi đều lo sợ bị buồn chán hoặc không có bạn. 33% các em trong lứa tuổi nhỏ 6-10 tuổi sợ bị cô lập một mình.

 

Bài trướcCần đưa trẻ đi khám tâm lý khi có các dấu hiệu sau
Bài tiếp theoChậm phát triển tâm thần ở trẻ em

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.