Sa tiền cùng Hoạt thạch

CÔNG DỤNG KHÁC NHAU

Sa tiền tử cùng hoạt thạch đều là vị thuốc ngọt, hàn, hoạt lợi đều có công dụng lợi thủy thông lâm (chữa đái dắt)

Nhưng sa tiền tử sở trường lợi thủy, cũng hay thanh can sáng mắt, thanh phế, hóa đờm

Hoạt thạch thì hay khai khiếu ở mạo tháu (lỗ chân lông, ngoài da) sở trường là thanh nhiệt, giài thử. trừ phiền. Ngoài ra dùng tiêu nhiệt và thu thăp. Do vậy chữa chẩn, thấp, sang hay

CHỦ TRỊ KHÁC NHAU

Sa tiễn tủ chủ trị lâm bệnh (tiện bế đái dắt)

Hoạt thạch lại chữa thấp ôn, thử bệnh phát nhiệt

Sa tiền tử lợi thủy, thông lâm, nên dùng chữa đái dắt

Như “phổ tế phương” trị tiểu tiện nhiệt, bế không thông. Dùng sa tiền tử, xuyên hoàng bá, bạch thược, cam thảo dùng nước sắc uống dần.

“Mai sư tập nghiệm phương” trị đàn bà có mang bị bệnh lâm, tiểu tiện không lợi, thủy đạo nhiệt không thông dùng sa tiền tử, quy căn.

Hoạt thạch không những dùng trị bệnh lâm (đái dắt) mà còn phải tấu lý, có công dụng giải thử. Thường dùng thẩm thấp (chữa thấp), thử bệnh (cảm nắng) phát nhiệt

Như “ôn bệnh điêu biện” bài Hoàng cầm hoạt thạch thang gồm: Hoàng cầm, Hoạt thạch, Chư linh, Phục binh bì, Đại phúc bì, Bạch đậu khấu, Thông thảo, trị bệnh thấp ôn, mạch hoãn, thật đau, lưỡi vàng mà hoạt, khát nhưng không uống nhiều hoặc không khát mồ hồi ra thì hất, tiếp đó lại phục nhiệt (nóng lại) “tuyên minh phương luận” bài Ích nguyên tán gồm có Hoạt thạch, trích cam thảo, trị bệnh cảm nắng thấp nhiệt, mình nóng, tâm phiền, miệng khát, tiểu tiện không lợi. Bài Cam lộ thanh độc đơn có Hoạt thạch, Nhân trần, Hoàng cầm, Thạch xương bồ, Mộc thông, Xuyên bối mẫu, Xạ can, Liên kiều, Bạc hà, Bạch đậu khấu, Hoắc hương, trị thẩm thấp tà tại khí phận, thấp nhiệt (năng !).

Sa tiền tử chủ trị nốt đỏ đau

Hoạt thạch trị hoàng đởm

Sa tiền tử tính hàn vào can kinh; nên có tác dụng thanh can minh mục, dùng chữa đau mắt đỏ, hoặc mắt mờ (hơi ám). Như “thánh huệ phương” trị phong nhiệt mắt mờ, đau, nhói, dùng sa tiền tử, hoàng liên.”Nhất thảo đình nhãn khoa toàn thư”.

Bài Bổ thận hoàn có sa tiền tử, thạch hộc, thanh diêm, từ thạch, trầm hương, thỏ ty từ. Trị bệnh thận hư, mắt có hoa đen như ruồi ve bay.

Hoạt thạch có thể dùng chữa bệnh hoàng đởm như “Thiên kim phương” trị hoàng đởm. Ngày phát nóng, sợ lạnh, bụng dưới đau cấp, mình mẩy vàng, trán đen sạm, đi đại tiện phân đen, dưới chân nóng. Như thế mà ở phụ nữ, bụng đầy trướng thì khó chữa. Dùng Hoạt thạch, Thạch cao bằng nhau tán nhỏ dùng cháo đại mạch uống thuốc để điều trị.

Sa tiền tử dùng chữa đờm, ho

Hoạt thạch chữa sang, thấp, chẩn

Sa tiền tử thanh phế hóa đàm, dùng chữa phế nhiệt ho. Thường dùng với hoàng cầm, cát cánh, cam thảo hạnh nhân phối hợp để trị.

Hoạt thạch thanh nhiệt, thu thấp, chữa được bệnh sang, bệnh thấp, bệnh chẩn sởi, cũng là thuốc thường dùng chữa các bệnh ấy. Như “Thánh huệ phương” bài “Hoạt thạch tán” trị thiếu nhi mình nóng phát sang (mụn nhọt) dùng hoạt thanh tán nhỏ bạch phàn khôi (phàn tráng phi) lá táo giã nát đổ vào.

“Cảnh nhạc toàn thư” có bài “Kim hoàng tán” gồm : hoạt thạch, phấn cam thảo, chữa bệnh ngày nóng thấp nhiệt gây ra bệnh sang (mụn nhọt lở). “Tần hồ tập gián phương” chữa chứng cước chỉ phòng lan (ngón chân, dưới bàn chân) bị bệnh lở nát, dùng hoạt thạch – thạch cao, phèn phi khô bôi vào.

Sử dụng đặc thù khác nhau

Lâm sàng nói rằng: trị bệnh cao huyết áp, mỗi ngày dùng sa tiền tử 3 đồng cân, cũng có thể tới 6 đồng, lấy nước đun 2 lần, uống thay chè. Chứa 50 can, dùng luôn 3-4 tháng thì khỏi. 23 lần đã rút huyết áp xuống thấp tới dưới 150 – đạt 46%; 25 lần rút xuống dưới 90 – đạt 50%. Dùng 5% sa tiền tử giã lấy nước, khoảng 0,5 hào cân, gia 2% phổ lỗ, tiêm vào ổ khớp xương.

“Y tôn kim giám” bài Hổ phách bích ngọc tán: Hoạt thạch 6 lạng cam thảo, 1 lạng hổ phách 5 tiền, thanh đại 5 phân, tán nhỏ mỗi lần uống 3 đồng, đun nước đăng tâm làm thang uống trị chó dại cắn đến tiểu tiện bị sáp trệ.

“Ngoại khoa khôi huyền” bài Ngọc phấn tán: hoạt thạch 1 lạng, cam thảo, băng phiến mỗi vị hai phân, tán nhỏ bôi vào chỗ đau. Trị thai kiệt, bì phu bị sang lở, chứng kiến anh nhi xuất sinh trông như trẻ con mới đẻ toàn thân không có bì. Như thang bang khứ (như bị bỏng tuột da).

Bài trướcNghiệm pháp 3 cốc – cách làm, ý nghĩa
Bài tiếp theoNghiệm pháp dây thắt là gì – Cách làm, dương tính khi nào

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.