Điều Trị Và Dự PhòngBệnh Thương Hàn

Điều trị

Thuốc đặc trị

Ở phòng thí nghiệm vi khuẩn thương hàn nhạy cảm nhiều kháng sinh, trên cơ thể vi khuẩn sống nội bào tùy ý, nên thuốc ngấm nội bào tốt mới dùng điều trị. Các thuốc cổ điển Chloramphenicol, Bactrime, Ampiciline. Thuốc mới như Cephalosporine thế hệ II (cefuroxim), III (cefotaxim…); fluoroquinolon rất hiệu quả. Tuy nhiên, nước ta một số nơi vi khuẩn thương hàn kháng acid nalixidic, khi dùng Fluoroquinolone thời gian cắt sốt dài hơn (7 ngày ; thường 3 ngày).

Thuốc có hai dạng uống và tiêm, chỉ dùng một thuốc không phối hợp.

Liều lượng

Nơi chưa bị kháng thuốc kinh điển: vẫn có thể dùng các thuốc sau (rẽ, dễ kiếm).

Chloramphenicol:

Người lớn: 1 – 1,5 g/ngày, uống 2 lần (sáng – chiều).

Trẻ em : 50 mg/kg/ngày, uống 2 lần (sáng-chiều).

Ampiciline hoặc Amoxiciline: 50 – 100 mg/kg/ngày /ngày/ 4 lần.

Co-trimoxazol: (Trimethoprim – Sulfamethoxazol): 50 mgTri. 10 mg Sulfa. /kg/ngày / uống 4 lần,

Tất cả các thuốc trên đều dùng liên tục trong 14 ngày.

Vùng bị kháng thuốc kinh điển: Dùng thuốc mới

Pefloxacine 400mg; Ofloxacine 200mg; Ciprofloxacine 500mg. Dùng 1 trong 3 loại trên, ngày 2v x 7 -10 ngày, uống 2 lần (sáng-chiều).

Cefuroxim 1,5g/ngày x 10 ngày (viên 250mg), uống 3 lần /ngày.

Rocephine 1- 2g/ngày hoặc Ceftriaxone 1- 2g/ngày x 10 ngày, tiêm bắp 2 lần /ngày.

Hết sốt sau 3 – 4 ngày điều trị.

Phụ nữ có thai, trẻ < 15 tuổi, dùng Cephalosporine thế hệ 2 – 3. Không dùng Fluoroquinolone.

Chọn lựa điều trị theo vùng, sự chấp nhận của bệnh nhân theo khả năng chi trả. Tuy nhiên, thuốc mới có lợi hơn về kinh tế và chống tình trạng người mang mần bệnh do diệt sạch vi khuẩn

Điều trị triệu chứng, chăm sóc và ăn uống

Trụy tim mạch, viêm cơ tim

Giảm liều KS hoặc ngừng, hồi sức tim mạch, Hydrocortison hemisuccinate 100 mg/ngày x 2-3 ngày.

Não viêm hoặc nhiễm độc nặng

Nhiễm độc nặng dùng Hydrocortison hemisuccinate 100 mg/ngày x 2-3 ngày. Não viêm: Dexamethazole 3 mg/kg, sau 30 phút 1mg/kg cứ 6 giờ/lần/ 24 giờ (tiêm tĩnh mạch 1-2 ngày) kháng sinh (Harrison 1992), theo một số tác giả nước ngoài thì hiệu quả cứu sống 50% trường hợp não viêm thương hàn.

Chảy máu tiêu hóa nặng

Truyền 1 – 2 đơn vị máu, chườm đá ở bụng.

Kiệt sức, suy kiệt do ốm lâu

Huyết tương, đạm thủy phân, polyvitamin. Chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Chế độ ăn

Đang sốt thì ăn lỏng, xúp nghiền. Hết sốt cho ăn nhão, cháo, xúp rồi ăn đặc dần nhưng tránh chất xơ. Đủ chất dinh dưỡng.

PhòngBệnh Thương Hàn

Khi chưa có bệnh (dự phòng cấp 0)

Tăng cường giám sát dịch tại các ổ dịch cũ, các vùng có nguy cơ cao (đông dân cư; vệ sinh kém, sử dụng nước ao, hồ, sông; vùng bệnh lưu hành).

Báo cáo đều đặn bệnh trong khu vực theo quy định Bộ Y tế.

Tăng cường cải thiện cung cấp nước sinh hoạt, xử lý chất thải bệnh viện, kiểm tra biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục vệ sinh phòng bệnh cộng đồng, ăn chín, uống chín, cộng đồng tham gia phòng bệnh bảo vệ cá nhân-cộng đồng.

Với bệnh nhân (dự phòng cấp 1)

Điều trị dứt điểm, đủ liều thuốc, tránh điều trị dỡ dang dễ thành người mang mầm bệnh.

Phát hiện, quản lý và điều trị người lành mang mầm bệnh.

Khi có dịch

Biện pháp tổ chức

Thành lập ban chỉ đạo chống dịch ccủa tỉnh, thành phố.

Tổ chức đội lưu động, trang bị thuốc men, hóa chất, phương tiện, hỗ trợ nơi có dịch.

Biện pháp kỹ thuật:

Giám sát phát hiện, điều trị sớm các ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại bệnh viện; phát hiện lâm sàng, cấy máu, phân, làm kháng sinh đồ.

Thông báo cho cơ quan y tế dự phòng cùng cấp, để có biện pháp chống dịch và hổ trợ.

Các biện pháp vệ sinh môi trường, tham gia chống dịch của cộng đồng .

Xử lý phân: xử lý vôi bột hoặc hóa chất phân bệnh nhân trước khi vào hệ thống

Khử nước sinh hoạt bằng Chloramin B nồng độ chlore 0,3mg/l, nước giếng cũng vậy.

Giải quyết rác: vôi bột, diệt ruồi, xử lý rác công cộng.

Vệ sinh thực phẩm ăn uống.

Lấy mẫu thực phẩm, nước để phân lập vi khuẩn, đặc biệt, khu vực có bệnh nhân.

Kiểm tra, thanh tra vệ sinh thực phẩm thường xuyên, đột xuất.

Tuyên truyền ăn chín, uống chín.

Xét nghiệm phân các đối tượng: người phục vụ ăn uống, chế biến thực phẩm, cô nuôi dạy trẻ, người tiếp xúc bệnh nhân. Để phát hiện người lành mang mầm bệnh.

Vắc xine phòng bệnh:

Có 2 loại vắc xin phòng bệnh (uống và tiêm).

Có thể dùng vắc xin cho người tiếp xúc bệnh nhân, các đối tượng ở vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ. Dùng theo hướng dẫn sử dụng.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.