Dự Phòng Và Điều Trị Viêm Gan Virus

Dự phòng viêm gan virus

Dự phòng trước khi nhiễm là quan trọng nhất.

Với HAV:

Người lớn: tiêm Havrix (loại người lớn, virus bất hoạt) hoặc Avaxim Nhân viên y tế, người ở dưỡng đường.

Những người chưa miễn dịch vào vùng dịch lưu hành.

Nhóm nguy cơ: nghiện chích ma tuý, đồng tính luyến ái, bệnh ưa chảy máu truyền máu nhiều lần.

Tiêm 2 mũi cách nhau 6 – 12 tháng đáp ứng bảo vệ > 95%, kéo dài ít nhất 10 năm.

Trẻ con: trên 1 tuổi tiêm Havrix (loại cho trẻ); hoặc vaccine Twinrix (kết hợp HBV và HAV), tiêm 3 mũi (ngày 0, cách 1 tháng, cách 6 tháng).

Đối với HBV, HDV dùng vaccine dự phòng

Các đối tượng có nguy cơ cao: Nhân viên y tế

Truyền máu nhiều lần (ghép tạng, bệnh ưa chảy máu vv…), người chạy thận nhiều lần.

Tiêm chích ma túy, đồng tình luyến ái mà bạn tình HBsAg (+).

Người nhà có HBsAg (+), trẻ sơ sinh có mẹ HBsAg(+).

Người chưa miễn dịch, người chậm phát triển trí tuệ.

Vaccine tái tổ hợp gene (Gen Hevac B Pasteur hoặc Engérix B). Đáp ứng miễn dịch tốt; chỉ 4 – 10% không đáp ứng kháng thể, chủ yếu người lớn > 40 tuổi, người suy giảm miễn dịch, nghiện rượu. Vaccine chỉ chứa HBsAg nên đáp ứng anti- HBs, dung nạp tốt.

Tùy theo tuổi – giới mà hiệu lực vaccine khác nhau. Miễn dịch tốt ở phụ nữ, người < 40 tuổi.

Chủng ngừa 3 lần tiêm bắp cách nhau tháng 1 lần, hoặc ngày 0, tháng 1, tháng 6.

Nhắc lại 1 mũi sau 5 năm, nếu chủng ngừa sau 25 tuổi và kiểm tra nồng độ kháng thể sau 2 tháng, nếu đủ 10 IU thì không cần tiêm nhắc lại.

Phối hợp tiêm HBIg và chủng ngừa viêm gan B (tiêm bắp HBIg 3 lần, 0,1ml/lần x 6 tháng/lần, kêt hợp chủng ngừa viêm gan B cho đối tượng mới phơi nhiễm (người chưa miễn dịch tiếp cận máu, tai biến nghề nghiệp,v.v.)

Không có vaccine riêng đối với viêm gan Virus D.

Đối với HCV và HEV hiện chưa có vaccine đặc hiệu.

Phòng ngừa sau phơi nhiễm :

Đối với HBV khi mẹ bị nhiễm thì phòng cho con vào kỳ chu sinh, dùng HBIg phối hợp vaccine trong 24 giờ sau sinh, vì các trẻ sơ sinh nhiễm có nguy cơ cao viêm gan mãn.

Điều trị viêm gan virus

Điều trị viêm gan virus cấp: chủ yếu là hổ trợ, dinh dưỡng có vai trò nhất định.

Thức ăn lỏng có ích cho bệnh nhân buồn nôn và nôn. Hạn chế mỡ, đạm. Hồi phục nước – điện giải. Ngừng bia – rượu, chất giải khát lên men. Bệnh nhân chán ăn, suy dưỡng: dùng vitamin. Hạn chế hoạt động khi còn triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm viêm gan virus.

Giám sát, theo dõi bệnh nhân viêm gan cấp chủ yếu dựa vào ASAT/ALAT – biliribin, chức năng tổng hợp albumin, tỷ prothrobin để đánh giá triến triển của bệnh. Khi bệnh nhân suy gan cấp cho thấy giảm transaminase, giảm Albumin, tăng bilirubin, giảm tỷ Prothrombin; lâm sàng cho thấy mất ngủ, chán ăn.

Suy gan cấp (teo gan vàng cấp)

Ngoài viêm gan virus, suy gan cấp có thể do ngộ độ thuốc, thiếu máu gan nặng, độc tố, gan nhiễm mỡ cấp trong thai nghén, bệnh wilson, hội chứng Reye.

Lâm sàng: bệnh lý não gan, tụt huyết áp, mạch nhanh, vàng mắt – da đậm, xuất huyết tiêu hóa, bội nhiễm, rối loạn đông máu, hạ đường máu, suy thận, rối loạn điện giải – toan kiềm.

Đường máu thường giảm < 60mg/dl thì cần truyền thêm đường.

Kháng acid, kháng H2 Receptor, duy trì pH dạ dày > 5 để phòng chảy máu tiêu hóa.

Chảy máu nhiều: truyền huyết tương lạnh, máu tươi cùng nhóm.

Bệnh nhân có tăng áp nội sọ hoặc hôn mê gan giai đoạn III, IV: dùng mannitol tĩnh mạch 1g/kg, hoặc glucose 30% tĩnh mạch 100 – 150ml, Lasix.

Neomycin 0,25g x 4v- 8v ngày chia 2-3lần/ngày x 5 – 7 ngày, có thể metronidazole 1g/ngày x 5 – 7 ngày. Bội nhiễm, dùng kháng sinh không độc gan (Amoxicillin).

Thụt tháo phân 2 lần/ ngày, kèm theo Lactulose 50% (đa đường sorbitol, lactose, galactose ) người lớn 2gói/ngày (làm nhuận tràng, tăng đào thải các acid hữu cơ khỏi đại tràng,ức chế vi khuẩn chí, chuyển NH3 thành NH4 không hấp thu và đào thải theo phân).

Ghép gan (trường hợp do HBV, sau ghép gan có thể tái nhiễm virus )

Mới đây (2004) N-acetyl cysteine (Acemuc) được dùng trong suy gan bán cấp không rõ nguyên nhân, liểu 150mg/ngày trong 3 tuần rồi dùng 75mg/ngày/4 lần/ngày (tiêm TM, nếu bệnh nhân nôn): 7/9 (77%, nhóm dùng thuốc) và 1/6 (17%, nhóm chứng) khỏi bệnh. Dùng trong suy gan cấp do dùng quá liều paracetamol.

Tử vong do suy gan tiến triển, chảy máu tiêu hóa, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim, trụy mạch, suy thận & vô niệu, hội chứng phổi – gan.

Viêm gan virus mãn tính

Viêm gan B mãn tính

Chỉ định dùng thuốc cho viêm gan B mãn tính thể hoạt động.

Mục tiêu điều trị là ức chế sự hoạt động virus cuối cùng làm ngừng tiến triển viêm gan mãn hoạt động và ngăn ngừa xơ gan, ung thư gan. Vì vậy phải điều trị giai đoạn sớm

Interferon alpha

Tiêm bắp, dưới da 9 – 10 triệu x 3 lần/tuần (4 – 6 tháng) chuyển đổi huyết thanh 20 – 30%.

Đáp ứng tốt ở bệnh nhân có: HBV DNA thấp; ALAT tăng cao; có tổn thương viêm- hoại tử trong gan; bệnh nhân không phải người Á châu; nhiễm virus khi lớn tuổi.

Hiệu quả khi: transaminase bình thường; các marker nhân lên của virus HBV DNA, HBeAg âm tính, anti – HBe (+); lý tưởng là HBsAg (-) và anti-HBs (+). Tuy nhiên có một số trường hợp virus nhân lên và hoạt động lại sau khi ngừng thuốc.

Pegylated interferon alpha 2a hoặc 2b (kết hợp interferon với glycol polyethylene, nên thải qua thận chậm, dùng tuần/lần).

Tiêm bắp, dưới da 180 mcg/tuần Peg. interferon alpha 2a (Pegasys) cho thấy hiệu quả 28% so với interferon alpha 12%, khi dùng 4 – 6 tháng.

Đáp ứng: mất HBeAg, HBV DNA < 500.000 copies/mL, transaminase bình thường.

Lamivudine

Uống 100mg/ngày, ức chế virus nhân lên 80%, nhưng xuất hiện đề kháng do đột biến (15%/năm, chủ yếu dạng YMDD), tuy nhiên, đột biến đào thoát chưa rõ trên lâm sàng, khi có đột biến không ngừng thuốc, trừ khi dùng thuốc thay thế sợ virus phát triển trở lại.

Adefovir dipivoxil

Thuốc tương tự nucleoside, tác dụng cạnh tranh với deoxyadenosine triphosphate để ức chế polymerase DNA và enzyme sao chép ngược của HBV, chấm dứt sự tổng hợp chuổi DNA.

Liều uống 10 mg/ngày, dùng 48 tuần cùng nhóm placebo có tỷ lệ chuyển đổi anti- HBe tương ứng là 12% và 6%, cải thiện tổ chức học gan 53% và 25%, không phát hiện nồng độ HBV DNA tương ứng là 21% và 0% bệnh nhân. Dùng cho trường hợp kháng Lamivudine.

Tenofovir

Thuốc tương tự nucleoside, tác dụng ức chế HBV và HIV.

Dùng cho người đồng nhiễm HIV và HBV, giảm nồng độ virus > 4 log10 và hiệu quả trường hợp HBV đề kháng Lamivudine.

Các thuốc khác

Hiện nay đang điều trị thử các thuốc tương tự nucleoside: Entecavir, Entricitabine, Clevudine.

Phối hợp thuốc

Adefovir phối hợp pegylated interferon trong HBV đề kháng Lamivudine.

Bệnh nhân xơ gan mất bù do HBV không dùng interferon. Nhưng dùng Lamivudine, Adefovir hoặc Tenofovir đơn thuần

Viêm gan C mãn tính

Ribavirine

Dùng đường uống liều 10,6 mg/kg

Thuốc có thể gây giảm hemglobine nhẹ do tán huyết, giảm bạch cầu ngoại biên.

Pegylated interferon alpha 2b hoặc alpha 2a

Thường dùng Pegasys (Peg alpha 2a) 180 mcg tiêm bắp hoặc dưới da.

Phối hợp thuốc

Thường kết hợp hai thuốc trên vì ribavirine có tác dụng hiệp đồng với interferon.

Cho bệnh nhân uống paracetamol để tránh sốt do interferon.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.