ĐỊNH NGHĨA

Năm 1961, Petersdorf và Beeson định nghĩa sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân như sau:

Nhiệt độ bệnh nhân luôn luôn trên 38,2 độ C dù đo bất kỳ lúc nào.

Sốt kéo dài trong suốt ít nhất 3 tuần.

Tiến hành đủ mọi khám xét lâm sàng và cận lâm sàng trong phạm vi có thể

có ở một bệnh viện, trong vòng 1 tuần vẫn không tìm ra được nguyên nhân.

Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân (SKDCRNN) vì vậy có thể phân biệt được với những trường hợp tự tạo, thường có thể chẩn đóan nhanh trong vòng 24 giờ.

Định nghĩa nầy được công nhận và xử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong 30 năm và được xem như là định nghĩa cổ điển.

Đến nay, với sự tiến bộ của Y học, Durack và Street đề nghị cách phân loại mới về sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân như sau:

Phân loại sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân

Đặc điểm

Tại bệnh viện

Giảm bạch cầu

Nhiễm HIV

Cổ điển

Tình trạng bệnh nhân

Đang nằm viện. Khi vào không sốt. Đang cần săn sóc đặc biệt

BC trung tính < 500/mm3 hay là sẽ giảm xuống mức nầy trong vài ngày

Khẳng định với Western Blot (+)

Tất cả những người khác sốt kéo dài trên 3 tuần

Thời gian từ khi mắc đến khi khám bệnh

3 ngày

3 ngày

3 ngày. Nếu ngoại trú là 3 tuần

3 ngày hay đến khám 3 lần tiếp nhau (ngoại trú)

Một số nguyên nhân minh họa

Viêm tắc TM nhiễm trùng, viêm xoang, viêm đại tràng giả mạc, sốt do thuốc

Nhiễm trùng quanh hậu môn. Nhiễm nấm Candida, Aspergillus

Lao, lymphoma, do thuốc ARV, nhiễm phức hợp Mycobacteria không điển hình

Nhiễm trùng. Bệnh ác tính, các bệnh gây viêm, do thuốc.

Phân loại sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân

Tuy nhiên trong bối cảnh kính tế -xã hội và nền y học của nước ta, áp dụng định nghĩa cổ điển của Petersdorf phù hợp và thực tế hơn. Vì thế trong bài nầy, chỉ đề cập đến sốt kéo dài chủa rõ nguyên nhân cổ điển.

Hội chứng viêm: Gọi là hội chứng viêm cận lâm sàng khi có : VSS tăng (>16mm ở đàn ông, >25mm ở phụ nữ theo phương pháp Westergreen, hoặc >7mm ở nam giới, >16mm ở nữ giới theo phương pháp Wintrobe.)

Ngòai ra, người ta còn lưu ý rằng một số protein cũng gia tăng, phổ biến nhất là protein C phản ứng (CRP).

CÁC BƯỚC CHẨN ĐÓAN SKDCRNN

Tiền sử

Hỏi bệnh sử và tiền sử cẩn thận là một khâu cơ bản trong chẩn đóan.

Cần xác định 7 điểm sau :

Các thuốc đã xử dụng

Có đi du lịch ở đâu không ?

Có tiếp xúc với động vật.

Nghề nghiệp

Lối sống

Tiền sử bệnh

Triệu chứng hiện có.

Một số thuốc có thể gây sốt,nhất là một số kháng sinh. Trong trường hợp nầy sốt biến mất trong vòng 24 giờ sau khi ngưng thuốc, và xuất hiện lại khi thuốc được tiếp tục dùng.

Du lịch đến những vùng dịch tễ của sốt rét, sốt vàng có thể gợi ý đến các bệnh nầy.

Tiếp xúc với một số động vật có thể là nguồn gốc của một số bệnh có thể gây sốt (bệnh do Ricketsia, bệnh Sodoku…)

Một số nghề nghiệp có thể tạo điều kiện mắc một số bệnh có sốt như chăn nuôi chim có thể mắc bệnh sốt vẹt do Chlamydia…

Lối sống cũng ảnh hưởng đến một số bệnh như nghiện hút có thể dẫn đến

AIDS.

Tiền sử có thể gợi ý cho một nguyên nhân sốt. Ví dụ : tiền sử sỏi mật gợi ý

đến một nhiễm trùng đường mật.

Những triệu chứng hiện tại rất quan trọng đểí định hướng chẩn đóan. Tuy nhiên theo định nghĩa, các triệu chứng khám được trong trường hợp SKDCRNN thường rất nghèo nàn và không cho phép hướng đến một cách rõ rệt một bệnh nào.

Phân tích diễn tiến cơn sốt

Phân tích diễn tiến cơn sốt thường rất hữu ích cho chẩn đóan. Ví dụ sốt thành từng cơn kèm theo run lạnh thường xẩy ra trong những ca nhiễm trùng huyết, sốt có chu kỳ thường gặp trong sốt rét…

Khám lâm sàng tỷ mỉ và tòan diện

Rất có ích cho chẩn đóan nguyên nhân sốt. Cần chú ý có sụt cân không ? có tiếng thổi ở tim không ? (cảnh giác viêm nội tâm mạc), gan,lách, hạch có lớn không ? Khám tuyến giáp để lọai trừ hoặc cảnh gíac các bệnh về tuyến giáp (cơn bão giáp ?) Khám kỹ xoang miệng, răng, tai mũi họng để tìm các bệnh có thể gây sốt ở vùng nầy, nếu cần tham khảo thêm ý kiến của các đồng nghiệp về các chuyên khoa nầy.

Xét nghiệm cận lâm sàng :

Tùy theo trang bị và phương tiện của cơ sở. Tuy nhiên, một cách tổng quát, trong tuần đầu tiên, tối thiểu, chúng ta phải khảo sát huyết đồ, tế bào vi trùng nước tiểu, cấy máu. Chú ý cấy máu phải được tiến hành trước khi cho kháng sinh. Huyết thanh chẩn đóan thương hàn, giang mai, Yersinia, cả Brucellose nếu có yếu tố dịch tễ gợi ý, và virus CMV, Điện di protein và calci máu. Định lượng các men transaminase, Phosphatase kiềm, phosphatase acid ở nam giới. Chụp X quang một số cơ quan nghi ngờ có thể bị bệnh như phổi, răng, xoang…Siêu âm nội tạng như siêu âm gan, lách, tim cũng cho phép phát hiện một số bệnh gây sốt (Viêm nội tâm mạc bán cấp chẳng hạn).

Kết quả của một số xét nghiệm cần phải lý giải một cách thận trọng vì không thiếu trường hợp dương tính giả. Cũng nên lưu ý rằng ở những người già, công thức bạch cầu thường đảo ngược, phosphatase kiềm thường tăng, yếu tố thấp dương tính mặc dầu không có bệnh lý gì. Ngược lại cần cảnh giác nhiều trường hợp âm tính giả. Ví dụ : Phim phổi có thể bình thường trong nhiều tuần trong một ca lao nội tạng tiến triển.

Trong những trường hợp khó khăn, đôi khi ta phải tiến hành một số xét nghiệm gây phiền phức, đau đớn cho bệnh nhân như sinh thiết, tủy đồ, nội soi, hoặc những xét nghiệm tốn kém như chụp điện tóan cắt lớp…

Điều trị thử

Nhiều trường hợp ta tiến hành điều trị thử theo hướng được nghi ngờ nhiều nhất. Chiến lược điều trị thử thay đổi tùy theo từng nước, tùy theo từng địa phương. Ví dụ ở nước ta, có thể điều trị thử sốt rét, thương hàn, Trong trường hợp nghi ngờ viêm nội tâm mạc nhưng cấy máu âm tính, cũng nên điều trị thử với kháng sinh thích hợp.

Mỗ thăm dò

Nhiều trường hợp có những triệu chứng nghi ngờ nhưng không xác định được bản chất của bệnh ta có thể mỗ thăm dò. Tuy nhiên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, đứng trên quan điểm vì quyền lợi của bệnh nhân mà quyết định.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ DẪN ĐẾN SKDKRNN

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng tòan thể

Do vi khuẩn

Nhiễm trùng huyết do các cầu khuẩn Gram dương : Tụ cầu, liên cầu, phế

cầu.

Nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn Gram âm như Thương hàn,

E.coli,Listeria…

Lậu, giang mai

Leptospirose, bệnh Lyme

Légionellose

Dịch hạch và các bệnh do các chủng Yersinia khác

Lao

Nhiễm vi khuẩn Whitmore

Bệnh Hansen.

Ricketsia

Nhiễm Mycoplasma 11.1.2. Ký sinh trùng

Sốt rét

Toxoplasmose

Leishmaniose

Trypanosomiase

Các bệnh do giun sán (sán máng,amip nội tạng..)

Nấm

Nhiễm Candida

Nhiễm Cryptococcus

Histoplasmose

Virus

Epstein Barr

Cytomegalovirus

HIV

Nhiễm trùng tại chỗ

Ở hệ tim mạch

Viêm nội tâm mạc

Viêm màng ngòai tim

Viêm tắc tĩnh mạch (não, tĩnh mạch cửa..)

Phình động mạch nhiễm trùng

Ở hệ hô hấp

Các bệnh viêm phổi, đặc biệt lưu ý đến các bệnh phổi co Chlamydiae, do Legionelle, do Pneusmocystis carinii

Viêm màng phổi có mủ.

Ở bụng

Áp xe gan

Viêm quanh gan (do Chlamydiae)

Áp xe dưới cơ hòanh

Viêm túi mật, viêm ruột hừa, viêm túi thừa Meckel, viêm đại tràng sigma.

Áp xe lách

Áp xe thận, viêm đài bể thận,Viêm tấy quanh thận.

Áp xe vùng chậu, viêm vòi trứng,

Viêm tuyến tiền liệt.

Thần kinh

Áp xe não

Viêm màng não

Viêm ngoài màng cứng

Xương

Viêm xương, viêm xương-khớp

Viêm đĩa cột sống

Viêm xoang, viêm lợi, răng.

Do u

Các u lympho dạng Hodgkin hay không phải Hodgkin.

Ung thư máu (leukemia)

Bệnh Histiocytose

Các khối ung thư khác : tiên phát như K thận, K đại tràng, K phổi, hoặc từ

nơi khác di căn đến như K gan…

Các u lành tính (U cơ trơn đường tiêu hóa)

Các bệnh có bản chất viêm.

Bệnh Horton, bệnh Takayasu

Viêm mạch máu họai tử, bệnh Wegener.

Lupus ban đỏ rải rác.

Bệnh viêm cơ-bì nhiều nơi (Polydermatomyosite)

Thấp khớp cấp

Viêm đa khớp thấp

Viêm cứng cột sống

Bệnh Still

Bệnh Crohn

Bệnh Whipple

Sarcoidose

Bệnh Bercet

Những nguyên nhân khác

Do thuốc

Bệnh huyết khối-thuyên tắc

Viêm gan do rượu

Cường giáp

U nhầy

Các bệnh phổi do lắng đọng miễn dịch

Phình động mạch chủ

Xơ hóa sau phúc mạc

U xơ tử cung (họai tử vô trùng)

Tái hấp thụ một u máu

Sốt giả vờ.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.