-
TỔNG QUAN VỀ LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON
Lây truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV trong suốt quá trình mang thai, chuyển dạ, trong khi sinh và giai đoạn cho con bú. Đến nay, hầu hết trẻ bị nhiễm HIV là do HIV truyền từ người mẹ sang. Các dịch vụ, các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được xây dựng nhằm làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Nguy cơ lây nhiễm nếu không có các can thiệp
Nếu không có các can thệp dự phòng thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con từ 20 – 45%.
Sơ đồ 2.1: Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu không can thiệp.
- Giảm nguy cơ lây nhiễm thông qua các can thiệp
Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể giảm từ 40- 70% nếu được can thiệp kịp thời, bao gồm: can thiệp bằng thuốc kháng vi rút (ARV) và các biện pháp dự phòng. Cả hai biện pháp này đều rất hiệu quả trong việc giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nếu các can thiệp này được cung cấp phối hợp với các can thiệp khác như: thực hiện an toàn trong sản khoa, hỗ trợ, tư vấn và thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ thì hiệu quả còn cao hơn nhiều..
-
CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP TOÀN DIỆN DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON
Năm 2008, Tổ chức Y tế Thế giới hướng dẫn một Chiến lược tiếp cận toàn diện về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC) gồm 4 thành tố sau:
- Dự phòng sớm lây nhiễm HIVcho phụ nữ.
- Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV.
- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV.
- Cung cấp hỗ trợ chăm sóc và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau sinh.
4 thành tố này cũng đã được phản ánh trong „Chương trình hành động quốc gia phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ở Việt Nam” (2006) và trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện dự phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con” của Bộ Y tế (2010)
Bảng 2.2: Các thành tố của chương trình dự phòng lây truyền HIV
từ mẹ sang con toàn diện.
|
– Cung cấp điều trị bằng thuốc ARV cho cả mẹ và con.
– Thực hành sản khoa an toàn để làm giảm nguy cơ phơi nhiễm với HIV – Thông tin, tư vấn và hỗ trợ nuôi trẻ. |
||
Bà mẹ nhiễm HIV, con của họ sau sinh | Giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con sau khi sinh.
Chăm sóc, điều trị và hỗ trợ nhu cầu của bà mẹ nhiễm HIV và con của họ |
- Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ
Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ sinh đẻ là cách “dự phòng từ xa” để tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con. Bởi lẽ, nếu phụ nữ không nhiễm HIV thì sẽ không có lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Giải pháp dự phòng sớm còn giúp đạt được mục tiêu phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Hiện nay, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con vẫn chủ yếu tập trung vào những phụ nữ đã mang thai, phụ nữ đã nhiễm HIV, đặc biệt ở những vùng có tỷ lệ nhiễm cao. Tuy nhiên, muốn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con có hiệu quả thì phải tiến hành các hoạt động dự phòng sớm, hướng vào tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là những phụ nữ đã hoặc đang có hành vi nguy cơ hoặc có chồng/bạn tình là những người đã hoặc đang có hành vi nguy cơ. Ngoài ra, cũng cần dự phòng lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh cho những phụ nữ mang thai đã được chẩn đoán tình trạng HIV âm tính tại các cơ sở chăm sóc trước sinh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cách tiếp cận ABC – một chiến lược dự phòng ban đầu lây nhiễm HIV thông qua tăng cường và hỗ trợ các hành vi tình dục an toàn. Cách tiếp cận này gồm kiêng quan hệ tình dục; chung thủy và giảm số lượng bạn tình; thường xuyên sử dụng bao cao su:
Bảng 2.3: Cách tiếp cận “ABC” trong chiến lược dự phòng ban đầu lây nhiễm HIVtheo khuyến cáo của WHO
|
||||||
Nhìn chung các hoạt động chính của dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ, đặc biệt là cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bao gồm:
- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ đang có chồng, phụ nữ mang thai và bạn tình của họ;
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV và xét nghiệm lại cho những người được coi là phơi nhiễm với HIV;
- Tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ và bạn tình của họ;
- Thực hành tình dục an toàn cho cả nam và nữ, bao gồm khuyến khích sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;
- Trì hoãn quan hệ tình dục, đặc biệt là trước hôn nhân.
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục…
- Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV
Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nhiễm HIV đóng vai trò quan trọng trong dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, bởi nếu phụ nữ nhiễm HIV không mang thai cũng sẽ không có lây truyền HIV từ mẹ sang con. Thành tố này tập trung vào cung cấp các dịch vụ sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình cho tất cả những người phụ nữ đã nhiễm HIV để họ quyết định đời sống sinh sản trong tương lai của họ, bao gồm cả việc khi nào cần tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ thích hợp để phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn.
Hầu hết phụ nữ ở các nước đang phát triển không biết về tình trạng nhiễm HIV của mình, do vậy việc tăng cường các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ sẽ giúp cho họ sớm nhận được các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ cần thiết liên quan đến nhiễm HIV, bao gồm cả các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, từ đó họ có thể tự quyết định về đời sống sinh sản của họ trong tương lai với đầy đủ thông tin.
Các dịch vụ chủ yếu trong thành tố này là:
- Tư vấn và cung cấp các biện pháp tránh thai để đảm bảo rằng người phụ nữ nhiễm HIV có thể quyết định về sức khoẻ sinh sản của họ với đầy đủ thông tin;
- Khuyến khích thực hiện tình dục an toàn cho cả nam và nữ, bao gồm khuyến khích sử dụng bao cao su.
- Nạo phá thai an toàn theo nguyện vọng và nếu có chỉ định của Y tế.
Tư vấn kế hoạch hoá gia đình cho phụ nữ nhiễm HIV gồm 3 bước:
- Bước 1: Thảo luận về HIV và mang thai.
- Bước 2: Hỗ trợ người phụ nữ lựa chọn phương pháp tránh thai.
- Bước 3: Thảo luận về HIV và sinh sản.
Tư vấn và cung cấp các biện pháp tránh thai hiệu quả sẽ góp phần rất lớn vào việc đưa ra những quyết định liên quan đến việc có thai ở những phụ nữ nhiễm HIV.
- Các can thiệp cho phụ nữ mang thai nói chung và phụ nữ nhiễm HIV mang thai và sẽ sinh con
- Các can thiệp cho phụ nữ mang thai nói chung để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, bao gồm:
- Truyền thông, tư vấn về HIV/AIDS và về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
- Tổ chức tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai nhằm sớm xác định càng sớm càng tốt tình trạng nhiễm HIV của họ để có các can thiệp thích hợp (xem dưới đây) nếu họ có kết quả xét nghiệm HIV dương tính;
- Tư vấn về thực hành các hành vi an toàn, đặc biệt là an toàn tình dục cho phụ nữ mang thai và chống/bạn tình của họ trong thời kỳ mang thai và cho con bú;
- Khuyến khích xét nghiệm lại HIV định kỳ trong quá trình mang thai, trước khi sinh và sau khi sinh cho những phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm HIV lần đầu âm tính, đặc biệt là ở những nơi có tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ mang thai cao;
Nếu các bà mẹ mang thai có xét nghiệm khẳng định HIV dương tính thì áp dụng các can thiệp như với phụ nữ nhiễm HIV mang thai và có nguyện vọng sinh con (nêu dưới đây)
- Các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai.
Các can thiệp này bao gồm:
- Chăm sóc thai nghén;
- Đánh giá giai đoạn lâm sàng và miễn dịch thông qua khám lâm sàng và xét nghiệm đếm tế bào CD4 của phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
- Điều trị DPLTMC cho những phụ nữ mang thai nhiễm HIV
- Điều trị ARV cho PNMT đủ điều kiện điều trị,
- Thực hành sản khoa an toàn;
- Điều trị DPLTMC cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV;
- Tư vấn nuôi dưỡng trẻ sau sinh.
Bảng 2.4: Tóm tắt các can thiệp DPLTMC ở phụ nữ nhiễm HTV mang thai và sẽ sinh con.
Can thiệp | Các hoạt động cụ thể | Mục tiêu |
Truyền thông, tư vấn trong suốt quá trình mang thai, trước sinh, khi chuyển dạ và trong khi sinh, sau khi sinh (tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm, tư vấn cho chồng/ bạn tình) | – Cung cấp thông tin về HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
– Tình dục an toàn trong suốt quá trình mang thai; |
Hỗ trợ tâm lý xã hội và giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con |
Cung cấp điều trị dự phòng | – Điều trị ARV cho mẹ nếu đủ tiêu | Giảm tải lượng vi rút trong |
lây truyền HIV từ mẹ sang con (DPLTMC) cho cả mẹ và con. | chuân điều trị;
– Cung cấp điều trị DPLTMC ở những bà mẹ chưa đủ tiêu chuân điều trị ARV cho bản thân; – Cung cấp điều trị DPLTMC cho con ngay sau khi sinh |
máu ngươi mẹ.
Giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con |
Thực hành đỡ đẻ an toàn. | – Đảm bảo các nguyên tắc vô khuân trong sản khoa.
– Hạn chế các thủ thuật: bấm ối, mổ lấy thai, rạch màng ối sớm. – Tắm cho trẻ ngay sau sinh. |
Giảm sự phơi nhiễm (tiếp xúc) của trẻ đối với máu và dịch tiết của mẹ của bà mẹ. |
Chăm sóc, điều trị toàn diện và hỗ trợ xã hội cho mẹ nhiễm HIV và con sau sinh | – Điều trị cho mẹ và trẻ, bao gồm cả ARV và dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
– Thực hành nuôi dưỡng trẻ an toàn – Giới thiệu chuyển tiếp đến các dịch vụ hỗ trợ khác. |
-Giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con;
– Làm chậm tiến trình phát triển của nhiễm HIV ở mẹ và con (nếu con bị nhiễm) Đảm bảo cho mẹ và con được chăm sóc, điều trị kéo dài cuộc sống và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ… |
- Cung cấp các chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HTV và con của họ sau sinh
Các dịch vụ này bao gồm:
- Gói dịch vụ cho bà mẹ:
+ Cung cấp ARV cho những bà mẹ đủ tiêu chuẩn điều trị;
+ Quản lý triệu chứng;
+ Điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole;
+ Tư vấn và hỗ trợ tiếp theo về việc nuôi dưỡng trẻ;+ Chăm sóc và điều trị dự phòng các bệnh liên quan đến HIV như nhiễm khuần lây truyền qua đường tình dục, lao…
+ Tư vấn và hỗ trợ về dinh dưỡng cho bà mẹ;
+ Cung cấp các dịch vụ về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục bao gồm cả kế hoạch hoá gia đình và tư vấn các biện pháp tránh thai;
+ Hỗ trợ về tâm lý cho bà mẹ;
+ Chăm sóc giảm nhẹ nếu cần.
- Gói dịch vụ cho trẻ phơi nhiễm:
+ Điều trị dự phòng bằng ARV;
+ Theo dõi định kỳ sự phát triển và miễn dịch của trẻ;
+ Điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole khi trẻ được 6 tuần tuổi;
+ Xét nghiệm chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV khi trẻ 6 tuần tuổi ở những nơi có khả năng xét nghiệm vi rút học;
+ Xét nghiệm huyết thanh học cho trẻ từ 18 tháng tuổi ở những nơi không có xét nghiệm vi rút học;
+ Tư vấn và hỗ trợ tiếp theo về việc nuôi dưỡng trẻ;
+ Sàng lọc và quản lý lao cho trẻ;
+ Phòng và điều trị sốt rét;
+ Chăm sóc và hỗ trợ về dinh dưỡng, tâm lý;
+ Điều trị bằng ARV cho những trẻ nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị;
+ Quản lý hội chứng và chăm sóc giảm nhẹ nếu cần.
- Gói dịch vụ cho trẻ nhiễm HIV:
+ Tiêm chủng có điều chỉnh và theo dõi hỗ trợ tăng trưởng
+ Theo dõi, phân loại lâm sàng và điều trị khi cần thiết;
+ Tư vấn về dinh dưỡng và nuôi dưỡng trẻ;
+ Điều trị nhiễm trùng cơ hội bằng Co-trimoxazole;
+ Dự phòng lao và sốt rét;
+ Điều trị thuốc kháng vi rút;
+ Chăm sóc tâm lý, xã hội và chuyển tuyến;
+ Chăm sóc giảm nhẹ.