Có thai khoảng 3 -4 tháng đến 6-7 tháng sinh ra phù thũng, gọi là Tử thũng, sách Kim quỹ yếu lược gọi bệnh này là “Thai nghén có thủy khí” như trong thiên Phụ nhân nhâm thần bệnh mạch chứng tính trị có chép: Thai nghén có thủy khí, mình nặng, tiểu tiện không lợi, gai gai ớn lạnh đứng dậy thì đầu xây xẩm, dùng bài “Quỳ tử phục linh tán làm chủ”. Trong thiên đó dầu chưa nói đến thũng mãn, nhưng căn cứ vào câu: “Có thủy khí, mình nặng, tiểu tiện không lợi” là nói rõ đường nước trong kinh mạch không thông, ngấm vào da thịt thì có thể sinh ra chứng thủy thũng, mà cùng là tiền triệu của chứng thai thũng. Các y gia đời sau lại căn cứ vào bộ
vị và chứng trạng của bệnh thũng mà chia ra những tên gọi như sau: Tử thũng, tử khí, tử mãn, thai thũng xuệ cước, sứu cước. Đầu mặt và khắp mình phù thũng, đái ít là thủy khí làm ra bệnh, gọi là “Tử thũng”, sưng từ đầu gối xuống chân, đi đái nhiều thuộc thấp khí, làm ra bệnh, gọi là “Tử khí”; lúc thai 6-7 tháng, khắp mình đều thũng, bụng trướng mà suyễn, gọi là “Tử mãn”; chỉ hai chân thũng mà dạ dày thuộc thấp, gọi là “Sứu cước”; da mỏng thuộc thủy, gọi là “Xuệ cước”. Thật ra đều là chứng thũng trướng trong khi mang thai, cho nên cả mấy chứng gọi chưng là “Thai thũng”. Nếu 7-8 tháng về sau, chỉ ở chân phù thùng, còn các chỗ khác không hề gì, đó là hiện tượng thường có trong lúc thai gần mãn tháng, không cần phải uống thuốc, khi đẻ rồi sẽ tự khỏi.

NGUYÊN NHÂN BỆNH

  • Tỳ hư

Tỳ hư đương khí ở trung tiêu không chuyển vận được làm cho khí thấp nhiệt của thủy cốc ngấm vào da thịt, tràn ra tay chân.

  • Thận hư

Mệnh môn hoả suy kém, thận dương bất túc, không thể làm ấm cho tỳ thổ và chuyến xuống bàng quang được, các quan khiếu không thông cho nên đường nước tràn ngập.

  • thủy thấp

Khi có thai thì kinh nguyệt bế tắc, nếu von có nước đọng thủy khí và huyết cùng đọng lại, ngấm vào da thịt.

  • Khí trệ

Có thai mà thai khí uất đọng, đường lên xuống bế tắc, khí trệ không thông, thành ra thũng trướng.

BIỆN CHỨNG

Chứng trạng bệnh này có thể chia ra 2 loại: thủy thấp và khí trệ.

  • Do thủy thì phần nhiều da mỏng màu trắng bóng, ấn vào thì lõm xuống mà khó nổi lên.
  • Do khí thì phần nhiều da dày, màu sắc không đổi, ấn xuống nổi lên ngay.

Đó là những điểm cốt yếu về biện chứng, còn như chứng bệnh cụ thể của các chứng thì đều có khác nhau, nay phân biệt trình bày như sau:

  • Chứng tỳ hư

Có thai mặt mắt, tay chân phù thũng; sắc mặt úa vàng, tinh thần mỏi mệt, sức lực kém, ngại nói, tay chân lạnh, miệng nhạt, ngực tức không muốn ăn, đại tiện lỏng, tiểu tiện ngắn, lưỡi nhợt, rêu mỏng mà nhuận, mạch hư hoạt.

  • Chứng thận hư

Có thai vài tháng, mặt phù tay chân thũng, sắc mặt xám, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, chân sợ lạnh, lưng đau bụng đầy, lưỡi nhợt, rêu mỏng, trắng mà trơn, mạch trì.

  • Chứng thủy thũng

Có thai tay chân mình mẩy phù thũng, da dẻ sáng bóng, sắc mặt trắng nhuận, đầu căng xây xẩm, tim hồi hộp, ngực đầy, lưng gối mỏi rũ, tiểu tiện không lợi, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm hoãn.

Nếu nước đọng trong bào thai, thành ra thai bị thũng đầy thì bụng to lạ thường ngực bụng trướng đầy, khí nghịch lên không an.

  • Chứng khí trệ

Có thai sau ba tháng, chân phù thũng trước, đần đến đùi và bụng, sắc da không thay đổi, đi đứng khó khăn, thậm chí ngón chân chảy nước vàng, tinh thần uất ức, đầu choáng căng đau, ngực bụng đầy trướng, ăn ít, rêu lưỡi dày nhớt, mạch trầm huyền mà hoạt.

CÁCH CHỮA

Nguyên nhân sinh ra chứng Tử thũng, tuy có thủy và khí khác nhau, nhưng lấy tỳ hư thấp thịnh làm nhân tố chủ yếu, do đó về cách chữa cần phải kiện tỳ thẩm thấp, kiêm thuận khí an thai. Do mệnh môn hoả suy kém, dương hư mà thấp thịnh kiêm dùng thuốc ôn thận phù dương. Nhưng dùng thuốc phải cẩn thận, đừng làm phạm đến thai nguyên.

Tỳ hư nên cần bổ tỳ, hành thủy, dùng bài Toán sinh bạch truật tán

Mệnh môn hoả suy mà đương hư thấp thịnh thì nên ôn thận hành thủy dùng bài Chân vũ thang (2); thủy thấp thì nên hành thủy, thông khí, dùngbài Phục linh đạo thủy thang (3); nếu nước trong thai thũng đầy thì dùng bài Thiên kim lý ngư thang (4); khí trệ thì nên điều khí tiêu trệ, dùng bài Thiên tiên đằng tán (5) mà chữa.

Các bài thuốc sử dụng

  • Toán sinh bạch truật tán (Toán sinh chỉ mê)

Bạch truật tẩm mật nướng 12g Phục linh bì 8g

Sinh khương bì 8g

Phúc bì 8g

Trần bì 8g

Sắc uống.

  • Chân vũ thang (Thương hàn luận)

    Vị thuốc phục linh
    Vị thuốc phục linh

Phục linh 12g Thược dược 12g

Bạch truật 8g Phụ tử 12g

Sinh khương 12g

Sắc uống.

  • Phục linh đạo thủy thang (Y tông kim giám)

Phục linh Trần bì

Tân lang Bạch truật

Trư linh Mộc qua

Súc sa Đại phúc bì

Mộc hương Tang bạch bì

Trạch tả Tô ngạnh

Các vị trên bằng nhau, gia Gừng sắc uống. Trướng thì gia Chỉ xác, suyễn thì gia Khố đình lịch tử, đùi và chân thũng thì gia Phòng kỷ.

bạch truật phiến
bạch truật phiến
  • Thiên kim lý ngư thang (Thiên kim yếu phương)

Bạch truật 20g Đương quy 12g (rửa rượu)

Bạch phục linh 16g Bạch thược 12g

Cùng tán nhỏ, cá chép 1 con, đánh vảy móc ruột, nấu với nước sôi lấy nước cốt mỗi lẫn dùng 2 chén nước ấy cho vào 5 đồng cân thuốc bột trên, thêm 7 lát Gừng, Quất bì chút ít, sắc còn 7 phân uống vào lúc đói bụng.

  • Thiên tiên đằng tán (Phụ nhân lương phương)

Thiên tiên đằng (rửa sao qua)

Hương phụ (sao)

Trần bì

Cam thảo

Ô dược (thứ mềm trắng, cay là tốt)

Các vị bằng nhau, mỗi lần uống dùng 29g gia thêm Gừng 3 lát, Mộc qua 3 miếng, Tía tô 3 lát, sắc uống ngày 3 lần.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.