Vô cảm

Trong phẫu thuật thắt ống dẫn tinh, thường gây tê tại chỗ bằng dung dịch Lidocain 2% từ 2-5ml là đủ cho cuộc phẫu thuật.

Các phương pháp thắt ống dẫn tinh

  • Thắt ống dẫn tinh bằng phương pháp thông thường

Trước đây rạch theo đuờng ống bẹn hai bên, nhưng thời gian sau này sử dụng đường rạch da đi ngang hai bên hoặc chỉ một đường gữa vách bìu, dài 1-3cm, bộc lộ tách rời ống dẫn tinh ở phần cao của bìu, sát gốc dương vật khỏi động-tĩnh mạch và dây thần kinh. Tại vị trí này ống dẫn tinh thẳng và nằm rất nông, có thể ngay dưới da bìu. Khi sờ thấy thì cố định ống dẫn tinh bằng thủ thuật 3 ngón hoặc clamp đặc chủng (đầu có vòng ôm lấy ống dãn tinh) hay kim. Tiến hành rạch mở bao bộc lộ tách động – tĩnh mạch, thần kinh tinh khỏi ống dẫn tinh. Mục tiêu của thủ thuật này nhằm tránh thương tổn mạch máu gây chảy máu do thủ thuật triệt sản và có thể tạo cơ hội thành công khi thực hiện phẫu thuật phục hồi ống dẫn tinh sau này, do dinh dưỡng tốt miệng nối đảm bảo phục hồi tốt chức năng của ống dẫn tinh. Sau khi bộc lộ rõ, tách biệt rồi tiến hành cắt bỏ 1-2 cm và buộc 2 đầu ống dẫn tinh lại. Dãn lưu trường mổ để tránh tụ máu sau mổ. Khâu vết mổ theo bình diện giải phẫu, thông thường da vết mổ tự khép miệng 24 giờ sau thủ thuật, băng vết thương, xuất viện sau phẫu thuật 6h.

  • Phương pháp không dùng dao (No-Scalpel Vasectomỵ)

Phương pháp không dùng dao được Li Shungqiang (1976), giới thiệu. Thuận lợi của thủ thuật là ít gây tụ máu và nhiễm khuẩn, để lại vết mổ nhỏ hơn nhiều so với phương pháp triệt sản thông thường, thời gian phẫu thuật 5-10 phút.

Sau khi tê tại chỗ bằng dung dịch lidocain 2%. Trong suốt quá trình phẫu thuật bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, dùng một dải băng cao su quấn nhẹ nhàng quanh dương vật rồi kéo ngược lên bụng bệnh nhân. Phẫu thuật được thực hiện trong phòng ấm và dùng dung dịch ấm phủ lên bìu. Mục đích của yêu cầu này làm giãn cơ bìu.

Vị trí của phẫu thuật viên. Phẫu thuật viên đứng bên phải bệnh nhân

Cố định ống dẫn tinh bên phải bằng thủ thuật 3 ngón của bàn tay trái, dùng kìm cầm máu cong, đầu nhọn chọc qua da đến ống dẫn tinh thì dùng một càng nhọn của kìm tách lột trần bao và thành ống dẫn tinh khỏi tổ chức xung quanh. Dùng đầu nhọn của kìm cầm máu bộc lộ, tách ống dãn tinh khỏi bó mạch thần kinh tinh. Kẹp ống dãn tinh bằng Clamp vòng tại đường liên vách bìu, vị trí tách da, nâng ống dẫn tinh lên cặp cắt bỏ một đoạn 1 -2cm buộc 2 đầu rồi trả lại vị trí cũ trong bìu, không cần khâu vết thương. Thủ thuật cắt thắt ống dẫn tinh bên trái tương tự, chỉ khác ở chỗ thủ thuật 3 ngón để cố định ống dẫn tinh bằng 3 ngón tay bàn tay phải.

Ngay sau khi trả hai đầu ống dẫn tinh hai bên vào bìu, kiểm tra nếu chảy máu phải cầm máu (nếu có sử dụng dao điện là tốt nhất). Vết thương không cẫn khâu mà tự khép kín, chúng ta chỉ cần bôi mỡ kháng sinh lên trên rồi băng lại là được.

Rất nhiều nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Trung Quốc (Li và cs 1991) cũng như lô đối chứng có số lượng lớn được tiến hành tại Thái Lan. So sánh giữa 2 lô triệt sản theo phương pháp cổ điển và không dùng dao. Kết quả chỉ ra rõ ràng rằng, kỹ thuật không dùng dao giảm một cách rõ rệt tỷ lệ tụ máu, nhiễm khuẩn và đau. Ngoài ra thời gian thắt ống dẫn tinh không dùng dao còn rút ngắn được 40%. phương pháp này có thể so sánh với kỹ thuật triệt sản nội soi qua da, phương pháp thông thường là tách và bảo tồn mạch chứ ít khi cắt. Tuy vậy phương pháp này có khó là rất dễ mắc sai lầm và khó tiến hành hơn phương pháp thông thường đã được mô tả ở trên. Tuy vậy, đến nay (2001) phương pháp này được sử dụng rộng dãi khắp thế giới cũng như ở Việt Nam.

  • Phương pháp bơm hoá chất

Còn gọi là phương pháp triệt sản qua da (Percutaneous vasectomy). Kẹp ống dẫn tinh bằng thủ thuật 3 ngón tay, chọc kim số 25 có nòng qua da, kiểm tra bằng bơm đỏ công gô vào ống dẫn tinh đầu túi tinh 1 bên, còn bên đối diện bơm xanh methylen. Qua nội soi niệu đạo xác định được kim chọc đã nằm trong lòng ống dẫn tinh, thể hiện màu sắc khi bơm chỉ thị màu. Khi đã chắc chắn kim nằm trong lòng ống thì bơm 20pl hỗn dịch 2/3 phenol và 1/3 n-butyl 2-cyanoacrylate.

  • Các phương pháp khác
  • Làm tắc lòng ống dẫn tinh bằng chọc kim đốt điện: Chọc đầu điện cực nhọn vào trong lòng ống, dùng điện đủ công suất làm tắc lòng ống dẫn tinh chứ không gây thương tổn cơ.
  • Dùng Clip làm tắc 2 đầu ống không cắt rời, tỷ lệ thất bại <1%.
    • Cải tiến kỹ thuật Thắt ông dẫn tinh triệt sản của Trần Quán Anh và Lê Văn Vệ

Ngày nay trên thế giới cũng như trong nước, sử dụng phương pháp thắt ống dẫn tinh không dùng dao là chủ yếu. Nhưng khi tiến hành thủ thuật, thì cắt bỏ đoạn ống dẫn tinh, các phẫu thuật viên đều cặp kéo 2 đầu ống dãn tinh lên rồi cắt bỏ đoạn này đi . Nên đoạn ống dẫn tinh còn lại phần tinh hoàn không theo ý định chủ quan ban đầu của phẫu thuật viên và thường là rất ngắn, hơn nữa khi mổ phục hồi ống dẫn tinh phải cắt bỏ 2 đầu đến tận nơi lành, đoạn ống dẫn tinh phần tinh hoàn còn lại càng ngắn. Trên thực tế lâm sàng nhiều khi bệnh nhân thắt ống dẫn tinh vào tận phần xoắn của mào tinh, nên kỹ thuật nối tận-bên hoặc bên-bên rất khó khăn. Để khắc phục được nhược điểm của phẫu thuật, Trần Quán Anh và Lê Văn Vệ đã cải tiến thủ thuật trong thì cắt bỏ đoạn ống dẫn tinh như sau:

Sau khi bộc lộ ống dẫn tinh, trong thì nâng ống dẫn tinh lên, dùng kẹp Kocher cặp cố định vị trí ống dãn tinh cách mào tinh chừng 2,5-3cm (áây là thì quan trọng nhất của cải tiến kỹ thuật), dùng một kẹp khác cặp và lôi ống dẫn tinh đầu túi tinh lên rồi tiến hành cắt bỏ một đoạn khoảng l-l,5cm. Nên phần ống dẫn tinh đầu tinh hoàn vẫn không ngắn đi so với mốc định cắt bỏ ban đầu. Như vậy, nếu sau này phải phẫu thuật phục hồi ống dẫn tinh thì đoạn ống dẫn tinhđầu tinh hoàn còn lại không ngắn quá, hoặc vào phần xoắn tinh hoàn như phẫu thuật không dùng dao. Đây là là điểm khác biệt cơ bản của kỹ thuật thắt ống dẫn tinh, so với phương pháp khác mà Trần Quán Anh và Lê Văn Vệ đưa ra.

Tai biến của thắt ống dẫn tinh

Thắt ống dẫn tinh tuy là thủ thuật đơn giản nhưng không có nghĩa là không có tai biến do thủ thuật gây ra. Tai biến hay gặp nhất là tụ máu và nhiễm khuẩn, trung bình 2% (trong khoảng 0,09-29%) Kendrick.LS. cs. ( 1987), nhưng cũng có tác giả báo cáo từ 12-34% (Appell.R. và Evans.p (1980).

Qua nghiên cứu 3.500 người thắt ống dẫn tinh (năm 1976) ở Anh, Nam Hàn, Mỹ, thấy tỷ lệ biến chứng sau mổ khoảng 5%.

Gồm tụ máu, nhiễm khuẩn, viêm mào tinh <2%. u hạt tinh <1%. Sau mổ nếu tụ máu lớn đưa vào viện điều trị; nghỉ ngơi, kháng sinh, giảm đau, mổ lại lấy hết máu cục, khâu cầm máu kỹ, dẫn 1- ưu sau mổ. Aprichart N. (1988) tập hợp các tai biến và biến chứng của phẫu thuật như sau.

Bảng 6.1. Tai biến thắt ống dẫn tinh (theo Aprichart N. (1988)

Biến chứng 1983 (1190) 1984 (1073) 1985 (891) 1987 (523)
n % n % n % n %
Tụ máu lớn 5 0.45 2 0.18 1 0.11 2 0.38
Tụ máu nhỏ 5 0.45 0 0 2 0.22 6 1.14
Chảy máu 2 0.17 0 0 1 0.11 1 0.19
Nhiễm khuẩn 12 1.01 10 0.93 11 1.23 4 0.76
Tai biến khác 16 1.34 10 0.93 0 0 3 0.57
Tổng 40 3.36 22 2.25 15 1.68 16 3.06

Những tai biến và thất bại trong triệt sản nam trong nước.

Theo Trần Thị Trung Chiến, Lê Văn Vệ và cs (2000). Tai biến và thất bại trong triệt sản nam trên 675 nam giới như sau :

Bảng 6.2. Bảng tai biến và thất bại trong triệt sản nam (theo Trần Thi Trung Chiến, Lê Văn Vệ và Cs).

TT Loại biến chứng Sô lượng Tỷ lệ %
1 Sốt 20 27%
2 Chảy máu vết mổ 8 10.8%
3 Đau tinh hoàn 31 41.9%
4 Nhiễm khuẩn vết mổ 8 10.8%
5 Vợ mang thai 4 5.4%
6 Rối loạn khác 14 38.5%

Trong công trình nghiên cứu về tai biến sau triệt sản nam của Đỗ Ngọc Tấn và cs (1996) trên 228 trường hợp cho kết quả như sau :

 

TT Loại tai biến Số lượng Tỷ lệ %
1 Sốt 1 14,3%
2 Đau tức bìu 1 14,3%
3 Tụ máu, sưng vết mổ 1 14,3%
4 Mệt mỏi 4 57,1%

Những biến chứng lâu dài

  • Rò động-tĩnh mạch tinh

Là hiện tượng dòng máu động mạch của ống dẫn tinh rò sang tĩnh mạch tinh (shunt). Auman JR(1985 thông báo trường hợp rò lớn động tĩnh mạch thừng tinh ở nam 39 tuổi, sau thắt ống dẫn tinh bị tụ máu bìu bên phải, đã được điều trị ổn định. Năm 1973, được chẩn đoán rò động tĩnh mạch thừng tinh do đường chỉ khâu xuyên động – tĩnh mạch.

Jajian RR cs (1997) báo cáo 1 trường hợp 44 tuổi ở Hoa Kỳ, sau thắt ống dẫn tinh 3 tháng xuất tinh và tiểu tiện ra máu. Nội soi tiết niệu phát hiện máu chảy từ lỗ ống dẫn tinh bên trái do rò động mạch vào ống dẫn tinh (chẩn đoán giải phẫu bệnh). Mổ cắt bỏ bệnh nhân hết đái máu và xuất tinh huyết.

  • Viêm tắc ông dẫn tinh và đau

Đau có thể là nguyên nhân của u hạt tinh (sperm gralunoma), hoặc viêm ống tinh. Myers SA; Mershon CE; Fuchs EF(1997) nêu hội chứng đau sau thắt ống dẫn tinh, tuy ít gặp nhưng rất khó chịu. Tác giả tập hợp 32 bệnh nhân từ 1980-1984 được nối ống dẫn tinh để chữa đau. 24/32 giảm đau sau mổ, 8 vẫn không thay đổi , 3/6 mổ lại hết đau. Tổng số 27/32= 84,38% giải quyết được vấn đề đau.

  • Tử vong

Là biến chứng rất hiếm gặp của phẫu thuật thắt ống dẫn tinh. Theo y văn, năm 1992 Viddeleer AC. Lycklama a Nijeholt GA báo cáo 1 trường hợp nam 33 tuổi không bị suy giảm miễn dịch (AID) đã bị chết do hoại thư sinh hơi sau thắt ống dẫn tinh. Đây là trường hợp chết đầu tiên của thắt ống dẫn tinh, với chẩn đoán: Hoại thư Fournier.

Như vậy rõ ràng rằng, cũng như các phẫu thuật khác, thắt ống dãn tinh cũng gây tai biến và biến chứng từ đơn giản đến phức tạp thậm chí gây tử vong.

Những biến đổi về mô học; miễn dịch, nội tiết sau thắt ống dẫn tỉnh

  • Những thay đổi vê mô học

Stuart s. Howards; Sandra Jessef,B.S và Anne Johnson nghiên cứu tác động sinh lý của thắt ống dẫn tinh lên tinh hoàn và mào tinh chuột, kết quả nhận thấy ở chuột Sprague-Dawly sau thắt ống dẫn tinh có tới 85% u hạt tinh, số lượng tinh trùng trong lòng ống dẫn tinh phần tinh hoàn giảm so với lô đối chứng, và có tinh trùng chưa trưởng thành. Theo Monica K. McDougall., Fletcher c. Derrick, Jr.cs[94] từ năm 1827 Ashley và Cooper báo cáo kết quả nghiên cứu mô học trên chó sau thắt ống dẫn tinh. Nghiên cứu cho thấy sự thay đổi thuận nghịch ở các giai đoạn khác nhau của phân bào giảm nhiễm. Kết quả sinh tinh dừng lại, tinh bào ngùng trưởng thành và tiêu hủy tinh bào cấp I. Vào tuần thứ 15 sau thắt ống dẫn tinh, phân chia phân bào giảm nhiễm trở lại bình thường, từ lúc nhận thấy sinh tinh bị suy giảm đến khi phục hồi khoảng 100 ngày. Urry RL; Thompson J; Cockitt AT nghiên cứu những biến đổi mô học tinh hoàn, mào tinh chó sau thắt ống dẫn tinh. Các tác giả nhận thấy sau thắt ống dãn tinh, quá trình sinh tinh dừng lại, trong lòng ống dẫn tinh có nhiều tinh bào và tiền tinh trùng, ít tinh trùng trưởng thành, 4 tháng sau quá trình sinh tinh phục hồi, song ở mức độ thấp hơn lô chứng, một số tinh hoàn chó bị tổn thương trầm trọng, không hồi phục, mô kẽ bị xơ hóa, nhiều tế bào viêm xâm lấn, lòng ống sinh tinh giãn mỏng chỉ còn 1 lớp tế bào. Lopez A; Castineiras J; Vilches J (1988)[86] nghiên cứu những biến đổi mô học thừng tinh sau thắt ống dãn tinh trên chuột cho biết biểu mô ống dẫn tinh teo, xơ hóa và mô liên kết quanh ống viêm. Thương tổn tinh hoàn ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý sau nối ống dẫn tinh, mặc dù thành công về giải phẫu. Alex và er.N. J và Tung.K.S.K (1977)[ 17] nghiên cứu 208 chuột cống sau thắt ống dẫn tinh, nhận thấy những thay đổi về mô bệnh học của tinh hoàn và đuôi mào tinh, trong ống dẫn tinh xuất hiện từng đám đại thực bào, ống mào tinh giãn. Chapman ES. cs (1977)[35] nghiên cứu ảnh hưởng của thắt ống dẫn tinh lên tinh hoàn thấy biểu mô sinh tinh dẹt lại, tế bào mầm bong ra ở các giai đoạn khác nhau, tế bào dòng tinh bị thương tổn, bào tương của tế bào Sertoli to lên. Gupsta,A.S., Kothari,L.K. và Bapna,R. ( 1975)[56] nghiên cứu mô học tinh hoàn ở 40 bệnh nhân trong đó 10 nối ống dẫn tinh sau thắt, 20 thắt ống dẫn tinh, 10 thắt vì bệnh già. Tác giả nhận thấy sau ỉ tháng thắt ống dẫn tinh biểu mô mầm ở phần lớn các ống sinh tinh thoái hóa rõ rệt, sinh tinh dừng lại ở mức độ tinh bào, tuy vậy có một số ít ống vẫn bình thường, lớp màng đáy nhìn chung không bị thoái hóa, mô kẽ dày lên, xơ hóa. Pardanani DS. DS, Kothary ML, Parulkar GB, nghiên cứu 114 nam thắt ống dẫn tinh tại Ấn Độ thấy 68% (150/220) mào tinh căng đầy, sưng to lên, 29% (44/150) ống mào tinh lấp đầy chất trắng có màu như chất kem, bản chất của khối kem này là tinh trùng kết dính và bị phân hủy ở các giai đoạn khác nhau. Cũng tại Ấn Độ Mehrotra R; Nath P; Tvàon P; Singh KM; Kumar H (1983)193] đã nghiên cứu những thay đổi của ống sinh tinh sau thắt từ 1,5-5 năm trên 17 nam khỏe mạnh, nhận thấy màng đáy dày lên, tế bào dòng tinh thay đổi nhiều, rối loạn sự sắp xếp các tế bào dòng tinh trong ống sinh tinh.

Sau thắt ống dẫn tinh, dịch trong lòng ống dẫn tinh đầu tinh hoàn cũng thay đổi. Silber. SJ (1977), nghiên cứu dịch trong lòng ống dãn tinh ở thời điểm nối ống dãn tinh sau thắt triệt sản, dựa vào chất lượng của tinh trùng để phân dịch thành 5 độ. Tác giả kết luận, chất lượng tinh dịch liên quan chặt chẽ với số lượng tinh trùng sau này, thời gian thắt ống dẫn tinh tỷ lệ nghịch với chất lượng tinh dịch trong đầu ống dẫn tinh. Belker AM; Thomas AJJr; Fuchs EF; Konnak JW; Sharlip ID (1992)[29] nghiên cứu tại 5 trung tâm nối ống dẫn tinh sau thắt triệt sản ở Hoa Kỳ. Các tác giả sử dụng phương pháp xếp loại tinh trùng trong dịch tinh như Siber. Kết quả cho thấy sự thành công về mặt chức năng của phẫu thuật liên quan chặt chẽ với chất lượng của tinh trùng trong dịch ống dẫn tinh, chất lượng tinh trùng trong dịch liên quan với độ dài của thời gian thắt ống dẫn tinh. Belker AM; Konnak JW; Sharlip ID; Thomas AJ Jr (1983)[31 ] nghiên cứu dịch ống dẫn tinh ở 334 bệnh nhân trong thời điểm mổ nối ống dẫn tinh đã kết luận: Tỷ lệ không tinh trùng trong dịch ống dẫn tinh ở đầu tinh hoàn tăng lên khi thời gian thắt ống dẫn tinh kéo dài, nếu có tinh trùng thì chất lượng rất kém. Schmidt SS & Erich E.Brueschke (1976) nghiên cứu đường kính lòng ống dẫn tinh sau thắt triệt sản. Nhận thấy 70% đường kính của lòng ống dẫn tinh phần tinh hoàn bị giãn với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Song tác giả chỉ thấy lòng ống giãn, thành ống mỏng đi, kích thước ngoài của ống hầu như không thay đổi. Tác giả cho rằng, có lẽ do thoái hóa của mô cơ thành ống nên lòng ống rộng ra. Pardanani. DS, Kothary ML, Parulkar GB, Jayatylak PG:(1985) nghiên cứu 220 mào tinh ở 114 bệnh nhân trong khi nối ống dẫn tinh cho thấy gần 70% mào tinh căng dầy lên, chắc trong đó đầu mào tinh bị tác động nhiều nhất. Gần 30% ống mào tinh có dịch trắng. Mehrotra ML; Gupta RL; Nagar AM; Singh RB; Jain BK(1981)[92] nghiên cứu về mô học tinh hoàn trên 5 người nam sau thắt ống dẫn tinh 1,5-5 năm, có tuổi từ 20-32. Kết quả 3/5 gia tăng xơ hóa mô kẽ, tất cả các ống sinh tinh căng phổng ngoằn ngoèo, và suy tế bào, lớp kính màng đáy dày lên, mao mạch và lớp tế bào màng đáy không đổi.

Tóm lại sau thắt ống dãn tinh, áp lực thủy tĩnh trong lòng ống dẫn tinh đầu gần, mào tinh, ống sinh tinh trong tinh hoàn tăng lên. Mô kẽ có các tế bào viêm xâm lấn. ống sinh tinh bị tổn thương, màng cơ bản vẫn còn chức năng, quá trình sinh tinh dừng lại và hổi phục vào tháng thứ 4. Dịch ống dẫn tinh đầu gần thay đổi, lòng ống dẫn tinh giãn ra, đường kính ngoài thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Sau nối ống dẫn tinh thành công về giải phẫu, chức năng ống sinh tinh phục hồi, tuy vậy có một số không hồi phục chức năng, chất lượng sinh tinh không bằng truớc thắt ống dẫn tinh.

  • Những thay đổi về miễn dịch

Theo Sotologo, JR(1982), đầu năm 1951 Volsin cs. chế ra chất tương tự mô tinh hoàn và đã tiêm chất này vào dưới da vùng bụng của chuột bạch, nhận thấy tinh hoàn viêm điển hình, toàn bộ mô liên kết tinh hoàn và trong lòng ống sinh tinh bị xâm lấn lymphocyt và monocyt. Theo Sotolongo, từ năm 1953 Freund đã xác định được kháng thể lưu hành trong tuần hoàn sau khi tiêm chất tinh hoàn cho những con chuột bạch. Cơ chế của hình thành kháng thể được giả thiết như sau: bình thường, hàng rào máu tinh hoàn ngăn cản không cho tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa của nó đi vào trong máu. Nhung khi thắt ông dẫn tinh, hàng rào này bị tổn thương, tinh trùng và các sản phẩm thoái hóa được hấp thu vào tuần hoàn, chúng tiếp xúc với các tế bào có thẩm quyềnmiễn dịch, cuối cùng hình thành tự kháng thể chống tinh trùng. Bigazz PE; KosukaLL; Hsu KC (1976)[32] đã nghiên cứu phức hợp miễn dịch gây viêm tinh hoàn trong huyết thanh 24 con thỏ sau thắt ống dẫn tinh, bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang (ImmunoAuorescene), kết quả thu được 47% thỏ có kháng thể chống cực đầu tinh trùng và mô tinh hoàn. Những con thỏ có hiệu giá kháng thể cao, màng cơ bản của ống sinh tinh dày lên, sự xâm nhập của đại thực bào và lymphocyt vào màng đáy của ống sinh tinh, tế bào Sertoli giảm, thậm chí biến mất. Irvin ws. cs (1976), nghiên cứu hiện tượng miễn dịch sau thắt ống dẫn tinh của 13 coa chuột cống, kết quả gây ra hiện tượng quá mẫn đối với tinh trùng, thể hiện sự ức chế chuyển chỗ của đại thực bào (37% so với lô chứng 110% với p<0,001). Mô kẽ tổn thương có đặc điểm xâm nhập của bạch cầu đơn nhân, teo tinh hoàn (khối lượng tinh hoàn giảm có ý nghĩa l,4g so với lô chứns 2,4g với p<0,001), gây vô sinh 15/17 trong khi lô chứng 0/7. Nếu chủ động truyền kháng huyết thanh chống tinh trùng chuột cống cho động vật thực nghiệm, kết quả thấy tổn thương mô và đáp ứng miễn dịch giảm (8/15 nhóm chứng 15/15), nhưng không làm thay đổi khả năng sinh sản.

Alexander. NJ.[16] nghiên cứu kháng thể chống tinh trùng trên khỉ. Động vật thực nghiệm được chia làm 2 lô, lô mổ vờ 5 con, lô thắt ống dẫn tinh 15 con. Lấy máu 3 ngày 1 lẩn sau thắt ống dẫn tinh trong 1 tháng, và hàng tháng sau nối ống dẫn tinh. Trong các thử nghiệm tìm kháng thể bất động và kháng thể ngưng kết tinh trùng, tác giả nhận thấy hiệu giá kháng thể tăng nhanh sau thắt ống dãn tinh 2 tuần (trong khi nhóm chứng không có kháng thể chống tinh trùng), từ tháng thứ 4 sau thắt ống dẫn tinh, hiệu giá kháng thể ngưng kết tinh trùng xuống thấp dần. Sau nối ống dãn tinh, kiểm tra thấy 100% động vật thực nghiệm có tinh trùng trong tinh dịch và những động vật có kháng thể chống tinh trùng thì không bao giờ đạt được số lượng tinh trùng như trước mổ. Trong khi lô chúng sau mổ 4 tháng số lượng tinh trùng trở lại bình thường, kết quả sinh sản 13/15 và 3 cận sinh sản (subfertility). Mặc dù không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sinh sản giữa nhóm có và không có kháng thể chống tinh trùng, nhưng tác giả vẫn cho rằng kháng thể chống tinh trùng có thể làm tổn hại tới sinh sản sau mổ nối ống dãn tinh trên động vật sau thắt. Gupsta A.S., Kothari L.K và Bapna R.[56J nghiên cứu kháng thể trong quần thể sau thắt ống dẫn tinh 1 năm, thì >70% có KTchống tinh trùng dạng ngưng kết, sau 5 năm giảm dần xuống 32% [15]. Nhóm tác giả cho rằng kháng thể chống tinh trùng tồn tại suốt 5-12 năm sau thắt ống dẫn tinh. Phadke, A.M (1964) cho biết nồng độ kháng thể trong huyết thanh cao nhất là 1 năm sau, sớm nhất là sau 6 tháng, muộn nhất là 20 năm sau thắt ống dẫn tinh. Alexander, N.J nghiên cứu, nhận thấy kháng thể chống tinh trùng có tỷ lệ cao nhất ở cuối năm đầu, sau đó giảm dần, hiệu giá của kháng thể từ 1/2 đến 1/1024. Kháng thể ngưng kết tinh trùng thuộc loại IgM và IgG. (Sojima, 1972). Tung KS. (1975), nghiên cứu kháng thể chống tinh trùng bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp ở nhóm trước và 2-6-9 tháng sau thắt ống dãn tinh, thấy kháng thể chống tinh trùng tăng từ 3% trước thắt lên 25% sau 2 tháng và 58% sau 6-7 tháng, bản chất của kháng thể chống tinh trùng là các IgM và IgG. Alexander NJ và cs cho rằng nguyên nhân hình thành kháng thể sau thắt ống dẫn tinh là do tinh trùng rò khỏi vị trí thắt, từ u hạt tinh, hoặc mào tinh bị tổn thương trong quá trình hấp thu tinh trùng. Tác giả cho ràng do đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào, hàng rào máu tinh hoàn bị thương tổn, các kháng nguyên tinh trùng tràn vào trong máu, kháng nguyên này tiếp xúc với các tế bào có khả năng gây miễn dịch, cuối cùng hiện tượng miễn dịch xảy ra và hình thành kháng thể chống tinh trùng. Năm 1977 tác giả cùng Schmidt ss và Alexander nghiên cứu 77 nam nối ống dẫn tinh sau thắt từ 1-5 năm. Tác giả kết luận đàn ông thắt ống dẫn tinh có tý lệ kháng thể chống tinh trùng và phức hợp kháng thể lun hành cao hơn nhóm chứng. Gupsta As. và cs (1975) nghiên cứu kháng thể chống tinh trùng ở 50 đàn ông sinh sản bình thường và 25 người ở thời điểm nối ống dẫn tinh sau thắt triệt sản. Kết quả nhóm sinh sản bình thường không có kháng thể dạng bất động, còn kháng thể dạng ngưng kết chỉ có 2%. Nhóm sau thắt ống dẫn tinh có 62% kháng thể dạng ngưng kết và 39,7% dạng bất động. Trong 13 bệnh nhân có số lượng tinh trùng bình thường, đều có kháng thể chống tinh trùng, nhưng chỉ có 2 sinh sản. Kết quả lưu thông của phẫu thuật là 62%, có số lượng tinh trùng >20 triệu là 59%, nhưng sau 2 năm theo dõi chỉ có 19% sinh sản. Tác giả cho rằng có lẽ kháng thể chống tinh trùng không ảnh hưởng đến sinh tinh, nhưng lại tác động tới sinh sản. Leslie W.G. Quinlivant và Cs (1975) nghiên cứu kháng thể chống tinh trùng trên 10 người thắt ống dẫn tinh từ 14-27 tháng, và 22 không thắt. Kết quả tỷ lệ kháng thể chống tinh trùng trong huyết thanh của nhóm thắt ống dẫn tinh tăng có ý nghĩa so với nhóm chứng. Tác giả cho rằng, cơ chế hình thành kháng thể là tinh trùng, huyết tương tinh dịch, hay protein trong huyết tương tinh dịch qua nơi tổn thương của đường sinh dục, ngấm vào trong máu, các kháng nguyên này kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống tinh trùng.

Funchs EF. (1981) trình bày tại hội nghị hàng năm của Hội tiết niệu Hoa Kỳ về nghiên cứu kháng thể chống tinh trùng ở 160 nam nối ống dẫn tinh sau thắt. Kết quả kháng thể chống tinh trùng trong huyết thanh giữa nhóm những người mổ nối ống dẫn tinh mà vợ mang thai và không mang thai khác biệt có ý nghĩa (p<0.05). Dondero F. (1982) nghiên cứu kháng thể chống tinh trùng trên 483 đối tượng thắt ống dẫn tinh tại Italia, kết quả nghiên cứu cho thấy kháng thể chống tinh trùng tăng theo thời gian, khác biệt nhau trước và sau thắt ống dẫn tinh có ý nghĩa thống kê (pcO.OOl). Khi nghiên cứu kháng thể trên bề mặt tinh trùng, Wen QR cs(1997), nhận thấy kháng thể chống tinh trùng xuất hiện từ 1-3 tháng sau thắt ống dẫn tinh, thời gian thắt trên 3 năm có tỷ lệ nhiều hơn. Parslow JM. (1983), nghiên cứu huyết thanh máu và huyết tương tinh dịch 130 nam ở thời điểm nối ống dẫn tinh, cho kết quả kháng thể chống tinh trùng trong huyết thanh là 78%, trong huyết tương tinh dịch là 9,5%. Broderick GA. Và Cs (1989). Nghiên cứu tình trạng miễn dịch ở 55 bệnh nhân trước và sau nối ống dẫn tinh bằng thử nghiệm ngưng kết tinh trùng. Kết quả kháng thể chống tinh trùng sau mổ nối ống dẫn tinh đã giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (từ 69% trước mổ, giảm xuống 38% sau mổ).

Tóm lại nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã chỉ ra, kháng thể chống tinh trùng hình thành và có tần số cao nhất vào tháng thứ 6-12 sau thắt ống dãn tinh triệt sản, giảm dần sau đó và sau 10 năm chỉ còn một nửa.

  • Những thay đổi về nội tiết

Urrgy RL; Thopson. J và cs (1976), nghiên cứu nồng độ testosteron trong máu sau thắt ống dẫn tinh trên 2 nhóm chó đực, trưởng thành và chưa trưởng thành. Kết quả cho thấy nồng độ testosteron thay đổi không có ý nghĩa thống kê trước và sau thắt ống dẫn tinh giữa 2 nhóm chó thực nghiệm. Joshi UM (1981) tiến hành nghiên cứu cắt dọc và cắt ngang, để xác định tác động của thắt ống dẫn tinh đến nồng độ các hormon hướng sinh dục, sinh dục trong máu và chức năng của các cơ quan sinh dục phụ cận. Qua nghiên cứu tác giả kết luận: thắt ống dãn tinh không làm thay đổi sinh lý trục đồi thị – tuyến yên, nồng độ các hormon sinh dục vẫn trong giới hạn sinh lý bình thường. Năm 1970, khi nghiên cứu những thay đổi nội tiết sinh dục sau thắt ống dẫn tinh trên bệnh nhân ở những thời điểm khác nhau, tác giả Nathan, L; Kobrinsky et al (1976) nhận thấy nồng độ FSH, FT, giảm đáng kể (p<0,001 ) vào tuần thứ nhất và trở lại bình thường vào tuần thứ 2 sau mổ, còn LH, testosteron không thay đổi.

Nhu cầu, lý do mổ nối ống dẫn tinh

Trần Quán Anh, Trần Thị Trung Chiến, Lê Văn Vệ (2000) công bố tỷ lệ nhu cầu phẫu thuật phục hổi ồng dẫn tinh sau thắt triệt sản tại Việt Nam là 1,13%

Bảng 6.4. Nhu cầu nối ống dẫn tinh và tỷ lệ mổ trên thực tế

Tác giả Nhu cầu % Thực tế mổ %
LeeHy (1986) 3,2 2,5
Engelmann et al (1990)[45] 6.5 3.5
Gurrea J et al (1996) [58] 1.5 1,0
Anh; Chiến; Vệ (2000) 1.13 0,97
Bảng 6.5. So sánh lý do xin mổ nối ống dẫn tinh của chúng tôi với các tác giả khác

Lý do mổ LeeHy (1970 và 1982) [74] [80] % Belker (1991 )[29] % Anh, Chiến, Vệ (2000)%
Con chết 42.35 38 2.6 45,24
Hôn nhân 32,94 39 75,5 42,86
Giảm trí nhớ 10,59 5 4,2 4,88
Lý do khác 14,12 18 19,7 7,02

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.