Châm cứu chữa trị viêmPhế quản

(Chi Khí Quản Viêm – Bronchite – Bronchitis)

A. Đại cương

Phế Quản viêm là loại bệnh viêm nhiễm ở niêm mạc phế quản. Thuộc loại Khái Thấu, Đàm Ẩm của Y học cổ truyền.

Trên lâm sàng thường gặp 2 loại Cấp và Mạn.

B. Nguyên nhân

Thường do hai nguyên nhân sau:

1- Ngoại tà: Thường do phong hàn thừa lúc chính khí hư xâm nhập vào phần Biểu và Phế, làm cho Phế khí không tuyên thông được, gây ra bệnh, thường là thể cấp.

2- Nội thương: Thường do Tỳ hư không vận hóa được, đờm thấp ứ lại rồi đưa lên Phế, hoặc ho lâu ngày làm tổn thương Phế. Hoặc do Thận hư không thể nạp được khí, làm cho Phế khí không thể thăng giáng được gây ra bệnh ở thể mạn.

C. Triệu chứng

Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:

1 – Phế Quản viêm cấp (Ho do ngoại cảm): Ho khan hoặc có khạc đờm, sốt, sợ lạnh, đầu đau, mũi nghẹt, cơ thể nặng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch Phù hoặc Phù Sác.

2 – Phế Quản viêm mạn tính (Ho do nội thương): Ho ra?i rác suốt ngày, ho về đêm, về sáng nhiều hơn. Mỗi khi về mùa Thu, mùa Đông hoặc lúc thời tiết lạnh thì phát bệnh. Người mệt mỏi, ăn uống kém, khạc đờm nhiều lần, đờm nhầy dính hoặc trong, khó thở, hụt hơi, ngực tức, đại tiện lúc bón lúc lo?ng thất thường, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trơn dầy, mạch Trầm Tế Nhược.

Nếu lòng bàn tay, bàn chân nóng, họng khô không đờm, hoặc trong đờm có dính máu, người gầy, da khô, bịnh ngày thì nhẹ, đêm lại nặng hơn, lưỡi đỏ, rêu khô, mạch Tế Sác là có Âm hư.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Tuyên giáng Phế Khí, Khứ Phong, hóa đờm.

Huyệt chính: Định Suyễn + Phong Môn (Bq.12) + Phế Du (Bq.13) + Hợp Cốc (Đtr.4) .

Kích thích mạnh, không lưu kim hoặc kích thích mạnh vừa, lưu kim 5-15 phút, thỉnh thoảng vê kim. Trường hợp cấp tính mỗi ngày châm 1-2 lần, khi bệnh gia?m, có thể châm mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần. Mạn tính: mỗi ngày hoặc 1 ngày châm 1 lần, 10 lần là một liệu trình.

Sợ lạnh, sốt: Thêm Khúc Trì (Đtr.11), Đại Chùy Đc.14).

Lưng đau thêm Giáp Tích cổ 7 – ngực 6 (C7 – C6).

Ho nhiều thêm Xích Trạch (P.5), Liệt Khuyết (P.7).

Đờm nhiều thêm Phong Long (Vi.40) .

Ý nghĩa: Phong Môn là nơi phong khí vào ra, phối hợp với Hợp Cốc để khu phong, giải biểu; Phế Du để tuyên Phế trị ho; Định Suyễn để tuyên Phế, bình suyễn; Đại Chùy và Khúc Trì đều có thể tiết dương tà, giải biểu; Xích Trạch, Liệt Khuyết để tăng cường tác dụng tuyên Phế, trị ho; Phong Long để hòa Vị, khư? đờm; Giáp Tích cổ 7 – ngực 6 để sơ thông mạch Đốc.

2- A.Cấp tính: Khuyết Bồn (Vi.12), Đàn Trung (Nh.17), Cự Khuyết (Nh.14).

Hoặc Ngư Tế (P.10), Liệt Khuyết (P.7), Thiếu Trạch (Ttr.1), Khuyết Bồn (Vi.12).

Hoặc Thiếu Trạch (Ttr.1), Tâm Du (Bq.15), Khố Phòng (Vi.14).

B.Mạn tính: Cứu Cao Hoang (Bq.43), Phế Du (Bq.13) (Tư Sinh Kinh).

3- Cứu Thiên Đột (Nh.22), Phế Du (Bq.13), Kiên Tĩnh (Đ.21), Thiếu Thương (P.11), Nhiên Cốc (Th.2), Can Du (Bq.18), Hành Gian (C.2), Liêm Tuyền (Nh.23), Phù Đột (Đtr.18), châm Khúc Trạch (Tb.3), Tiền Cốc (Ttr.2) (Châm Cứu Tụ Anh).

4- Phế Du (Bq.13), Túc Tam Lý (Vi.36), Chiêân Trung (Nh.17), Nhũ Căn (Vi.18), Phong Môn (Bq.12), Khuyết Bồn (Vi.12) (Châm Cứu Đại Thành).

5- Thiên Đột (Nh.22) + Du Phủ (Th.27) + Phong Môn (Bq.12) đều 7 tráng + Hoa Cái (Nh.20) + Nhũ Căn (Vi.18) 3 tráng + Phế Du (Bq.13) + Thân Trụ (Đc.12) + Chí Dương (Đc.10) đều 14 tráng + Liệt Khuyết (P.7) (Loại Kinh Đồ Dực).

6- Đại Trữ (Bq.11) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) + Xích Trạch (P.5) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Kinh Cừ (P.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

7- Hoàn Cốt (Đ.12) + Thiên Trụ (Bq.10) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Trụ (Đc.12) + Đại Trữ (Bq.11) + Phong Môn (Bq.12) + Phế Du (Bq.13) + Cách Du (Bq.17) + Đởm Du (Bq.19) + Khúc Trạch (Tb.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thiên Đột (Nh.22) (Tân Châm Cứu Học).

8- aNgoại Cảm: Phế Du (Bq.13) + Liệt Khuyết (P.7) + Hợp Cốc (Đtr.4). bNội Thương: Phế Du (Bq.13) + Thái Uyên (P.9) + Chương Môn (C.13) + Thái Bạch (Ty.3) + Phong Long (Vi.40) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

9- aNgoại Cảm: Phế Du (Bq.13) + Trung Phủ (P.1) + Đản Trung (Nh.17) + Liệt Khuyết (P.7) + Đại Chùy (Đc.14). bNội thương: Chương Môn (C.13) + Cao Hoang (Bq.43) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Mệnh Môn (Đc.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Châm Cứu Học Việt Nam).

10- Châm tại phía ngoài đỉnh đốt sống ngực thứ 3 cách 0, 5 thốn, sâu 4cm, mũi kim hướng vào cột sống + Phong Môn (Bq.12) + Quyết Âm Du (Bq.14) + Cao Hoang (Bq.43) (Hiện Đại Châm cứu Trị Liệu Lục).

11- Phế Du (Bq.13) + Tâm Du (Bq.15) + Cách Du (Bq.17) (Thiểm Tây Trung Y số 178/1987).

12-aĐờm Nhiệt Đọng ở Phế: Thanh tả Phế nhiệt, tuyên giáng Phế Khí. Châm trước tả, sau bổ: Thiếu Thương (P.11) + Phong Long (Vi.40) + Liệt Khuyết (P.7) + Khúc Trì (Đtr.11) + Trung Quản (Nh.12). bPhong Táo làm tổn thương Phế: Thanh Phế, nhuận táo. Châm bổ Phong Môn (Bq.12) + Phế Du (Bq.13) + Thái Uyên (P.9) + Phục Lưu (Th.7) + Liệt Khuyết (P.9) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.