Châm cứu chữa trị Nấc

(Ách Nghịch – Cách Cơ Kinh Luyến – Hoquet – Hiccup (Hiccough))

A. Đại cương

Nấc là tình trạng khí nghịch lên, trong họng phát ra tiếng ngắn và mau, làm cho người ta không tự chủ được.

Chứng này phát ra một cách tự nhiên, nhiều khi không dùng thuốc cũng khỏi

Nấc lâu ngày cần phải điều trị.

Chứng này thường xuất hiện với các chứng bệnh mạn và cấp khác, là 1 trong những triệu chứng dẫn đến bệnh nghiêm trọng.

Người đang có bệnh nặng, nếu xuất hiện trạng thái nấc là dấu hiệu sắp chết – Không nên châm cứu trong trường hợp này.

B. Nguyên nhân

Nấc chủ yếu là do Vị khí nghịch lên. Bình thường Vị tiếp thu thức ăn uống và đưa xuống, nếu do suy yếu hoặc ảnh hưởng của ngoại tà làm cho Vị khí không đi xuống được, gây ra bệnh.

Thường do:

Ăn uống không điều độ, ăn uống nhiều thứ sống lạnh hoặc uống các loại thuốc mát, lạnh, làm cho khí lạnh ngưng trệ lại ở bên trong. Vị dương bị cản trở. Hoặc ăn nhiều thức ăn cay nóng làm cho táo nhiệt bên trong, gây ra nấc.

Tinh thần uất ức, tình chí không hòa, khí uất hóa hoả, Can hoả phạm Vị, hợp với đờm trệ gây trở ngại, làm cho Vị khí nghịch lên gây ra nấc.

Lao lực quá độ làm cho khí bị tổn thương, hoặc người già yếu, bệnh lâu ngày làm cho Tỳ Vị dương suy, thanh khí không thăng, trọc khí không giáng.

Hoặc bệnh nhiệt lâu ngày làm cho tân dịch hao tổn, hoặc sau khi thổ tả, Vị dịch bị hao kiệt, hư hoả bốc lên, đều gây ra nấc.

Chứng Thực: thường do hàn khí xâm nhập, đàm ẩm tích lại.

Chứng Hư: thường do trung khí suy yếu, Tỳ Vị hư hàn hoặc Thận khí suy kiệt.

C. Triệu chứng

Nấc liên tục, có thể kéo dài nhiều giờ không ngừng, thậm chí kéo dài vài tháng.

Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:

1- Nấc Thực Chứng: tiếng nấc lớn, ngực đầy trướng, ợ chua, hôi, táo bón, nước tiểu đỏ mạch Huyền, Thực, Hoạt, Đại.

2 – Nấc Hư Chứng: tiếng nấc nhỏ, thở ngắn, tay chân quyết lạnh, mạch Hư, Tế muốn tuyệt.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Lý Khí, giáng nghịch.

Huyệt chính: Thiên Đột (Nh.22) + Cách Du (Bq.17) + Nội Quan (Tb.6).

Thực chứng: thêm Cự Khuyết (Nh.14), Thiên Xu (Vi.25), Hành Gian (C.2), Nội Đình (Vi.45), Đàn Trung (Nh.17).

Hư chứng: thêm Quan Nguyên (Nh.4), Trung Quản(Nh.12), Khí Hải (Nh.6), Túc Tam Lý (Vi.36), Đàn Trung (Nh.17).

Ý Nghĩa: Thiên Đột, là huyệt hội của Âm Duy và Nhâm Mạch để bình giáng nghịch khí; thêm Nội Quan để làm thông ngực và hoành cách mô; Cách Du là bối du huyệt của hoành cách mô, trị các bệnh của cơ hoành; Đàn Trung là huyệt hội của Khí để lý khí; Cự Khuyết thông ngực và cơ hoành; Thiên Xu thông khí ở phủ(Vị); Hành Gian tả hoả của Can; Nội Đình thanh nhiệt ở Vị; Quan Nguyên, Khí Hải để bổ Thận khí; Trung Quản, Túc Tam Lý để bổ trung khí.

2- Đàn Trung (Nh.17) + Du Phủ(Th.7) + Vị (Trung) Quản(Nh.12) đều cứu 10 tráng + Xích Trạch (P.5) + Cự Khuyết (Nh.14) đều cứu 7 tráng (Phổ Tế Phương).

3- Kỳ Môn (C.13) + Đàn Trung (Nh.17) + Trung Quản(Nh.12) đều cứu (Y Học Cương Mục).

4- Du Phủ(Th.27) + Phong Môn (Bq.12) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thừa Tương (Nh.24) + Đàn Trung (Nh.17) + Trung Quản(Nh.12) + Kỳ Môn (C.13) + Khí Hải (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Nhũ Căn (Vi.18) đều cứu 3 tráng (Thần Cứu Kinh Luân).

5- Túc Tam Lý (Vi.36) + Trung Quản(Nh.12) + Nội Quan (Tb.6) + Cách Du (Bq.17) + Thiên Đột (Nh.22) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

6- Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.19) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Công Tôn (Ty.4) (Trung Hoa Châm Cứu Học).

7- Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Cự Khuyết (Nh.14) + Cách Du (Bq.17) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

8- Thực chứng : Cự Khuyết (Nh.15) + Cách Du (Bq.17) + Đàn Trung (Nh.17) + Túc Tam Lý (Vi.36) (tả).

Hư chứng: Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Quản(Nh.12) + Khí Hải (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) (bổ) (Châm Cứu Học Giản Biên).

9- Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Cự Khuyết (Nh.4) + Cách Du (Bq.17) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

10- Cưu Vĩ (Nh.15) + Thượng Quản(Nh.13) + Nội Quan (Tb.6) + Khí Hộ (Vi.13) + Nhật Nguyệt (Đ.24) + Quyết Âm Du (Bq.14) + Đốc Du (Bq.19) + Cách Du (Bq.17) + Y Hy (Bq.45) + Cách Quan (Bq.46) + Thạch Quan (Th.18) (Châm Cứu Học HongKong).

11- Châm kích thích mạnh huyệt Thiên Đột (Nh.22) . Nếu không bớt, phối hợp thêm Nội Quan (Tb.6) hoặc Trung Quản(Nh.12) (Khoái Tốc Châm Thích Liệu Pháp).

12- Điều hòa Vị khí, thông cơ hoành: Châm Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Cự Khuyết (Nh.14) + Cách Du (Bq.17) (Châm Cứu Học Việt Nam).

13- Nhóm 1: Chương Môn (C.13) [trái] + Hợp Cốc (Đtr.4) [phải ] + Cự Khuyết (Nh.14) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Trung Quản(Nh.12) + Nội Quan (Tb.6).

Thực chứng: Tả Chương Môn (C.13) + Hợp Cốc (Đtr.4).

Hư chứng: bổ Chương Môn (C.13) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Trung Quản(Nh.12) + Nội Quan (Tb.6) (Bắc Kinh Trung Y Tạp Chí’ số 50/1985).

14- Châm Đàn Trung (Nh.16), mũi kim hướng lên trên, luồn kim dưới da, sâu 0, 3 – 2 thốn, Liệt Khuyết (P.7) hướng mũi kim về phía khu?y tay, sâu 0, 2 – 0, 5 thốn. Kích thích mạnh. Có thể phối hợp với Nội Quan (Tb.6) và Túc Tam Lý (Vi.36) . Ngày châm một lần (Giang Tây Trung Y Dược’ số 36/1986).

15- Nội Quan (TB.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) hợp với Thiên Đột (Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí’ số 15/ 1986) .

16- Nội Quan ( Tb.6) + Đàn Trung (Nh.17) + Trung Quản(Nh.12) +Thiên Đột (Nh.22) + Cách Du (Bq.17), Cự Khuyết (Nh.14) (Nội Gia Cổ Trung Y Dược’ số 33/1986).

17- Lý khí, giáng nghịch. Thực chứng: châm Tả. Hư chứng: châm bổ hoặc cứu Nội Quan (Tb.6) + Khí Hải (Nh.6) + Cách Du (Bq.17) + Đàn Trung (Nh.17) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Quan Nguyên (Nh.3) + Nội Đình (Vi.44) + Trung Quản(Nh.12) + Thiên Đột (Nh.22) + Cự Khuyết (Nh.14) + Thiên Xu (Vi.25) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.