Châm cứu chữa trị Nôn mửa lúc có thai

(Ác Trở – Ố Trở – Nhâm Thần Ố Trở – Hyperémèse – Hypermesis)

A. Đại cương

Phụ nữ có thai trong 2 – 3 tháng đầu mà bị nôn mửa gọi là Nhâm Thần Ố Trở .

B. Nguyên nhân

Do yếu tố tinh thần, thần kinh và nội tiết.

Do khi có thai, kinh nguyệt ngưng lại, huyết Hải không chảy nữa, trọc khí trong huyết đó hợp với Hoả của Can và Vị, bốc ngược lên, hoặc do đờm thấp bị tắc ở trung tiêu làm cho Vị mất điều hòa gây ra bệnh.

C. Triệu chứng

Muốn nôn, nôn mửa, không thể ăn, có thể nôn ra dịch vị hoặc nước mật.

Hoả của Can Vị bốc lên thì kèm chứng bụng đầy, sườn đau, ợ hơi.

Đờm thấp tắc ở trung tiêu thì kèm theo ngực đầy, biếng ăn, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, hoặc kèm tim hồi hộp, hơi thở ngắn.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Hòa trung, lợi khí.

Huyệt chính: Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12).

Huyệt phụ: Nội Đình (Vi.44) + Phong Long (Vi.40) + Thái Xung (C.3).

Chủ yếu dùng các huyệt chính, kích thích nhẹ, mỗi ngày 1 lần, 5 – 10 lần là 1 liệu trình.

Hoả của Can và Vị bốc lên, thêm Nội Đình (Vi.44) + Thái Xung (C.3).

Đờm thấp trở trệ ở trung tiêu, thêm Phong Long (Vi.40) .

2- Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) . Kích thích Vừa. Mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần + lưu kim 15 – 20 phút (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

3- Bất Dung (Vi.19) + Can Du (Bq.17) + Đái Mạch (Đ.26) + Đại Trường Du (25) + Đàn Trung (Nh.17) + Đở m Du (Bq.19) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thứ Liêu (Bq.32) + Thừa Mãn (Vi.20) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Trung Chú (Th.15) + Trung Đình (Nh.16) + Trung Liêu (Bq.33) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

4- Can Mộc Phạm Vị: Đàn Trung (Nh.17) + Nội Đình (Vi.44) + Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) (đều tả ).

Tỳ Hư Đờm Trở : Đàn Trung (Nh.17) + Nội Đình (Vi.44) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Long (Vi.40) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) (đều tả ).

Vị Hoả Thượng Xung: Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Giải Khê (Vi.41) + Nội Đình (Vi.44) + Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).

5- Nhóm 1: Đại Lăng (Tb.7) + Đở m Du (Bq.19) + Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xích Trạch (P.5).

Nhóm 2: Bất Dung (Vi.19) + Can Du (Bq.18) + Đái Mạch (Đ.26) + Đàn Trung (Nh.17) + Ngoại Lăng (Vi.26) + Phong Trì (Đ.20) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Thừa Tương (Nh.24) + Trung Chú (Th.15) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20).

6- Nội Quan (Tb.6) thấu (xuyên) Ngoại Quan, kích thích vừa. Ăn uống không được thêm Túc Tam Lý (Vi.36) . Mỗi ngày 1 lần (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

7- Đại Lăng (Tb.7) + Đở m Du (Bq.19) + Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Xích Trạch (P.5) [nếu có thai 5 tháng trở lên, có thể dùng Trung Quản (Nh.12) + U Môn (Th.21) + Kiến Lý (Nh.11) (Tân Châm Cứu Học).

8- Thận Hư: Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36), đều bổ.

Can Nhiệt: Dương Lăng Tuyền (Đ.34) [bình bổ bình tả ] + Thái Xung (C.3) [bình bổ bình tả ] + Túc Tam Lý (Vi.36) [bổ].

Đờm ư ù: Nội Quan (Tb.6) [bổ] + Phong Long (Vi.40) (bình bổ bình tả ) + Túc Tam Lý (Vi.36) (bổ) (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 10/1985).

9- Tỳ Vị Hư Yếu : kiện Tỳ, hòa Vị, giáng nghịch, cầm nôn. Châm bổ hoặc cứu Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Can Vị Bất Hòa : Sơ Can, hòa Vị, cầm nôn. Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + châm tả Thái Xung (C.3) + bổ Túc Tam Lý (Vi.36) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

Bài trướcChâm cứu chữa trị Nấc
Bài tiếp theoChâm cứu chữa trị Nôn Mửa

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.