Đầu, tai, mắt, mũi, họng (head, ears, eyes, nose, throat – HEENT)
CHỨNG TƯA (những màng giả màu trắng ngọc trai ở niêm mạc miệng): Nguyên nhân: bị lây truyền từ niêm mạc âm đạo trong khi đẻ; các đồ vật nhiễm khuẩn (núm vú, cả bú mẹ và bú chai; đồ chơi; những vòng cho trẻ nhai khi mọc răng), xử trí: rửa sạch các đồ vật (luộc chai sữa, núm vú, đồ chơi); uống nystatin 200.000 – 500.000 đơn vị cứ mỗi 4-6 giờ cho đến khi sạch trong 48 giờ.
TẮC ỐNG MŨI – LỆ (sự tạo ống không hoàn chỉnh làm chảy nước mắt và chảy các dịch nhầy hoặc dịch mủ được tích tụ, 5% ở trẻ sơ sinh). Bẩm sinh nhưng các triệu chứng thường xuất hiện chậm cho tới vài ngày đến vài tuần sau khi sinh. Xử trí: Xoa bóp vùng mũi – lệ, 2 đến 3 lần trong một ngày, và rửa sạch mí mắt bằng nước ấm; dùng kháng sinh tại chỗ cho trường hợp viêm kết mạc thứ phát; nong ống bằng phẫu thuật nếu không khỏi lúc được 9-12 tháng.
MẮT LÁC (sự sắp hàng không bình thường của mắt). Kiểm tra bằng phản xạ ánh sáng giác mạc và thử nghiệm che. Xử trí: chuyển chuyên khoa mắt những trường hợp lác mắt kéo dài > vài tuần hoặc bất cứ trường hợp lác mắt nào sau 6 tháng tuổi.
GIẢM THÍNH LỰC. Sàng lọc những trường hợp có nguy cơ: tiền sử gia đình; nhiễm trùng bẩm sinh; những dị tật sọ – mặt; cân nặng lúc sinh <1500g; chứng tăng bllirubin huyết cần phải truyền thay máu; tình trạng trầm cảm nặng lúc sinh; viêm màng não do vi khuẩn. Tiến hành sàng lọc: giá đáp ứng thính giác; đáp ứng thân não thính giác.
MỌC RĂNG (lợi đau thứ phát do mọc răng với tình trạng dễ kích thích, chảy nước dãi), sốt và những ảnh hưởng toàn thân khác không phải là do mọc răng gây ra. Xử trí: cho nhai đi nhai lại khăn mềm, vòng mọc răng, sự nóng ấm và khô thúc đẩy nhú răng; giảm đau tại chỗ và toàn thân.
Các vấn đề về da
CẮT BAO QUY ĐÂU: Phương thức lựa chọn là chỉ làm ở những trẻ có tình trạng ổn định, khỏe mạnh. Chống chỉ định nếu có bất cứ một dị tật sinh dục nào. Ưu điểm: giảm tỷ lệ bị hẹp bao quy đầu và nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ trai. Nguy cơ (nhỏ): nhiễm trùng huyết; cắt cụt; tổn thương niệu đạo; cắt bao quy đầu quá nhiều.
U HẠT RỐN (mô hạt đỏ – hồng, mạch, mềm tăng sinh sau khi cắt dây rốn).
Xử trí: đốt cháy bằng nitrat bạc.
CHỨNG HĂM Ở TRẺ (viêm da do tã lót) (những phát ban đỏ, có vảy có thể dẫn đến các tổn thương sẩn mụn nước hoặc trợt da; có thể từng mảng hoặc hội tụ; thường có ở các nếp sinh dục – đùi). Do phản ứng với tình trạng da quá ẩm ướt, cọ sát, hoặc tiếp xúc kéo dài với nước tiểu, phân, các chất hóa học ở tã lót, và xà phòng. Xử trí: thay tã thường xuyên; để tiếp xúc với không khí; bôi các thuốc nhẹ, bảo vệ tại chỗ (petrolatum, oxid kẽm) sau mỗi lần thay tã; một số trường hợp nặng hơn có thể cần phải bôi mỡ hydrocortison 1%.
BỘI NHIỄM CANDIDA ở vùng lót tã (các ban đỏ rõ rệt có bờ rõ, có tổn thương vệ tinh, liên quan đến các nếp gấp sinh dục – đùi). Xử trí: trị nấm tại chỗ; điều trị chứng tưa có liên quan.
NHỮNG NANG KÊ (những nang nông vùi 1 đến 2 mm). Thường có ở trên mặt và lợi. Xử trí: không cần điều trị.
TỔN THƯƠNG KÊ (những tổn thương sẩn mụn nước dạng ban đỏ hoặc trong do phản ứng với nóng hoặc mặc quá nhiều quần áo; nhất là ở những vùng nếp gấp). Xử trí: khỏi bằng cách làm mát.
VIÊM DA TĂNG TIẾT BÃ NHỜN (thường gặp nhất là tình trạng đóng vảy màu vàng ở da đầu nhờn hoặc khô, đóng vảy trắng ở vùng bẹn; có thể tổn thương rộng hơn). Xử trí: nói chung sẽ hết một cách tự nhiên; có thể dùng kem hydrocortison 1%; dùng các loại xà phòng chống nhờn trung tính cho những thương tổn ở da đầu; dùng dầu khoáng bôi nhẹ nhàng sau 10 phút cho những vảy da đầu dày.
VIÊM DA TẠNG DỊ ỨNG (ngứa nhiều, những mảng ban đỏ, đóng vảy, khô). Những tổn thương cấp tính có thể rỉ nước. Hay có ở mặt, cổ, tay, bụng, và mặt duỗi của các chi. Khuynh hướng di truyền hay gặp là sự phát triển tiếp theo của viêm mũi dị ứng và hen. Xử trí: Cái chính là tránh các chất gây kích thích (nhiệt độ và độ ẩm quá cao, thực phẩm, các chất hóa học) và khô da (tắm thường xuyên, xà phòng) cùng với sử dụng thường xuyên dầu trơn (dùng làm ẩm da sau khi tắm). Bệnh nặng thường cần dùng Steroid tại chỗ; tổn thương cấp tính có thể dùng dung dịch Burow 1:20 và kháng histamin (diphenhydramin, hydroxyzin).
Tiếng thổi tim
TIẾNG THỐI LÀNH TÍNH HAY CHỨC NĂNG (điển hình giảm đi khi hiệu suất tim giảm, tức là tư thế đúng)
Tiếng thổi ở trẻ sơ sinh. Xuất hiện trong vòng vài ngày đầu tiên sau khi sinh và hết khi được 2-3 tuần tuổi. Hay gặp tiếng thổi tâm thu sớm độ I – ll/IV, vang, ngắn, êm nhẹ ở phía dưới của đường cạnh trái xương ức mà nó giảm xuống với áp lực ổ bụng vừa phải.
Tiếng thổi still. Tiếng thổi thường gặp nhất ở giai đoạn đầu của thời kỳ thơ ấu. Có thể xuất hiện trong khi còn nhỏ. Hay gặp tiếng thổi to nhất trên đường giữa mỏm tim và bờ trái xương ức. Tiếng thổi tâm thu sớm độ l-lll, êm dịu hoặc vang.
Tiếng thổi phụt dòng vào phổi. Có thể nghe được trong suốt thời kỳ thơ ấu. Hay gặp tiếng thổi phụt tâm thu, ngắn, êm nhẹ, độ l-ll và khu trú ở phía trên của bờ trái xương ức.
Tiếng thổi thiếu máu. Nghe thấy khi hiệu suất tim tăng (sốt, thiếu máu, căng thẳng). Hay gặp tiếng thổi phụt tâm thu âm cao, độ l-ll nghe thấy rõ nhất ở vùng động mạch chủ/ động mạch phổi.
TIẾNG THỔI BỆNH LÝ HAY THỰC THỂ. Bất kỳ tiếng thổi tâm trương nào. Hãy chú ý khi tiếng thổi tâm thu có một hoặc nhiều những đặc điểm sau đây: độ III hoặc nặng hơn; liên tục qua nhiều kỳ tâm thu; có rung miu, tiếng tim thứ hai bất thường, hoặc tiếng ngựa phi. Những dấu hiệu đe dọa khác: suy tim sung huyết, xanh tím, nhịp tim nhanh. Đánh giá: Chụp Xquang lổng ngực, điện tâm đổ; nếu kéo dài hoặc có bất cứ tình trạng nguy cấp nào, thì hội chẩn chuyên khoa tim.
Rối loạn dạ dày – ruột
TÁO BÓN (rối loạn chức năng ruột trong đó ruột đau hoặc rất khó bài tiết phân). Liên quan đến tình trạng chậm lớn, nôn, trướng bụng vừa phải hoặc nặng, hoặc có máu không có nứt hậu môn cần loại trừ bệnh thực thể (bệnh Hirschsprung, bệnh vùng bụng, thiểu năng tuyến giáp, khuyết tật cấu trúc, tính độc chì). Những nguyên nhân thường gặp: nứt hậu môn, thiếu dinh dưỡng, mất nước, uống quá nhiều sữa, và thiếu thức ăn thô. Thường ít gặp hơn khi nuôi bằng sữa mẹ. Nguyên nhân hiếm gặp là do ngũ cốc được tăng cường sắt. Xử trí: trong thời gian đầu của thời kỳ tuổi nhỏ tăng lượng chất lỏng hoặc thêm đường (Maltsupex); sau đó thêm nước trái cây (mận, táo) và các trái cây khác, ngũ cốc, rau; có thể thêm chất xơ nhân tạo (Citrocel). Bệnh nặng có thể cần dùng một thời gian ngắn sữa có magnesi (1-2 thìa cà phê), natri docusate, và thuốc đặt hậu môn glycerin; khi kéo dài cần loại trừ bệnh thực thể.
HẸP MÔN VỊ (nôn không có dịch mật ngay sau khi ăn, dần dần trở nên nôn vọt nhiều hơn)
Sự ưu thế nam/nữ là 4:1. Xuất hiện từ lúc 1 tuần đến 5 tháng sau khi sinh (hay gặp nhất khi được 3 tuần). Có thể không liên tục.
Chẩn đoán: sờ nắn thấy khối môn vị (hay gặp nhất dài khoảng 2 cm, hình bầu dục), có thể sờ thấy dễ dàng hơn sau khi nôn; siêu âm là phương pháp thích hợp để khẳng định những trường hợp khó (độ nhạy 90%). Xử trí: phẫu thuật.
Thiếu máu
Dinh dưỡng được cải thiện làm giảm tỷ lệ mới mắc bệnh, nhưng trẻ em vẫn có nguy cơ quan trọng. Các yếu tổ nguy cơ bổ sung: tình trạng kinh tế – xã hội thấp, dùng sữa bò trước 12 tháng tuổi, sử dụng các thức ăn không được tăng cường sắt, cân nặng lúc sinh thấp, đẻ non. Những hậu quả: mệt mỏi, thờ ơ, chậm lớn, và sức đề kháng giảm đối với nhiêm trùng. Nguyên nhân: thiếu sắt là thường gặp nhất ( thường dự trữ lúc sinh đủ để ngăn thiếu máu không xảy ra trước 4 tháng tuổi), bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu máu Cooley, tính độc chì. Tiến hành sàng lọc: hemoglobin hoặc hematocrit giữa tuổi 6 và 9 tháng (một số khuyên nên chỉ làm cho những trẻ có yếu tố nguy cơ). Xử trí: Nếu hồng cẩu nhỏ thì dùng thử sắt (sắt nguyên tố, Feosol, 3-6 mg/kg/ngày); nếu không phải hồng cầu nhỏ hoặc không đáp ứng với sắt thì quan tâm đến các nguyên nhân khác (tiền sử gia đình, môi trường).
Rối loạn giấc ngủ
Cách ngủ của trẻ em phá vỡ giấc ngủ của người lớn. Khoảng 70% số trẻ em có thể ngủ suốt đêm vào lúc được 3 tháng tuổi. Đa số những trẻ 6 tháng tuổi không cần ăn đêm nữa. Tiến hành sàng lọc: khi có thay đổi đột ngột trong cách ngủ nên tìm ngay những tác nhân gây kích thích mới: thực thể (thí dụ: nhiễm trùng, hổi lưu thực quản) hoặc cảm xúc (thí dụ: môi trường xung quanh mối hoặc các thành viên mới trong gia đình). Xử trí: hình thành những hy vọng của bố mẹ dựa trên thực tế (chú ý tới cách ngủ tự nhiên của trẻ); cho phép trẻ tỉnh giấc vào ban đêm để tự chúng biết làm thế nào để ngủ (giữ trình tự giờ đi ngủ đơn giản và đặt đứa trẻ vào giường lúc còn thức; không đáp ứng lại tiếng khóc đẩu tiên của trẻ; giữ sự giao tiếp trong đêm ngắn và đơn giản; đưa đồ vật an toàn cho những trẻ lớn hơn); thay đổi cách ngủ không mong muốn một cách từ từ (chuyển giờ đi ngủ sớm hơn 1 giờ và đánh thức trẻ dậy sớm vào buổi sáng; giảm thời gian ngủ ngày).