Cồn có hại cho cơ thể con người, ai ai cũng biết. Dạ dày là túi cơm chứa rượu, nhưng nó không chịu nổi kích thích mạnh. Một khi đã bị kích thích bởi lượng lớn rượu, niêm mạc dạ dày nhanh chóng bị sung huyết, phù nề và loét cạn, đa phát. Thậm chí chỉ cần uống một trận điên cuồng có thể phát sinh ngay. Uống rượu mạnh, đặc biệt uống rượu lúc bụng đói, hoặc uống rượu xong uống thuốc giảm đau tiêu viêm, hoặc ăn thức ăn cay dễ bị bệnh về niêm mạc dạ dày, như viêm dạ dày cấp tính v.v… Một khi niêm mạc bị tổn thương lập tức sẽ bị đau bụng dữ dội ngay, uống thuốc giảm đau thông thường không tác dụng, thậm chí còn bị đau nặng thêm.

Uống rượu dễ gây viêm dạ dày cấp tính
Uống rượu dễ gây viêm dạ dày cấp tính

Uống rượu xong bị viêm dạ dày cấp tính có biểu hiện đau dữ dội sau ngực, bụng trên và bụng giữa thường kèm theo nôn và mửa nhiều lần. Người bị nặng có thể bị rữa nát, loét, chảy máu và thủng dạ dày.

Mặt khác, sau khi uống rượu bị đau bụng, còn cần phân biệt với các chứng bệnh khác cũng do cồn sinh ra như:

a – Viên tuyến tụy do cồn: Thường xảy ra ở người uống rượu lâu ngày. Sau khi uống rượu xong bỗng thấy đau bụng dữ dội và đau sườn bên trái. Viêm tuyến tụy do cồn tuy có thể xảy ra sau một lần ăn nhiều uống nhiều, nhưng phần lớn chỉ sinh ra sau khi uống rượu hơn 10 năm. Thậm chí trước khi chưa có triệu chứng, đã bị sỏi ở tuyến tụy, hoặc viêm tuyến tụy mãn tính. Viêm tuyến tụy do cồn khác với viêm tuyến tụy do các nguyên nhân khác gây ra. Do uống rượu lâu, làm các mô tuyến tụy bị phá hỏng mãn tính, từ đó làm cho chức năng bài tiết của tuyến tụy gặp trở ngại, men bột lắng ở tụy tăng rõ. Thậm chí bình thường kiểm tra CT, siêu âm có đến 30% bệnh nhân không có biểu hiện gì khác. Do đó chẩn đoán dựa chính vào lịch sử uống rượu, và triệu chứng lâm sàng.

b – Tim đau nhói, tắc cơ tim cấp tính: Người bệnh thể nào cũng bị bệnh động mạch vành, cồn làm lượng tiêu hao oxy của cơ tim tăng lên, làm cho cơ tim thiếu máu, cần phải chẩn đoán điều trị kịp thời.

Vì thế uống rượu phải vừa phải. Nếu quá trình uống rượu hoặc sau khi uống rượu thấy đau dữ dội, phải lập tức đến bệnh viện khám và điều trị. Không được uống thuốc giảm đau che lấp bệnh tình, từ đó làm cho chẩn đoán sai, dẫn đến điều trị sai lầm, làm hại sức khỏe.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.