Thực đơn các chuyên gia tiến cử cho người bị viêm dạ dày mãn tính.

  • Bữa sáng: Bánh mì 50g, cháo (gạo 50g), dưa chuột, trứng gà (dưa chuột 50g, trứng gà 40g).

Ăn thêm: sữa đậu nành 300cc, cho 5g đường, bánh bisques 25g.

  • Bữa trưa: Cơm (50g gạo), canh mì sợi (bột mì 50g, rau dền 20g, thịt lợn nạc 10g), cá hấp (cá trắm cỏ 100g).

Ăn thêm: Tinh sữa mạch 200mg, bánh gatô 25g.

  • Bữa tối: Bánh cuốn (bột 100g, thịt nạc 20g), canh rau câu (rau câu 10g, mì sợi lOg, tôm nõn 5g), xào khoai tây (cà rốt 50g, khoai tây 50g, thịt nạc thăn 10g).

Lượng dầu dùng cả ngày đun nấu 20g. Nhiệt lượng cả ngày đạt khoảng 2150kcal.

Liệu pháp ăn uống với viêm dạ dày mãn tính.

Viêm dạ dày mãn tính là bệnh viêm mãn tính niêm mạc dạ dày do những nguyên nhân khác nhau.

Tỷ lệ phát bệnh của nó tăng theo tuổi tác. Quá trình bệnh lâu dài, có cá biệt bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng nào cả. Nhưng đa số bệnh nhân đều có triệu chứng tiêu hóa không tốt với mức độ khác nhau, và có thể có biểu hiện chán ăn, ghét ăn, đau âm ỉ bụng trên và giữa, thường sau khi ăn xong thấy ngay. Phát bệnh viêm dạ dày mãn tính có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống. Do đó nắm chắc nguyên tắc ăn uống, loại bỏ thói quen ăn uống không hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng và điều trị viêm dạ dày mãn tính.Người viêm dạ dày mãn tính chọn thức ăn như thế nào

  • Tránh ăn thức ăn gây kích thích mạnh như rượu mạnh, cafe đặc, mù tạt v.v…, kiêng ăn các thức ăn sống, lạnh, cứng và chua cay. Đồng thời cũng tránh ăn các thức ăn quá lạnh, quá nóng, quá thô.
  • Cơm và thức ăn nên ăn nhừ, mềm, thanh đạm, dễ tiêu hóa, thức ăn có nhiều xơ không nên ăn quá nhiều, thức ăn thô nên nấu kỹ. Cách nấu nướng nên chưng hấp, luộc, ninh v.v…, kiêng ăn chiên, rán v.v…
  • Ăn uống phải điều độ. Không được ăn to uống lớn, tập thói quen ăn uống điều độ để giảm bớt gánh vác của dạ dày. Khi ăn phải nhai nhỏ nuốt chậm, làm cho thức ăn được nhai lâu trong mồm, phát huy tác dụng men bột lắng, và đạm bám dính vào nước bọt, làm cho các hạt thức ăn trở nên nhuyễn, làm giảm dạ dày phải tiêu hóa nhiều.
  • Điều tiết vị toan bài tiết: Người bị viêm dạ dày mãn tính có vị toan quá nhiều cấm ăn thức ăn có độ chua cao và kích thích dạ dày bài tiết vị toan. Có thể thường xuyên ăn thức ăn có chất kiềm, như bánh bisques có sôđa. Còn bệnh nhân viêm dạ dày thiếu vị toan thì có thể ăn thức ăn kích thích vị toan tiết ra, như sữa chua, sơn trà v.v…

Người viêm dạ dày mãn tính chọn thức ăn như thế nào?

Thức ăn chính có thể chọn là cơm nát, bánh mì, bánh hấp, bánh bao, vằn thắn v.v…

Thức ăn không kích thích vị toan bài tiết như sữa bò, bơ, bột lắng, rau, thịt nạc ninh nhừ v.v…, thích hợp với người viêm dạ dày có nhiều vị toan. Thức ăn thấm nhiều nitơ như canh nhiều thịt, canh gà, canh cá v.v… có thể kích thích vị toan ra nhiều, thích hợp cho người viêm dạ dày ít axit dùng.

Các loại rau cỏ, hoa quả tươi ít xơ như bí đao, bí đỏ, cà chua, khoai tây, lá rau chân vịt, rau cải trắng, táo, lê, chuối tiêu, quýt v.v… tương đối thích hợp với người viêm dạ dày. Còn thức ăn nhiều xơ như rau cần, hẹ, giá đậu nành, rau kim châm v.v… nên ăn ít.

Đề phòng đại tiện bí, thường xuyên nên ăn thức ăn có chức năng nhuận tràng thông tiện như mật ong, nước hoa quả, nước rau ép v.v…

Cồn có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày, và có thể làm tổn thương đến cơ chế phòng ngự của niêm mạc dạ dày, nên kiêng uống rượu.

Những yêu cầu chính về chăm sóc viêm dạ dày đơn thuần, cấp tính.

  • Khử bỏ nguyên nhân bệnh, điều trị theo triệu chứng: Người đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều cần nhịn ăn, nằm nghỉ ngơi.
  • Nôn, đi ngoài nghiêm trọng, thích hợp với uống thuốc muối đường, bổ sung thủy phần và muối natri. Nếu do nôn mất nước, và chất điện phân bị rối loạn, cần phải tiêm các dung dịch như nước muối đường glucose vào tĩnh mạch v.v…
  • Khi phát bệnh, tốt nhất cho ăn uống các loại như: nước cháo, trà hạnh nhân, nước canh suông, nước trà loãng, bột ngó sen, bột khuấy loãng v.v… thức ăn mặn là chính. Chờ cho bệnh đỡ, có thể cho ăn đặc dần. Cố tránh ăn các loại thức ăn sinh khí và nhiều mỡ, như sữa bò, sữa đậu nành, nước mía v.v…
  • Khi bụng đau dữ dội, cần ăn uống để cho dạ dày được nghỉ ngơi đầy đủ. Chờ bụng giảm đau hãy cân nhắc mới cho ăn uống. Cấm ăn các thức ăn nguội lạnh, sống sít, kích thích như dấm, ót, hành, gừng, tỏi, hạt tiêu v.v… Cũng không nên dùng các thực phẩm gây hưng phấn như trà đặc, cà phê đặc, cocacola v.v… Khi ăn thức ăn đun nấu vẫn lấy thanh đạm làm chính, ăn ít các loại dầu mỡ, hoặc các gia vị khác.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.