Có những phương pháp nào trị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày?
Bất cứ bệnh trào ngược thực quản, dạ dày nặng nhẹ như thế nào, đầu tiên vẫn phải điều chỉnh cách sống của bệnh nhân, giống như khi điều trị bệnh đái đường đầu tiên phải không chế ăn uống vậy. Nhưng thường bác sĩ cũng như bệnh nhân hay coi trọng điều trị thuốc mà xem thường điều trị thông thường. Đó là do phần nhiều bệnh nhân bị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày cho rằng chỉ dựa vào trị liệu thông thường không thể giải quyết được. Nhưng cũng cần nhắc mọi người rằng, điều trị thông thường là điều trị gốc, cho dù đang điều trị bằng thuốc cũng không thể bỏ đi điều trị thông thường. Điều trị thông thường bao giờ cũng cần thay đổi thói quen sống không tốt. Hút thuốc, uống rượu là thói quen xấu làm hại sức khỏe, cần phải cai.
Sau đó mới điều trị thuốc. Khi điều trị thông thường không được, mới dùng đến điều trị bằng thuốc. Hiện nay chất ức chế bơm proton ức chế được vị toan rất rõ, và có thể nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày được bác sĩ và bệnh nhân hoan nghênh.
Cuối cùng mới điều trị bằng phẫu thuật. Chỉ khi nào bệnh tình ngoan cố không chữa thuốc nổi mới phải làm phẫu thuật để điều trị. Trước đây lấy mổ bụng khâu dạ dày là chính. Hiện nay phần lớn lấy soi bụng làm kỹ thuật này. Cho dù phồng rộp ở thực quản kèm trào ngược thực quản, dạ dày vẫn có thể soi để làm. Do vết mổ nhỏ nên thích hợp với người già. Gần đây, phát triển nội soi sợi để phẫu thuật chống trào ngược, vết thương càng nhỏ càng tiện lợi.
Có những loại thuốc nào điều trị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày?
Tuy bệnh trào ngược thực quản, dạ dày có tính chất làm trở ngại động lực, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có thuốc nào có thể chữa được loại khác thường này. Do đó hiện nay thuốc điều trị cơ bản là ức chế vị toan bài tiết, từ đó làm giảm gây thương tích cho niêm mạc thực quản, khiến bệnh chóng lành. Có số” ít bệnh nhân do trào ngược mật mà gây bệnh nên hiệu quả điều trị ức chế vị toan kém tác dụng.
Tóm lại thuốc điều trị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày đại để có:
- Chất chống axit và bảo vệ niêm mạc. Có lúc có hiệu quả với bệnh nhân nhẹ nên rất ít khi dùng điều trị ban đầu cho người bệnh. Nhưng có thể dùng thử cho điều trị lâu dài.
- Chất chống thiếu H2 của cơ thể: Là loại thuốc chất ức chế axit hiệu quả giảm hơn chất chống axit và chất bảo vệ niêm mạc. Nhưng phần nhiều dùng điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng.
- Chất điều chỉnh trở ngại động lực dạ dày. Nó thích hợp với bệnh trào ngược thực quản, dạ dày có liên quan đến động lực. Hiện nay trên lâm sàng ứng dụng chưa nhiều và hiệu quả điều trị cũng bình thường.
- Chất ức chế bơm proton: Là loại thuốc ức chế mạnh vị toan bài tiết, thích hợp nhất cho việc điều trị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày. Hiện nay phần lớn cho đó là thuốc hàng đầu để chọn điều trị loại bệnh này. Hiệu quả điều trị lâm sàng rất rõ, được đa số nhân viên y tế và bệnh nhân hoan nghênh. Gần đây có phát triển mới đối với loại thuốc này. Do đó sản phẩm đời 2 ra đời, so với đời 1 hiệu quả điều trị tốt hơn.
Liệu trình của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày
Do hiệu quả điều trị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày với các loại thuốc khác nhau có sự khác nhau, vì thế thời gian của liệu trình cũng khác nhau. Liệu trình điều trị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày bằng chất ức chế bơm proton thường từ 4-8 tuần (uống 4 tuần nếu viêm thực quản không thấy đỡ hoặc vẫn còn triệu chứng thì mới kéo dài trên 4 tuần. Nhưng không quá 8 tuần). Tỷ lệ điều trị khỏi trong 4 tuần khoảng 70%, 8 tuần khoảng 85%. Tỷ lệ trị khỏi bằng thuốc omerazon so với chất chống thiếu H2 của cơ thể là 78%, glurathione alumin là 42%, tỏ rõ tính chất ưu việt của chất ức chế bơm proton. Điều trị viêm thực quản mang tính trào ngược bằng chất chống thiếu H2 của cơ thể không thấy phản ứng nhưng với chất ức chế bơm proton lại có hiệu quả. Hiệu quả điều trị chất ức chế bơm proton cũng tốt hơn thuốc thúc đẩy động lực. Đa phần bệnh nhân mỗi ngày dùng một lần lượng tiêu chuẩn chất ức chế bơm proton là có hiệu quả (như omerazon 20mg một ngày một lần). Có số ít bệnh nhân cần tăng thêm lượng (uống trước khi ngủ càng tốt). Cũng có thể không tăng chất ức chế bơm proton mà uống thêm một lượng tiêu chuẩn chất chống thiếu H2 của cơ thể vào buổi tối.
Có hai cách dùng thuốc điều trị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày ứng dụng chất ức chế axit điều trị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày có hai cách dùng thuốc:
- Cách tăng dần. Tức đầu tiên cải thiện cách sống và chất cầm axit (thuốc kiềm tính), nếu không hiệu quả, đổi sang dùng chất chống thiếu H2 của cơ thể, nếu không hiệu quả thì lại dùng chất ức chế bơm proton. Bắt đầu dùng chất ức chế bơm proton, chọn lượng dùng đã được quy định. Khi hiệu quả lâm sàng không tốt mới tăng dần lượng thuốc lên. Rất dễ thấy liệu pháp này là nâng cấp dần điều trị ức chế axit. Cách làm này tốc độ cải thiện triệu chứng và lành viêm thực quản rất chậm. Như thế không những không kịp thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh mà chi phí điều trị tăng cao. Hiện nay ít ai dùng.
- Cách giảm dần. Hoàn toàn ngược với cách làm trên. Bắt đầu điều trị dùng chất ức chế bơm proton lượng cao ngay. Sau khi triệu chứng thấy đỡ hãy giảm dần lượng thuốc xuống, hay đổi sang dùng chất chống thiếu H2 của cơ thể. Nhưng dùng cách này chủ yếu lo lắng về mặt kinh tế. Nhưng các chuyên gia kinh tế nghiên cứu cho thấy tổng chi phí của nó không cao mà hiệu quả tốt. Hiện nay điều trị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày đều tiến cử dùng cách này.
Thế nào là điều trị thuốc lâu dài cho bệnh trào ngược thực quản, dạ dày?
Bệnh trào ngược thực quản, dạ dày là một loại bệnh có tính tái phát chậm. Có một số bệnh nhân điều trị thời kỳ đầu 4-8 tuần, sau đó triệu chứng giảm được 6-12 tháng lại tái phát. Còn đại đa số sau khi điều trị ức chế axit thời gian ngắn, chấm dứt độ 6 tháng thì tái phát ngay. Qua thống kê, tỷ lệ tái phát 57%-90%. Cho nên đại đa số bệnh nhân cần điều trị lâu dài thuốc. Nguyên tắc điều trị lâu dài là phải dùng lượng có hiệu quả, thấp nhất, khống chế được đầy đủ triệu chứng của bệnh và đề phòng được các bệnh khác xảy ra. Hiện nay phương án điều trị cụ thể có:
- Điều trị uống thuốc liên tục. Sau khi điều trị ngắn này triệu chứng đã giảm, tiếp tục điều trị thuốc lâu dài. Thường uống lượng thuốc bằng nửa điều trị ban đầu. Ví dụ điều trị omerazon 20mg mỗi ngày một lần thì điều trị lâu dài dùng độ 10mg mỗi ngày một lần. Cũng có thể đổi thuốc lâu dài bằng chất chống thiếu H2 của cơ thể. Dù dùng cách nào cũng phải không chế được triệu chứng trào ngược.
- Điều trị cách quãng. Sau khi điều trị triệu chứng ngắn ngày đã đỡ hoặc viêm thực quản đã lành, có thể dừng thuốc quan sát. Nếu thấy tái phát lại thì lại tiếp tục điều trị từ 2-4 tuần, với lượng thuốc theo tiêu chuẩn. Nhưng phương pháp này hiện ít dùng.
- Điều trị khi cần. Sau liệu trình kết thúc thì dừng thuốc. Nếu thấy tái phát triệu chứng trào ngược thì lại uống thuốc ngay. Chỉ cần triệu chứng được không chế thì dừng thuốc (thường chỉ mấy ngày). Điều trị khi cần không làm tăng thêm bệnh trào ngược thực quản, dạ dày. Hiện nay đã có thuốc không chế axit có thể khống chế nhanh triệu chứng trào ngược, được bệnh nhân và nhân viên y tế hoan nghênh rộng rãi.
Tại sao bệnh trào ngược thực quản dạ dày của người già phải điều trị lâu dài?
Do nhân tố nguy hiểm của bệnh trào ngược thực quản, dạ dày của người già là tăng theo tuổi tác, do đó bệnh trào ngược thực quản, dạ dày của người già là một loại bệnh mãn tính, mang tính tái phát. Do đó tuyệt đại đa số bị viêm thực quản mang tính trào ngược cần điều trị lâu dài, thậm chí có khi phải điều trị suốt đời.
Trong các loại thuốc điều trị bệnh trào ngược thực quản, dạ dày nói ở trên, thì điều trị chất ức chế bơm proton có hiệu quả nhanh, tốt, an toàn cao đối với viêm thực quản mang tính trào ngược của người già. Đó là cách lựa chọn tốt nhất để điều trị lâu dài.
Hiện nay tiến cử sách lược điều trị giảm dần cho điều trị lâu dài bệnh trào ngược thực quản, dạ dày. Tức trước hết dùng chất ức chế bơm proton đủ 6-8 tuần để không chế triệu chứng trào ngược, làm lành niêm mạc thực quản bị phá hỏng. Sau đó giảm dần lượng xuống, tìm được lượng chất ức chế bơm proton thấp nhất có thể không chế được triệu chứng. Sau đó cứ kiên trì dùng lượng thấp nhất này lâu dài. Nhưng lượng chất điều trị lâu dài này không được thấp quá. Có bệnh nhân thậm chí cần lượng ngang với điều trị, nếu không lại tái phát.