Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một tình trạng bệnh từ giai đoạn ổn định trở nên xấu đi đột ngột ngoài những biến đổi thông thường hàng ngày và đòi hỏi thay đổi cách điều trị thường quy ở bệnh nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Các nguyên nhân gây đợt cấp
Nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm khuẩn khí phế quản phổi cấp do virus (50%) hoặc vi khuẩn (các vi khuẩn thường gặp là Streptococcuspneumoniae, Hemophilusinfluenzaevà Moraxellacatarrhalis).
Nguyên nhân khác:
Nhiễm lạnh, bụi ô nhiễm, không khí.
Nội khoa: Tắc mạch phổi, tràn khí màng phổi, mệt cơ hô hấp, bỏ thuốc điều trị, dùng thuốc không đúng cách, dùng thuốc an thần, gây mê, thuốc chẹn bêta, suy tim trái, loạn nhịp tim, các rối loạn chuyển hoá, nhiễm trùng các phủ tạng khác.
Ngoại khoa: Gẫy xương sườn, chấn thương lồng ngực, sau mổ ngực, bụng.
Không rõ nguyên nhân: 1/3 các trường hợp.
LÂM SÀNG
Bệnh nhân thường có tiền sử được chẩn đoán Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc lần đầu đến khám với tiền sử hút thuốc hoặc nghề nghiệp có tiếp xúc với khói, bụi ô nhiễm. Bệnh nhân có thể đột nhiên xuất hiện các dấu hiệu: tức ngực, khó thở tăng, thở rít, cò cử, ho, khạc đờm tăng, đờm đục quánh và sốt; có thể có rối loạn ý thức, đái ít, tím môi, giảm hoạt động.
Khám lâm sàng: thấy câc dấu hiệu của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhvới mức độ nặng hơn, xuất hiện thêm một số triệu chứng mới. Những trường hợp nặng có thể có dấu hiệu suy hô hấp cấp.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán xác định
Dựa vào các dâsu hiệu lâm sàng như đã mô tả kết hợp một số thăm dò cận lâm sàng để phát hiện một số căn nguyên gây đợt cấp như chụp phim phổi chuẩn tìm dấu hiệu của tràn khí màng phổi hoặc dấu hiệu của viêm phổi…
Chẩn đoán mức độ nặng
Bảng 1: Phân loại mức độ nặng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Các chỉ số |
Nhẹ |
Trung bình |
Nặng |
Rất nặng |
Khó thở |
Khi đi nhanh, leo cầu thang |
Khi đi chậm ở trong phòng
|
Khi nghỉ
|
Khó thở dữ dội, thậm chí thở ngáp |
Lời nói |
Bình thường |
Từng câu |
Từng từ |
Không nói được |
Tri giác |
Bình thường |
Có thể kích thích |
Thường kích thích |
Ngủ gà, lẫn lộn, hôn mê |
Nhịp thở |
Bình thường |
20 – 25 lần/phút |
25 – 30 lần/phút |
>30 lần/phút hoặc nhịp chậm, ngừng thở |
Co kéo cơ hô hấp và hõm ức |
Không có |
Thường có |
Co kéo rõ |
Chuyển động ngực-bụng nghịch thường |
Thay đổi màu sắc đờm; Tăng số lượng đờm; Sốt; Tím và/ hoặc phù mới xuất hiện hoặc nặng lên |
Có 1 trong 4 điểm này |
Có 2 trong 4 điểm này |
Có 3 trong 4 điểm này |
Có thể có cả 4 điểm này nhưng thường bệnh nhân không ho khạc được nữa |
Mạch |
60- 100 |
100 – 120 |
> 120 |
Chậm, rối loạn |
SpO2% |
> 90% |
88 – 90% |
85 – 88% |
< 85% |
PaO2mmHg |
> 60 |
50 – 60 |
40 – 50 |
< 40 |
PaCO2mmHg |
< 45 |
45 – 54 |
55 – 65 |
> 65 |
pH máu |
7,37-7,42 |
7,31- 7,36 |
7,25 -7,30 |
< 7,25 |
Chú ý:chỉ cần có 2 tiêu chuẩn của mức độ nặng trở lên ở một mức độ là đủ xếp bệnh nhân vào mức độ nặng đó.
Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với bội nhiễm lao phổi. Chẩn đoán phân biệt dựa vào X quang phổi thấy tổn thương nốt, thâm nhiễm. Thấy trực khuẩn kháng cồn kháng toan trong đờm, PCR – BK. Phản ứng Mantoux thường dương tính.
Cần phân biệt đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với cơn hen phế quản.
Các đặc điểm giúp phân biệt hai bệnh lý này được trình bày ở Bảng 2.
Chẩn đoán phân biệt đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Cơn hen phế quản |
Đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính |
Có tiền sử hen từ tuổi trẻ |
Không |
Ho khan khi đang cơn nặng, có đờm quánh dính sau khi hết cơn |
Khạc đờm, đờm thường đục ngay từ đầu |
Thở ầm ĩ, cơ hoành hoạt động tốt, bụng lực sĩ, khó thở ra chậm |
Co kéo cơ hô hấp phụ, cơ hoành hoạt động kém, bụng căng chướng, khó thở cả 2 thì |
Ran rít +++, ran ngáy lan toả |
Chủ yếu là rì rào phế nang giảm. Ran rít + , ran ngáy + |
Ít khi có gan to |
Thường thấy gan to của tâm phế mạn |
Điện tim bình thường |
Trục phải, dầy thất phải |
XQ phổi: phổi tăng sáng ngoại vi. |
Tim hình giọt nước, hình ảnh “phổi bẩn”. |
XỬ TRÍ
Các điểm chung
Các bệnh nhân bị đợt cấp nhẹ được điều trị tại chỗ. Các trường hợp nặng hơn cần được điều trị cấp cứu rồi chuyển đến bệnh viện cũng như các trường hợp không đáp ứng với điều trị theo các trình tự sau đây (xem sơ đồ 1)
Dùng hoặc tăng liều thuốc giãn phế quản phun hít đến 4 – 6 lần xịt/ ngày. Dùng thuốc giãn phế quản đường uống nếu không có thuốc đường hít: salbutamol 4 mg hoặc terbutalin 5 mg x 1 – 2 viên. Dùng prednisolone uống 40 mg/ ngày. Xem xét việc dùng kháng sinh nếu đờm đục: amoxilin uống 3 g/ ngày chia 3 lần hoặc cephalosporin (CSP) thế hệ 2.
Sơ đồ Xử trí đợt cấp Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Sơ đồ Xử trí đợt cấp BPTNMT
Xử trí tại bệnh viện
Đợt cấp mức trung bình được điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện, quận.
Tiếp tục các biện pháp điều trị đã nêu. Bệnh nhân được theo dõi mạch huyết áp, nhịp thở và SpO2nếu có máy.
Các xét nghiệm
Chụp phim phổi
CTM
Cấy đờm nếu đờm đục để xác định loại vi khuẩn và kháng sinh đồ.
Đo các khí trong máu nếu có điều kiện.
Dùng tăng liều thuốc giãn phế quản:
Cườngb2– adrenergic (salbutamol, terbutalin), kháng chollinergic±cườngb2– adrenergic (Berodual, Combivent) phun hít qua buồng đệm hoặc khí dung 6 – 8 lần/ ngày.
Có thể dùng thêm thuốc cườngb2– adrenergic viên uống: salbutamol 4mg x 2 – 4 viên/ngày; hoặc terbutalin 5mg x 2- 4 viên/ngày.
Corticoide: dùng trong 10 ngày với một trong các thuốc sau: prednisolone uống 40 mg/kg/ngày hoặc depersolon 30mg hoặc solumedrol 40 mg x 1 ống tiêm tĩnh mạch.
Kháng sinh:
Dùng khi có biểu hiện nhiễm trùng với sốt, ho khạc đờm bẩn đục, số lượng tăng. Có thể dùng amoxilin + clavulanate 3 g/ngày hoặc các thuốc nhóm CSP thế hệ 2 hoặc macrolide (không dùng erythromycine cùng với theophyline và dẫn xuất), doxycyclin 200 mg/ngày, cotrimoxazole 2 viên/ngày. Chuyển tuyến trên nếu không đỡ.
Đợt cấp nặng nếu có điều kiện cần được điều trị tại bệnh viện tỉnh
Tiếp tục các biện pháp điều trị đã nêu. Theo dõi mạch huyết áp, nhịp thở, SpO2.
Thở oxy 1-3 lít/phút sao cho SpO2> 90% và thử lại khí máu sau 30 phút nếu có điều kiện.
Tăng số lần xịt các thuốc giãn phế quản lên 6 – 8 lần với các thuốc giãn phế quản cườngb2– adrenergic phối hợp với kháng chollinergic hít hoặc khí dung (Berodual, Combivent).
Dùng salbutamol, terbutalin truyền tĩnh mạch với liều 0,1- 0,8mg/kg/phút nếu không đáp ứng với các thuốc khí dung, điều chỉnh liều thuốc theo đáp ứng của bệnh nhân.
Depersolon hoặc solumedrol: 2 mg/ kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia làm 2 lần.
Nếu BN chưa dùng theophyline và không có rối loạn nhịp tim thì có thể dùng aminophylin 0,24g x 1 ống + 100 ml glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30 phút, sau đó chuyển sang liều duy trì 0,4 – 0,9 mg/kg/giờ. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý dấu hiệu ngộ độc của thuốc: buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, co giật, rối loạn tri giác.
Kháng sinh: dùng khi có biểu hiện nhiễm trùng rõ, cefotaxime 1g x 3 lần/ngày hoặc ceftazidim 1gx 3 lọ/ngày và phối hợp với nhóm aminoglycosid hoặc fluoroquinolon.
Đợt cấp nặng không đáp ứng với điều trị hoặc đợt cấp rất nặng được điều trị tại các khoa điều trị tích cực. Thông khí nhân tạo không xâm nhập hoặc thông khí nhân tạo xâm nhập khi không đáp ứng với điều trị như ở trên.
Kiểm soát thăng bằng kiềm toan, nước điện giải, chế độ ăn.
Tiêm heparin dưới da để phòng biến chứng viêm tắc tĩnh mạch.
Xử trí các bệnh lý kèm theo.