Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới

Nội khoa

Chủ yếu là điều trị kháng sinh.

Việc điều trị kháng sinh cần dựa trên kháng sinh đồ, ngoài ra cần xem xét đến tình trạng bệnh, cơ địa người bệnh để chọn kháng sinh thích hợp, đường đưa kháng sinh vào cơ thể, liều lượng…

Các kháng sinh thường dùng:

+Ampicillin: 2g/ngày ở người lớn; 50mg/kg/ngày ở trẻ em

+Sulfamid (Bactrim forte): ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 4 – 8 viên/ngày

+Quinolon: chỉ nên dùng cho người lớn, liều 400- 800mg/ngày chia 2 lần.

+Nitrofuran: 150mg/ngày

Kháng sinh thường dùng bằng đường uống, trong vòng ít nhất 10 ngày.

48 giờ sau khi kết thúc đợt điều trị phải cấy nước tiểu kiểm tra.

Uống nhiều nước.

Ngoại khoa

Khi phát hiện ra có các nguyên nhân gây bệnh thì phải điều trị thì mới tránh tái phát nhiễm khuẩn, đó là:

Các tắc nghẽn đường tiểu : hẹp niệu đạo, hẹp bao quy đầu, u xơ tiền liệt tuyến, xơ hẹp cổ bàng quang…

Các dị dạng đường tiểu: rò bàng quang, rò niệu đạo..

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.