Cách vệ sinh bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Vệ sinh bao quy đầu cho trẻ nhỏ là việc làm cần thiết, đòi hỏi các bậc cha mẹ phải tỷ mỉ và cẩn trọng. Những sai sót trong khâu này rất có thể để lại những dị tật cho bộ phận sinh dục của trẻ sau này.
Sinh lý ở trẻ nhỏ:
Phần đầu dương vật (quy đầu) được một đoạn da mỏng (gọi là bao quy đầu) bảo vệ. Bao quy đầu gồm 2 lớp: lớp da ở bên ngoài và lớp niêm mạc ở bên trong. Trước khi bé chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật phát triển như một thể thống nhất, chúng dính chặt với nhau. Dần dần, mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp. Biểu mô của hai lớp này thường xuyên được thay mới. Tế bào chết tích tụ thành chất tiết trắng, dần dần được đẩy ra ngoài qua phần chóp của bao quy đầu. Trên thực tế, có khi phải mất 5-10 năm hoặc hơn, quá trình tách mới hoàn thành, và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi đầu dương vật về phía bụng.
Ở trẻ sơ sinh, bao quy đầu thường chưa tách khỏi quy đầu và không thể tự lộn được. Hơn nữa, khi ý thức được hơn về cơ thể, các bé đều tìm cách “khám phá” bộ phận sinh dục của mình và có thể tự lộn bao quy đầu. Nếu bao không thể tự lộn một cách dễ dàng khi bé còn nhỏ, cha mẹ cần hiểu rằng đó không phải là điều bất thường.
Chất bựa: Quá trình bong tế bào da từ da dương vật và lớp trong của bao quy đầu diễn ra trong suốt cuộc đời người nam giới và đặc biệt mạnh mẽ ở trẻ em. Sự bong da tự nhiên giúp bao quy đầu tách khỏi quy đầu. Do diễn ra ở một nơi khá chật hẹp, các tế bào chết không thể thoát ra một cách dễ dàng. Chúng phải tìm cách đi tới phần đỉnh của bao quy đầu, tạo ra chất bựa, xuất hiện dưới dạng những mảng trắng ở dưới da.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cha mẹ nên chăm sóc bao da quy đầu cho bé thật cẩn thận bằng cách vệ sinh bao quy đầu cho bé đúng cách theo quy trình sau:
Vệ sinh bao quy đầu: Da quy đầu rất dễ chăm sóc. Hãy tắm rửa thường xuyên cho bé. Tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó có cả cơ quan sinh dục, cần được rửa sạch sẽ, không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt nào. Không được tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn. Chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.
Lộn bao quy đầu: Như đã trình bày ở trên, quá trình tách bao quy đầu và quy đầu đòi hỏi thời gian, không nên thúc ép. Khi nào thì bao quy đầu có thể lộn được? Điều này tùy thuộc mỗi bé. Có thể là từ khi bé mới sinh, nhưng điều này rất hiếm, có thể mất vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Điều này là bình thường. Mặc dù rất nhiều bao quy đầu có thể lộn được khi trẻ lên 5, bạn không cần lo lắng nếu phải chờ lâu hơn. Một số bé trai chỉ có thể lộn bao quy đầu hoàn toàn khi tới tuổi trưởng thành.
Vệ sinh bao quy đầu đã lộn được hoàn toàn: Trong vài năm đầu, chỉ cần thỉnh thoảng lộn bao và rửa phía dưới là đủ. Vệ sinh dương vật sau này sẽ trở thành một phần thói quen vệ sinh thân thể của trẻ, giống như việc gội đầu, đánh răng. Khi đến tuổi dậy thì, các em trai phải hiểu được tầm quan trọng của việc lộn da quy đầu và vệ sinh bên dưới một cách sạch sẽ hàng ngày.
Bé bị hẹp bao quy đầu nên điều trị thế nào
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ đang là vẫn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Khi các con bị hẹp bao quy đầu thì bậc cha mẹ tỏ ra rất lo lắng. Đặc biệt là về vấn đề cắt bao quy đầu cho trẻ ở đâu thì tốt và an toàn.
Phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu này giúp cho việc điều trị bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ trở nên đơn giản và hiệu quả, ít tốn kém, nhanh chóng lại ít gây tổn thương.
Hẹp bao quy đầu ở bé trai là gì ?
Hẹp Bao Quy Đầu, có tên khoa học là Phimosis, là tình trạng bao da qui đầu bó chặt lại toàn bộ quy đầu làm cho qui đầu không lộn ra được.
Bình thường, bé trai 3-4 tuổi, dương vật to dần, lớp bề mặt da gọi là thượng bì bong ra, đồng thời có sự tích tụ lại một số chất bợn khi đi tiểu nằm bên dưới da qui đầu và qui đầu, giúp Bao Quy Đầu tách dần khỏi qui đầu. Nhờ những lần dương vật cương lên khi mắc tiểu, hay lúc ngủ làm Bao Quy Đầu dần dần tự tuột ra để lộ qui đầu ra ngoài.
Ở trẻ nhỏ phần lớn bị Hẹp Bao Quy Đầu sinh lý, tức là Bao Quy Đầu không kéo tuột xuống được do có tình trạng dính tự nhiên giữa Bao Quy Đầu và qui đầu. Biểu hiện là Bao Quy Đầu không lộn ra ngoài được, kể cả dùng tay không kéo phần da ra được. Nếu dùng tay kéo ra được thì gọi là thừa da qui đầu.
Hẹp Bao Quy Đầu làm cho nước tiểu đọng lại, dương vật phồng lên. Khi đi tiểu, nước tiểu thường không chảy ra hết mà phải đợi đến một lát sau. Bao Quy Đầu dễ bị viêm nhiễm, chất tiết đọng lại thành mảng trắng. Lúc trưởng thành, Hẹp Bao Quy Đầu thường gây đau khi dương vật cương cứng, một số trường hợp không cương cứng được.
Cách điều trị Hẹp Bao Quy Đầu ở bé trai:
Hẹp Bao Quy Đầu ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời sẽ tích tụ các chất bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da qui đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu, ảnh hưởng tới thận, và gây khó khăn trong quan hệ tình dục sau này, hoặc cũng có thể dẫn đến ung thư dương vật.
Giải pháp tốt cho điều trị Hẹp Bao Quy Đầu hiện nay rất đơn giản và hiệu quả, đối với trẻ dưới 5 tuổi, thường dùng thuốc thoa tại chỗ, có corticosteroid với hàm lượng 0,1% dexamethasone, thoa lên bao quy đầu, 3 lần mỗi ngày trong thời gian 6 tuần, dưới tác dụng của corticosteroid thì Bao Quy Đầu giãn ra và tuột xuống được; đối với trẻ trên 6 tuổi mà Bao Quy Đầu chưa tuột ra và đã bôi thuốc mà không kết quả, kể cả người lớn, kèm theo mỗi lần đi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng như bong bóng hay thường bị viêm Bao Quy Đầu, thì nên tiểu phẫu Cắt Bao Quy Đầu.