Tinh Hoàn Ẩn – Tinh Hoàn Lạc Chỗ

Tinh hoàn ẩn hay còn gọi là tinh hoàn chưa xuống hoặc vắng tinh hoàn. Ðây là một hiện tượng không bình thường đối với các bé trai, đặc biệt là những bé vừa chào đời, tinh hoàn (1 bên hay cả 2 bên) đã không nằm trong bìu.

Thế nào là bệnh tinh hoàn ẩn?

Thông thường tinh hoàn nằm ở bìu, khi tinh hoàn không nằm ở bìu mà nằm ở các vị trí khác như lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn. Đây là một bệnh lý gặp khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng.

Bệnh lý này cần được phát hiện sớm ngay từ sau khi chào đời, được theo dõi sát và có chỉ định điều trị đúng thời gian cần thiết để tinh hoàn có chức năng sinh sản, nội tiết và tránh nguy cơ ung thư sau này.

Tinh hoàn ẩn khác với tinh hoàn lạc chỗ

Tinh hoàn lạc chỗ ngoài bìu có thể nằm bất cứ chỗ nào như ở mu, nếp bẹn, cung đùi, tầng sinh môn do trong khi di chuyển đã bị kéo lệch ra khỏi đường đi bình thường.

Tinh hoàn ẩn được xác định nằm trên đường di chuyển như trong thời kỳ phôi thai, có thể ở trong ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu…

Điều cần lưu ý là người bị tinh hoàn ẩn có thể mắc các dị dạng khác, nhất là đối với thể ẩn cả 2 bên có thể gặp những rối loạn bệnh lý nhiễm sắc thể giới tính, tật ái nam ái nữ hoặc kèm theo dị dạng ở đường tiết niệu như tật lỗ đái thấp, suy tuyến sinh dục…

Cách phát hiện được tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn có thể là một bên hoặc hai bên. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy túi bìu không cân đối: Một bên trông bình thường và một bên nhỏ hoặc xẹp lép (ẩn tinh hoàn một bên) hoặc cả hai túi bìu nhỏ, xẹp.

Khi sờ vào bìu không thấy đủ hai tinh hoàn. Nắn vào bìu sẽ không thấy tinh hoàn ở 1 hoặc cả 2 bên. Có thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn.

Có trường hợp tinh hoàn lúc ở bìu, lúc bị co lên trên ống bẹn. Khi khám dùng ngón tay đẩy tinh hoàn xuống bìu được nhưng khi bỏ tay ra thì tinh hoàn lại bị kéo lên trên cao, ngoài túi bìu.

Với cách phát hiện như trên có thể xác định được bệnh. Bệnh có thể được phát hiện ngay sau đẻ và đặt ra kế hoạch theo dõi, điều trị.

Tuy nhiên, nếu còn nghi ngờ các bậc phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác hơn.

Điều trị muộn, tỷ lệ vô sinh cao

Bình thường ở bìu có nhiệt độ thấp hơn so với cơ thể, khi bị ẩn nằm ở vùng bụng thì chịu nhiệt độ cao của cơ thể làm tinh hoàn không phát triển và giảm số lượng tế bào mầm trong tinh trùng. Nếu bé trai bị 1 tinh hoàn ẩn và vị trí tinh hoàn ẩn ở ống bẹn sẽ có số lượng tinh trùng bình thường.

Nguy Hại Do Tinh Hoàn Ẩn

Tinh hoàn ẩn là một tinh hoàn phát triển bình thường nằm thắt lưng sau phúc mạc xuống đến bìu. Tinh hoàn ẩn có thể không xuống vào bìu mà có thể được đặt ở bất cứ đâu trong ổ bụng, lối vào bìu, bẹn, bụng và các địa điểm khác, đây là bệnh lý về dị hình cơ quan sinh dục thường gặp nhất. Ở người bình thường, tỷ lệ tinh hoàn ẩn khoảng 1/500, trường hợp đẻ non, trẻ cân nặng ít thì tỷ lệ này ở mức 30%. Nếu một đứa trẻ tinh hoàn đã không xuống bìu, sau đó khoảng 80% của tinh hoàn là có thể sờ thấy, và phần còn lại không thể sờ thấy được, số này đại đa phần là nằm trong ổ bụng. Tuy nhiên, không sờ thấy tinh hoàn và ống tinh hoàn không thể được loại trừ hoặc tình huống hoàn hoặc teo tinh hoàn 1 bên. Trường hợp tinh hoàn không sở thầy khoảng 20% là teo tinh hoàn 1 bên, 30% teo tinh hoàn hoàn toàn.

Nguy hại của ẩn tinh hoàn

1. Ảnh hưởng chức năng sinh sản: Nhiệt độ trong bìu thấp hơn nhiệt độ bình thường cơ thể 1.5 – 2 độ C. Đây là điều kiện cần thiết để tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng, tinh hoàn ẩn thì không đạt được điều kiện nhiệt độ trên, khả năng sinh tinh bị giảm sút, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

2. Phát sinh ác tính: Do sự thay đổi về môi trường và rối loạn chức năng phát triển bình thường, làm khả năng ác tính các tế bào tinh hoàn gây ung thư tinh hoàn cao hơn 35 lần so với tinh hoàn bình thường.

3. Dễ bị tổn thương :vì vị trí tinh hoàn nằm tại vị trí nông trên bề mặt cơ thể, chỉ cần một sang chấn nhỏ có thể gây tổn thương.

– Ở lứa tuổi dưới 1 tuổi: nếu tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu, nhưng sờ nắn thấy ở bẹn thì sẽ theo dõi thêm xem thế nào, cũng có một số trường hợp tinh hoàn xuống bìu khi trẻ 1 tuổi, nếu tinh hoàn sau 1 tuổi không di chuyển xuống bìu thì có thể điều trị bằng thuốc nội tiết, còn trường hợp siêu âm mà tình hoàn vẫn nằm trong ổ bụng thì nên chuẩn bị phẫu thuật sớm sẽ tốt hơn.

– Ở lứa tuổi trên 1 tuổi: nếu trường hợp trẻ đã điều trị bằng thuốc nội tiết mà không khỏi, các bác sĩ sẽ tiền hành phẫu thuật cho bé trước 2 tuổi, nếu bé bị tinh hoàn ẩn 2 bên thì mỗi lần phẫu thuật sẽ cách nhau khoảng 6 tháng.

Chẩn Đoán Chuyên Sâu Bệnh Ẩn Tinh Hoàn

Tinh hoàn ẩn là những tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu trong thời kỳ bào thai. Các thể lâm sàng có thể gặp: Tinh hoàn nằm trong ổ bụng, ở lỗ bẹn sâu, trong ống bẹn và ngoài lỗ bẹn nông. Tinh hoàn ẩn thể cao là các thể lâm sàng mà tinh hoàn nằm ở vị trí trong ổ bụng hoặc ở lỗ bẹn sâu.

Nguy cơ của tinh hoàn ẩn: Nếu không điều trị có thể gặp nguy cơ: Ung thư hoá, khả năng vô sinh, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn hay chấn thương tinh hoàn hoặc tổn thương về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu.

Nguyên nhân

Rối loạn trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục: suy tuyến yên, làm thiếu Gonadotropin gây tinh hoàn ẩn và chứng dương vật nhỏ lại.

Sai lệch tổng hợp Testosterol: do thiếu men 17 a hydroxylase, 5 areductase…

Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể Androgen.

Estrogen cũng có tác dụng làm hỏng sự đi xuống của tinh hoàn: mẹ mang thai dung Diethylstillbesteron, hay kháng Androgen (Flutamide).

Phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn – bìu.

Các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như: cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hoá vùng ống bẹn…

Các phương pháp chẩn đoán

Thăm khám vùng bẹn bìu

Bìu kém phát triển, tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển. Tinh hoàn ẩn thể cao khi khám không sờ thấy tinh hoàn.

Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng là các phương tiện thăm dò từ thấp đến cao nhằm xác định chính xác vị trí của tinh hoàn ẩn.

Xét nghiệm nhiễm sắc thể nên được tiến hành một cách hệ thống để phát hiện các trường hợp giới tính không xác định.

Nghiệm pháp HCG là một nghiệm pháp được sử dụng để xác định xem tinh hoàn có hay không có trong trường hợp cả hai tinh hoàn đều không sờ thấy.

Các xét nghiệm nội tiết tố: LH, FSH, Prolactine, Estradiol và Testosterone.

Các xét nghiệm chỉ điểm khối u: a FP, b – HCG nên làm để phát hiện các trường hợp ác tính.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.