BẢN THẢO VẤN ĐÁP CÂU 5-8

5.Hỏi:Vật đều có tính. Sở dĩ thành tính như vậy, tại sao?.

ĐÁP: Thành tính như vậy, do nơi sinh ra. Do nơi khí dương mà sinh ra thì tính dương; do nơi khí âm sinh ra thì tính âm; hoặc là do khí âm trong dương, đều thấy tính thành ra khác nhau. Còn trước sau cũng nguyên một vật, tuỳ theo hình sắc khí vị thay đổi, mà sau mới xét định được tính. Như NHÂN SÂM hoặc gọi là bổ Khí thuộc Dương, hoặc gọi là sinh Tân thuộc Âm, đó là chỉ thiên về khí, Vị, mà không xét đến lý: do đâu sinh ra, nên không xét định được tính. Tôi (ĐƯỜNG TÔN HẢI) từng hỏi người QUAN ĐÔNG và một người bạn ĐÀO THỨ NGÔ đi chơi Liêu Đông về, nói rất rõ ràng, đối với sự ghi chép trong CƯƠNG MỤC rằng không khác. Bài ca về NHÂN SÂM ghi trong BẢN THẢO:

Ba nhánh năm lá,

Như tôi đến cầu

Lưng dương hướng âm,

Rừng cây tương tầm !

Tôi nghe mấy người cũng nói: NHÂN SÂM sinh ở Liêu Đông, nơi rừng cây ẩm thấp, nếu có người trồng cũng phải trồng ở trong rừng ẩm. Vì mọc nơi ẩm thấp, thấm nhuần khí âm thuỷ nên mùi vị đắng ngọt mà có chất nước, phát ra ba nhánh năm lá, tức là số dương; mầm móng đó ở trong nơi ẩm thấp sinh ra, là từ âm sinh dương, cho nên trong âm vị ngọt đắng, có lúc sinh nhiều khí Dương,Nguyên khí trong thân thể con ngườitừ trong thận thuỷ thông đạt lên Phế, sinh ở nơi âm mà xuất hiện nơi dương. Đồng một lý với NHÂN SÂM, cũng là do Am mà sinh Dương. Vì vậy Nhân sâm cũng có công năng hoá khí. Khí hoá ra thì đi lên, ra ở miệng mũi, tức là tân dịch. Nhân Sâm sinh Tân Dịch là theo lý đó, chứ không phải theo mùi vị mà thôi đâu. Nhưng bàn theo khí,vị, thì trong mùi ngọt đắng có phát sinh ra khí, cũng chỉ là khí dương sinh ra do nơi âm.

6.Hỏi:NHÂN SÂM không sinh ở Đông Nam, mà sinh ở phương Bắc. ngày xưa sinh ở Thượng Đắng. ngày nay sinh ở Liêu Đông, Cao Ly đều là phương Bắc. Tại sao vậy ?

ĐÁP:Đó chính là cái lý về nơi sinh sản của Nhân sâm. Không xét đến chổ này thì khó hiểu được chân tính của nó. Vì phương Bắc thuộc Thuỷ, theo quẻ Khảm, quẻ Khảm phía ngoài là Âm, trong là Dương, Nhân sâm sinh ở phương Bắc, chính là Dương ở trong Âm. Quẻ Khảm là Thuỷ, khí Thiên Dương đều ở trong Thuỷ phát ra; xem như người phương Tây dùng lửa nấu nước là nơi phát ra; hơi lan tràn ra gặp vật lại hoá ra nước, khi biết nước là mẹ của khí. Khí từ ở nước sinh ra. Trong nhân thể, Thận và Bàng quang thuộc Thuỷ; trong Thuỷ có dương hoá khí đi lên, ra miệng mũi, làm ra hô hấp, tràn ra lông da thành Vệ khí; đó là do Dương trong Thận và Bàng quang hoá khí mà tràn kháp cả.Cho nên Nội Kinh nói: chức năng của Bàng quang là chứa nước, khí hoá phát xuất ở đó (Châu Đô chi quan, khí hoá xuất yên ). Đó cũng là đồng một lý với Thuỷ theo Trời Đất có Dương, hoá làm khí để bủa khắp vạn vật. Theo Ngũ Hành Thuỷ thuộc phương Bắc, Nhân sâm sinh ở phương Bắc, có dương khí trong thuỷ cho nên hợp với khí hoá của người; vì vậy có công đại bổ khí. Không riêng gì Nhân sâm, mỗi thứ thuốc đều xét nơi sinh ra mà sau mới biết được tính. Như sinh ra ở phương bắc, có thứ thuốc Dương ở trong Âm, thì biết là sinh ở phương Nam có thứ thuốc Âm ở trong Dương, như châu sa. Nhân sâm là Dương thuộc Thuỷ, Châu sa là Âm thuộc Hoả. Châu sa sinh ở Thần Châu, gọi là Thần sa. Người đời dùng hai thứ Lưu hoàng, Thuỷ ngân nấu luyện biến thành màu đỏ, để giả làm Thần sa. Lại có Linh sa, cũng dùng hai thứ luyện thành, gọi là Nhị Khí Sa; đều gọi là có công năng bổ Thuỷ bổ Hoả, vẫn là theo phép của Bảo Phác Tử (1). Vì Bảo Phát Tử luyện Châu sa uống mà thành Tiên. Người sau noi theo, mãi đến nay.

Còn có hai thứ thuốc Thần sa, Linh sa, đều dùng hai thứ Lưu hoàng, Thuỷ ngân luyện thành. Thuỷ ngân là thứ Âm trấp trong đá, Lưu hoàng là thứ dương trấp trong đá, hợp lại mà luyện âm của Thuỷ ngân biến thành Dương, màu sắc đỏ, giống với sắc của Châu sa, nhưng lại do người chế ra Âm trở thành Dương, tức là hết Âm, mà còn một mình Dương, lại có chất độc của hoả luyện dùng để trợ bổ Âm ích Dương thì không được, không bằng Châu sa thiên nhiên hun đúc trong Dương có Âm, phô bày Hoả sắc ra ngoài, chứa Âm thuỷ ở trong.

Làm ra Linh sa, Thần sa phải dùng Lưu hoàng, Thuỷ ngân hai thứ luyện chung, biến ra màu đỏ, thì biết Châu sa cũng có tính của Lưu hoàng và Thuỷ ngân hợp lại, để biến thành màu đỏ thuần tuý. Nhưng Châu sa là khí Âm Dương của trời đất tự nhiên hun đúc, không mượn sức lửa, hết sức thần diệu. Không thể lấy Thủy ngân, Lưu hoàng mà bì với Châu sa này được. Châu sa có thủy khí ở trong hỏa thể, cho nên vào được Tâm, bổ Âm để an thần. Lại phép lấy Thủy ngân, đem Châu sa đốt thì Thủy ngân chảy ra. Cặn cáu đã đốt không dùng được, vì Thủy ngân thuộc Âm đã chảy ra rồi, không có Âm trong Dương nữa. Thủy ngân có độc, tích Âm mà không Dương. Cần hợp Lưu hoàng, Thủy ngân để làm Linh sa, Thần sa không phải tính chất trong Dương có Âm. Phân Thủy ngân, cặn cáu ra làm 2 thứ thì Âm Dương rất khác nhau, đều không phải bản tính của Châu sa. Chỉ có trời đất phương nam là ly hỏa, tự nhiên hun đúc thành Châu sa, ngoài có hỏa sắc, trong chứa Âm thủy, hợp với quẻ ly, có hình tượng ngoài Dương trong Âm, là thủy của quẻ khảm, Châu sa có màu sắc của hoả mà trong chứa Thủy ngân, tức là hình tượng ly hoả trong chứa khảm thủy. Cho nên bổ được thủy của khảm, để bù vào ly cung dưỡng huyết an thần là số một. Do đó có thể so sánh với Nhân sâm. Nhân sâm chứa Dương trong thủy nên bổ khí, Châu sa chứa Âm trong hoả nên bổ huyết. Một thứ sinh ở phương Bắc, một thứ sinh ở phương Nam. Dựa trên hai thứ đó thì biết được cái lý của nam bắc,thuỷ hoả, âm dương, khí huyết. Về nam bắc, thủy hỏa tuy không phải hẳn như vậy, xét ra điều có chỗ tuỳ thuộc. Cho nên phương bắc thuộc thủy, sinh nhiều thứ thuốc về khí phần, như hoàng kỳ. Phương nam thuộc hoả, sinh nhiều thứ thuốc về huyết phần, như Nhục quế.

7.Hỏi: Hoàng kỳ sinh ở Hán-trung (1), hoặc ở Cam túc, hoặc ở Sơn-tây, hoặc ở Bắc khẩu ngoại (2), nay tóm lại ở bắc phương mà luận, có đúng lý không?

Hán trung:xưa là một phủ nước sở chiếm thời chiến quốc, đời minh thanh xếp một phủ của thiểm tây, đờiquốc dân đãnggọi huyện nam trịnh.

Bắc khẩu ngoại:cửa ải ở tỉnh trực lệ thông ra biên giới phía bắc trung quốc.

Đáp: Tuy không hẳn ở phương bắc, nhưng về tính, sinh ra đều chứa dương khí trong thuỷ của bắc phương. Lấy phương bắc để lập luận, là nêu chỗ đắc khí tốt mà nói. Cho nên Hoàng kỳ lấy thứ sinh ở phương bắc làm tốt. Vì dương khí của trời đất, đều do nước ở dưới lòng đất, thấu ra mặt đất bay lên trời làm mây làm mù sưong lan tràn ra vật làm mưa móc, ở người làm hô hấp, chỉ là khí trong nứoc mà thôi.

Dương khí của con người, thì từ Khí hải của Thận và Bàng quang mà phát xuất, theo Tam tiêu, màng mỡ đi lên, đến Phế làm hô hấp, tràn ra lông da làm vệ khí, cũng là khí trong nước mà thôi.

Trong ngũ hành, thủy thịnh ở phương bắc, cho nên thuốc bổ khí đều lấy thứ sinh ra ở phương bắc là tốt, Hoàng kỳ sinh ở Hán trung Cam túc, rễ và thân cây đầy đặc, khí không nhiều mà lỗ trống ít. Hoàng kỳ ở Sơn tây, thân cây rỗng xốp, khí được nhiều, trong có lổ thông khí, mà rỗng xốp chưa bằng thứ sinh ở bắc khẩu ngoại, thân cây rất xốp, lỗ thông thủy khí lại lớn, cho nên biết là khí nhiều. Vì Hoàng kỳ rễ dài mấy thước, ăn sâu dưới đất, hút dẫn nước dưới lòng đất, đem lên sinh ra mầm lá. Khí tức là thủy, dẫn thủy tức là dẫn khí. Rễ rỗng xốp, lỗ trống lớn, dẫn thủy khí rất nhiều, cho nên khí thịnh mà bổ khí.

Trong nhân thể, khí sinh ở Thận, từ Khí-hải theo màng mỡ đi lên đến miệng mũi. Đối với khí của Hoàng-kỳ, do lỗ xốp đi lên đến mầm lá không khác. Lỗ xốp của Hoàng-kỳ, tượng màng mỡ trong thân thể, cũng có lỗ xốp thông thủy màng mỡ là Tam-tiêu, có công năng thấu suốt từ ngoài đến trong, đều lấy ý nghĩa Hoàng kỳ theo màng mỡ đi lên, thông ra ngoài. Hoàng-kỳ tía đen ngoài da xen lẫn sắc của Thủy Hoả, vì chứa dương khí trong Thủy, cho nên xen lẫn sắc của Thủy Hoả. Tam-tiêu là tướng Hỏa, dương ở trong Thủy, gọi là Thiếu-dương. Hoàng-kỳ thông ở giữa, tượng Tam-tiêu, dẫn khí của Thuỷ lên sinh mầm lá, là chứa dương trong Thủy mà sinh nên có xen lẫn màu Thủy Hỏa, là thứ thuốc hay của Tam-tiêu. Về khí thì như thế, còn về nhục thì sắc vàng vị ngọt, là sắc vị của Thổ. Hoàng kỳ vào sâu trong đất lại được dồi dào Thổ khí, vì vậy Hoàng-kỳ lại đại bổ Tỳ. Người đời nay không biết màng mỡ trong thân thể là Tam-tiêu, lại không biết lớp mỡ chài chằng chịt là vật của Tỳ, không biết màng mỡliền nhau, lại đâu biết Hoàng-kỳ bổ Tỳ Thổ, thông đến Tam-tiêu. Hiểu được mỡ chài chằng chịt là Tam-tiêu, lớp mỡ ấy là thuộc Tỳ thổ, thì hiểu được cái lý Hoàng-kỳ vào Tỳ kinh, thông đến Tam-tiêu.

8.Hỏi:Nhục-quế sinh ở phương nam, thấm nhiều hoả số 2 của đất, vào huyết phận là tất nhiên. Trong thận khí hoàn Trọng Cảnh lại dùng để hoá khí, mà không phải dùng hoá huyết, như vậy là thế nào?

Đáp:Huyết không cókhí thì không lưu hành, khí không có huyết thì không chỗ dựa. Khí huyết không phải chia lìa thành hai thứ. Trọng cảnh dùng để hoá khí là khéo dùng, không phải bản tính của Nhục-quế. Khí của nhân thân, sinh ở nhất dương trong Thận, nhờ lỗ mũi hít khí trời (thiên dương), qua Tâm hệ, dẫn Tâm Hỏa xuống giao với Thận, rồi làm cho Thận Thủy bốc hơi hóa khí bốc lên ra ở miệng mũi, Thận khí hoàn của Trọng-cảnh dùng nhiều Địa-hoàng, Sơn-dược, Đan-bì, Sơn-thù-du để sinh Thủy: dùng Linh, Trạch để lợi Thủy, rồi dùng Quế, để dẫn Tâm hỏa xuống giao với Thận, dùng Phụ-tử để phấn chấn thận dương làm bốc khí. Nhục-quế hóa khí được là như vậy. Đó là Trọng-cảnh khéo dùng Nhục quế, không phải Nhục-quế tự nó hóa khí được. Nếu đơn thuần dùng Nhục-quế, hợp với thuốc huyết phận, thì phần nhiều chạy vào huyết phần, không phải là thuốc của khí phần. Còn như Quế-chi, sắc đỏ vị cay cũng vào Tâm, Can, là thuốc của huyết phần. Mà Ngũ-linh tán, Quế-Linh-Cam-thảo ngũ vị thang, đều dùng để vào Bàng-quang hóa khí. Không phải Quế-chi tự nó hóa khí được, nhờ Linh, Trạch lợi Thủy, dẫn Quế-chi vào trong Thuỷ, để hóa Thủy làm khí. Đối với sự dùng Nhục-quế trong Thận-khí hoàn ý nghĩa giống nhau. Không thể nói đơn độc Quế-chi hóa khí được. Còn như Hoàng-kỳ-ngũ-vật thang trị huyết tý, Đương-quy tứ nghịch thang trị mình đau, đều dùng Quế-chi ôn thông huyết mạch. Biết là tâm hỏa sinh huyết. Hễ thấm nhuần hỏa khí, thì vào huyết phần, là lý nhất định.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.