I. CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG

3 cơ chế:

  • Tổn thương niệu đạo hành do té đập vùng đáy chậu (stride hay straddle).
  • Tổn thương niệu đạo sau và niệu đạo màng liên quan tới gãy khung chậ
  • Tổn thương do thầy thuốc: thao tác với dụng cụ, cắt da quyđầu, sau tạo hình hậu môn/trẻ không hậu môn.

II. LÂM SÀNG

Bệnh sử

  • Khai thác cơ chế chấn thương
  • Dấu hiệu gợi ý chấn thương niệu đạo:

+ Bầm tím vùng đáy chậu

+ Chảy máu niệu đạo

+ Tiểu máu

+ Đau, bí tiểu

– Tất cả các trường hợp gãy xương chậu ở trẻ em đều phải nghĩ tới tổn thương niệu đạo sau hoặc niệu đạo màng

Khám

  • Chảy máu niệu đạo, miệng sáo
  • Cầu bàng quang (+)

III. CẬN LÂM SÀNG

  • Nếu có một trong những triệu chứng sau (gợi ý chấn thương niệu đạo sau):

+ Tam chứng kinh điển: tụ máu vùng đáy chậu/dương vật.

Chảy máu miệng sáo/âm đạo. Bất thường khi đi tiểu.

+ Khi có gãy khung chậu.

+ Khi X-quang nghĩ nhiều có tổn thương cổ bàng quang.

+ Chống chỉ định chụp X-quang niệu đạo. Có thể dùng siêu âm, X quang khung chậu nếu nghĩ có gãy xương đi kèm.

  • Nếu không có chống chỉ định thì chụp niệu đạo cản quang ngược dòng (RGUG) hoặcCystography.
  • Trẻ gái trước và sau tuổi dậy thì, có thể chẩn đoán bằng CT, hoặc soi niệu đạo, âm đạo dưới gây mê.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

  • Tùy vào vị trí thương tổn
  • Điều trị nhiễm trùng.
  • Tái lập lưu thông nước tiểu
  • Phục hồi niệu đạo tổn thương

2. Điều trị cụ thể

  • Trong chấn thương niệu đạo trước:

+ BN chấn thương niệu đạo có triệu chứng nên có chỉ định nhập viện theo dõi cho đến khi hết triệu chứng

+ Tái lập lưu thông đường tiểu bằng cách đặt sonde tiểu lại ngay, tốt nhất dưới X-quang hay nội soi, lưu 5 – 21 ngày tùy thuộc tổn thương.

+ Nếu không đặt lại được hoặc BN có biểu hiện chấn thương nặng (bí tiểu, vô niệu) à Cystostomy hoặc Vesicostomy à chụp VCUG, nếu không tổn thương niệu đạoàsau 3 tháng chụp RGUG (niệu đạo cản quang ngược dòng). Ở những trẻ hợp tác có thể thay thế bằng siêu âm. Sau 3 tháng tạo hình niệu đạo.

– Chấn thương niệu đạo sau:

+ Mở bàng quang ra da.

+ Phải đánh giá thêm chức năng của cổ bàng quang, về thời điểm can thiệp sửa chữa niệu đạo còn nhiều tranh cãi: bán khẩn trong vòng 2 ngày, trì hoãn trong vòng 2 – 14 ngày, muộn sau 3 tháng.

V. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ

1. Hẹp niệu đạo

  • Xẻ niệu đạo đoạn hẹp qua nội soi, lưu thông tiểu 2 – 3 ngày, nếu tái phát có thể xẻ lại 2 – 3 lần, nếu vẫn tái phát lại xem như thất bại với phương pháp này.
  • Tạo hình niệu đạ Đòi hỏi phải xác định được chiều dài và mức độ của đoạn hẹp:

+ Xẻ ngang (excision) đoạn hẹp, di động hai đầu nối tận

+ Xẻ dọc (laying open) và đặt lên trên đó 1 mảnh ghép (onlay graft).

2. Rối loạn đi tiểu hay rối loạn cương

Phục hồi cổ bàng quang, sling, đặt cơ vòng nhân tạo.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.