Ăn dặm là gì?

Từ tháng thứ 5 trở đi ngoài sữa mẹ, cần cho trẻ ăn các thức ăn khác gọi là ăn bổ sung (ăn dặm).

Vì sao phải cho trẻ ăn dặm?

Từ tháng thứ 5, sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất cho trẻ, song do cơ thể trẻ phát triển nhanh đòi hỏi cần được cung cấp nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn. Vì vậy cần cho trẻ ăn thêm các thức án khác để trẻ phát triển bình thường.

Trẻ ăn dặm đúng cách
Trẻ ăn dặm đúng cách
  1. Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Mẹ đủ sữa, không cần cho trẻ ăn thêm sớm vì sữa mẹ đủ cung cấp cho nhu cầu phát triển của trẻ, bên cạnh đó bộ máy tiêu hóa của trẻ trong 4 tháng đầu chưa đủ sức để tiêu hóa thức ăn, nếu cho ăn thêm sớm trẻ dễ bị đầy hơi, nôn, trớ, tiêu chảy, lâu ngày sẽ bị suy dinh dưỡng.Từ tháng thứ 5 bắt đầu cho trẻ ăn thêm thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

  1. Cho trẻ ăn dặm như thế nào

Mọi thức ăn đều có thể cho trẻ ăn được, không cần kiêng khem. Cho trẻ ăn càng nhiều loại thức ăn càng tốt.

Cách cho trẻ ăn dặm

  • Cho trẻ ăn từ từ, bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn loãng, sau đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới.
  • Từ tháng thứ 5: trẻ bú mẹ là chính + mỗi ngày một bữa bột loãng nấu với 1/2 lòng đỏ trứng gà (thịt hầm, sữa bột…), 1 thìa dầu,nước rau và uống nước hoa quả. Sau đó, tăng dần lên ‘2 bữa bột một ngày và nấu đặc dần.
  • Từ tháng thứ 7: trẻ bú mẹ là chính+mỗi ngày ăn 2-3 bữabột đặc nấu với 2 thìa thịt băm (tôm, cá, trứng) + 1 thìa dầu + 1nắm rau thái nhỏ + hoa quả.
Thức ăn tốt cho trẻ
Thức ăn tốt cho trẻ
  • Từ tháng thứ 9-12: trẻ bú mẹ và ăn 4 bữa bột đặc mỗi ngày+ hoa quả.
  • Từ tháng thứ 13-18: trẻ bú mẹ và ăn 5-6 bữa cháo mỗi ngày + hoa quả.
  • Từ tháng thứ 19 trở đi, cho trẻ ăn cơm (đầu tiên cho trẻ ăn cơm nát sau cho trẻ ăn cơm thường như người lớn) và được ưu tiên thức ăn. Trẻ ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều), 2-3 bữa phụ (giữa buổi sáng, xếchiều và tối). Thức ăn trong bữa phụ cho trẻ có thể là cơm nguội, sắn (khoai mì), bánh, sữa đậu nành, hoa quả…nhưng phải bảo đảm sạch, không ôi thiu.
  1. Là thức ăn nào ?

Thức ăn tốt cho trẻ là thức ăn mềm, sạch, an toàn, dễ tiêuhóa với trẻ. Đó là những thức ănsẵn có ở địa phương mà các gia đình, kể cả gia đình nghèo nhất thường dùng để nuôi trẻ khỏe mạnh. Đó là những thức ăn sau:

  • Thức ăn giàu chất bột đường như: gạo, ngô, khoai, sấn, mì, mía…
  • Thức ăn giàu chất đạm như: trứng, thịt (gà, bò, lợn), cá. tôm, cua, ốc, đậu, đỗ…
  • Thức ăn giàu chất béo như: mỡ, dầu ăn, lạc, vừng, quả dừa…
  • Thức ăn giàu vitamin và muối khoáng như: gấc, cà chua, bíđỏ, rau ngót, cam, chuối, đu đủ…
  1. Vì sao phải cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong một bữa?
  • Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, vì không có một loại thực phẩm nào cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Do đó cần phải cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn, nhằm cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.
  • Ăn nhiều loại thức ăn nhằm giúp cho cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Ví dụ: nấu xôi gấc thường cho thêm mỡ vì mỡ giúp cho việc hấp thu vitamin A có trong gấc.

  • Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin A (gấc, đu đủ, bí đỏ, gan, rau xanh…) sẽ phòng tránh được bệnh khô mắt.

Chú ý cho trẻ ăn dầu mỡ và rau quả để cung cấp đủ năng lượng, giúp cơ thể phòng chống bệnh tật (thực tế nhiều bà mẹ kiêng không cho con ăn dầu, mỡ và rau là không đúng).

  1. Vì sao không nên nhai cơm cho trẻ ăn?
  • Dễ lây bệnh từ mẹ sang con.
  • Cơm nhai không phù hợp với sự tiêu hóa, hấp thu của trẻ, vì vậy dễ làm cho trẻ bị tiêu chảy, lâu dần dẫn đến suy dinh dưỡng.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.