Căn nguyên

U LÀNH TUYẾN YÊN: những u chế tiết prolactin hoặc “prolactinom” chiếm 70% trong số những u của tuyến yên. Người ta phân biệt các u tuyến vi thể (microadenom) có kích thước dưới 10 mm đường kính và những u tuyến đại thể (macroadenom) với đường kính trên 10 mm, đôi khi lan rộng lên trên hố yên. Thể u lành tuyến yên này đã được mô tả dưới tên gọi là hội chứng Forbes- Albright hoặc hội chứng Argonz del Castillo. Tăng prolactin huyết là do khối u bài tiết hormon này một cách tự động, không được kiểm soát.

TỔN THƯƠNG VÙNG DƯỚI ĐỒi THỊ VÀ CUỐNG TUYẾN YÊN: xảy ra trong các trường hợp: bệnh sarcoid, u sọ-hầu, sử dụng liệu pháp bức xạ (tia xạ), hố yên trông rỗng, viêm não. Trong những hoàn cảnh này thì tăng prolactin huyết là do đồi thị không còn ức chế sự giải phóng prolactin như trong trường hợp bình thường.

TĂNG PROLACTIN HUYẾT DO THUỐC (sử dụng những thuốc kích thích giải phóng prolactin):

  • Thuốc an thần kinh: bao gồm những dẫn xuất của phenothiazin, butyrophenon, và thioxanthen.
  • Thuốc đối kháng của dopamin: như methyldopa, carbidopa, bensezamid,
  • Thuốc chống loét tiêu hoá (dạdày, tá tràng), là đối kháng của thụ thể H2: như cimetidin,ranitidine.
  • Các estrogen:và những thuốc tránh thai uống.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng và IMAO.
  • Những thuốc khác: chế phẩm thuốc phiện, verapamil, sulpirid, loxapin, flunarizin, clozapin, metoclopramid, domperidon, veraliprid, ..V…

NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC

  • Bệnh toàn thân: suy thận mạn tính, xơ gan, nhược năng tuyến giáp, bệnh
  • Hội chứng Chiari-Frommel: thuộc thể vô căn xảy ra sau khi có thai (đôi khi phát hiện thấy một u tuyến bài tiết prolactin).
  • Sản xuất prolactin lạc chỗ: ung thư phế quản, u vỏ thượng thận.

Chứng nhược năng tuyến sinh dục có thể là do ức chế bài tiết gonadorelin ở vùng dưới đồi thị bởi có quá thừa prolactin, từ đó dẫn tới giảm tiết gonadostimulin và hậu quả là giảm bài tiết các hormon sinh dục.

Triệu chứng (hội chứng xảy ra ởphụ nữ):

  • Rối loạn kinh nguyệt: vô kinh, rong kinh-băng huyết, chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng với hàm lượng progesteron huyết tương bằng không (không có progesteron). Vô kinh có thể đơn độc.
  • Tiết sữa: sữa chảy tự phát hoặc do vắt xảy ra ở phụ nữ ngoài thời kỳ tiết sữa. Chứng tiết sữa cũng có thể đơn độc (không kèm theo vô kinh).
  • Vô sinh: có tối 20-30% trường hợp vô sinh do nội tiết là vì tăng prolactin huyết kèm theo không rụng trứng.
  • Các dấu hiệu chèn ép trong trường hợp có u bài tiết prolactin:bao gồm nhức đầu, rối loạn thị giác, nhất là bán manh thái dương hai bên, song thị (nhìn đôi).

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Đo hàm lượng prolactin trong huyết tương: Hàm lượng vượt quá 300 ng/ml là đặc điểm của khối u tiết prolactin. Mức hàm lượng cao thường tỷ lệ với kích thước của khối u.
  • Test kích thích bằng protirelin (TRH):trong đa số trường hợp u bài tiết prolactin, sau khi tiêm tĩnh mạch protirelin, thì hàm lượng prolactin trong huyết tương vẫn không thay đổi, nhưng bình thường thì hàm lượng này lại tăng lên trong trường hợp khối u tuyến yên không bài tiết

Xét nghiệm bổ sung: được thực hiện chủ yếu để phát hiện hoặc loại trừ khả năng có khối u tuyến yên bài tiết prolactin.

  • Chụp cắt lớp vi tính hố yên:xét nghiệm chủ yếu trong mọi trường hợp hố yên rộng ra. Những u tuyến vi thể (microadenom) dưới 5 mm đường kính có thể không phát hiện được bằng chụp quét. Ghi hình cộng hưởng từ cho những hình ảnh rõ rệt hơn.
  • Khám thị trường mắt: có thể biến đổi trong trường hợp có khối u to.
  • Test kìm hãm với levodopa: không có giá trị chẩn đoán.

Điều trị

KHỐI U BÀI TIẾT PROLACTIN

  • Khối u đại thề (macroadenom, đường kính > 10mm): phẫu thuật cắt bỏ theo đường qua xương bướm những khối u gây ra triệu chứng chèn ép, và tiếp tục điều trị bằng bromocriptin trong trường hợp tăng prolactin huyết còn tồn tại.

Trước khi chủ trương duy trì thai nghén cho bệnh nhân, người ta khuyên nên điều trị bằng bromocriptin, nhằm làm giảm kích thước khối u, nếu có thể. Đã có đề xuất là nên tiếp tục điều trị bằng biện pháp này trong suốt thời kỳ thai nghén, phối hợp với theo dõi những dấu hiệu chèn ép, kể cả khám thị trường mắt. Nguy cơ khối u lan tràn là rất quan trọng, trừ trường hợp thực hiện từ trước liệu pháp bức xạ (tia xạ) hoặc can thiệp ngoại khoa cắt bỏ khối u.

– Khối u vi thể (microadenom): điều trị bằng bromocriptin (1,25 mg ngày đầu tiên, 2,5 mg ngày thứ hai, rồi sau đó 5 mg/ ngày trong nhiều tuần). Có thể khỏi bệnh sau 10-12 tháng. Hàng năm phải kiểm tra bằng chụp cắt lớp vi tính hố yên (u thường hay bị tái phát). Bromocriptin tạo thuận lợi cho thai nghén. Do đó, ngay sau khi xác nhận có thai thì nên ngừng thuốc. Nguy cơ khối u lan rộng trong thời kỳ có thai không nhiều. Có thể thay bromocriptin bằng lisurid.

NHỮNG THỂ BỆNH DO THUỐC: ngừng sử dụng ngay thuốc gây tăng prolactin huyết.

GHI CHÚ: ở nam giới, tăng prolactin huyết biểu hiện bởi chứng to vú ở nam giới, giảm ham muốn tình dục, bất lực, ít tinh trùng, vô sinh và hàm lượng testosteron huyết tương giảm sút. Những dấu hiệu chèn ép (nhức đầu, rối loạn thị giác) cũng có thể xuất hiện trong trường hợp có khối u bài tiết prolactin ở nam giới.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.