ĐẠI CƯƠNG

Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dụclà những bệnh thường lây nhiễm qua các quan hệ tình dục mật thiết. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng các nguyên nhân sau đây thường có liên quan đến việc nhiễm HIV: Lậu cầu, Chlamydia, Giang mai, Herpes simplex, Sùi Mào gà, Trùng roi âm đạo, Ghẻ.

Nhiễm HIV là một bệnh lây qua đường máu (như bơm/kim tiêm bẩn), đường mẹ sang con, đường quan hệ tình dục. Tác nhân gây bệnh là Human Immunodeficiency Virus.

XÁC SUẤT LÂY TRUYỀN HIV QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Nguy cơ lây truyền sau một lần tiếp xúc thường thấp.

Giao hợp qua hậu môn, người nhận: 0,8-3%.

Giao hợp dương vật-âm đạo: nam sang nữ: 0,05-0,15%; nữ sang nam: 0,03-0,09%.

Giao hợp qua miệng: Không rõ, nhưng khoảnglO lần thấp hơn giao hợp qua âm đạo.

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN TÍNH DỄ NHIỄM HIV

Bệnh nhân sẽ dễ nhiễm HIV hơn nếu gặp các yếu tố sau đây

Yếu tố Virus như: Dòng virus (chủng virus nào có tốc độ nhân lên càng nhanh và mức sinh sản càng cao thì thì độc lực càng mạnh) và tính hướng tế bào của virus (chủng virus nào dễ gây nhiễm cho nhiều loại tế bào thì khả năng gây bệnh càng mạnh).

Yếu tố môi trường: Như cách thực hành hành vi tình dục (qua đường hậu môn, sinh dục hay miệng), loại bạn tình quan hệ, có hành nghề mại dâm, loại phương pháp tránh thai (dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV Nonoxynol-9 như Menfagol dưới dạng kem bôi, viên đặt có thể làm viêm loét sinh dục nếu dùng thường xuyên nên có thể làm khả năng lây nhiễm HIV tăng hơn), có dùng chất ngây nghiện, có bị bạo lực trong gia đình.

Tình trạng của bệnh nhân: Không cắt da bao qui đầu, bị xây xát da, bị Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục có loét, có viêm, đang hành kinh, cổ tử cung bị lộ tuyến.

Yếu tố ký chủ: Vùng tế bào chứa virus (nữ: là vùng chuyển tiếp nơi cổ tử cung hay ranh giới giữa tế bào gai và tế bào trụ và nam là tinh trùng và tinh dịch) hoặc nồng độ virus trong các dịch tiết.

Yếu tố viêm: Yếu tố di truyền không giúp được đáp ứng miễn dịch tốt.

CÁC YẾU TỐ GIÚP ĐỀ KHÁNG VIRUS

Như thụ thể CKR5 quan trọng cho việc nhiễm bệnh: Khi CKR5 đột biến sẽ có tác dụng bảo vệ (đề kháng virus và làm chậm tiến triển của bệnh). Tần số đột biến thay đổi tùy quần thể khác nhau.

CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG LÂY TRUYỀN Ở NGƯỜI ĐANG NHIỄM HIV

Bao gồm người mới nhiễm HIV hoặc ở giai đoạn muộn của nhiễm HIV (nồng độ virus trong cơ thể thường cao), hoặc đang hành kinh, đang bị một Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục có loét, có viêm, hoặc bệnh nhân.

Chưa dùng thuốc kháng virus.

TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TINH DỤC VÀ NHIÊM HIV

Vì các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tình Dục và nhiễm HIV có cùng một cách lây nhiễm qua đường tình dục thông thường và cùng những yếu tố hành vi nguy cơ nên một số công trình nghiên cứu đã cho thấy:

Những người bị Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục thường có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn là người không bệnh.

Khi đang mắc Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục nếu nhiễm thêm HIV sẽ làm Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục nặng hơn và kéo dài hơn.

Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục không gây loét nhưng gây viêm như Lậu, Chlamydia, Trichomonas có thể làm người bệnh dễ bị nhiễm HIV cao gấp 2-5 lần hơn người bình thường.

Các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục gây loét như Hạ cam mềm, Giang mai, Herpes sẽ làm cho người bệnh có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 3-11 lần hơn người bình thường.

Nam giới chưa cắt da bao qui đầu dễ bị các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục và HIV hơn so với người đã cắt da bao qui đầu.

ở người bị loét sinh dục, nồng độ HIV nơi vết loét, trong tinh dịch và trong máu đều cao. Điều trị bằng kháng sinh thì nồng độ này giảm đi.

Ở bề mặt các vết loét sinh dục và ở các chất tiết cổ tử cung và âm đạo người ta đã phân lập được HIV.

Tình trạng viêm làm tăng nồng độ HIV trong các loại dịch tiết. Nồng độ trở lại bình thường sau khi điều trị viêm.

Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn làm pH âm đạo tăng và gây thiếu H202 nên giúp virus dễ sống hơn.

CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM CHO BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TINH DỤC TĂNG LÂY NHIÊM HIV

Do da là hàng rào bảo vệ cơ thể bị yếu, bị rách, bị loét.

Do tăng số lượng tế bào đích nhưlympho bào T4, thực bào, tế bào Langerhans hoặc tăng mật độ các thụ thể trên mỗi tế bào đích.

Do số lượng HIV tăng nơi vết thương bộ phận sinh dục, trong tinh dịch.

Do Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục đã biến HIV thành một biến thể có độ lây nhiễm mạnh.

MỘT SỐ CƠ CHẾ GIẢI THÍCH CÁC TƯƠNG TÁC TRÊN

Ở phụ nữ, do diện tích niêm mạc sinh dục rộng hơn như ở nam, khi quan hệ sinh dục thường dễ bị trầy sướt tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.

Quan hệ sinh dục sớm ở tuổi còn trẻ dễ làm trầy sướt niêm mạc sinh dục do các tê bào đường sinh dục chưa trưởng thành và do cổ tử cung của các trẻ gái thường còn ở tình trạng bị lộ tuyến.

Khi có vêt loét sinh dục, việc quan hệ sinh dục dễ làm vết loét chảy máu nên càng tạo điều kiện cho HIV dễ xâm nhập hơn.

Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục tạo ra môi trường viêm nên sẽ có nhiều tế bào viêm như lympho bào, thực bào. Các tê bào này là những tế bào đích của HIV. Do đó, trong vùng có viêm hoặc tại nơi có tổn thương sinh dục HIV hiện diện nhiều hơn nơi khác (ví dụ trong máu).

Các tế bào không bị loét như ở vùng cổ trong tử cung cũng có thể huy động được tế bào T4 cho nên cũng tạo điều kiện cho HIV dễ xâm nhập.

Với những người bị loét sinh dục nhưng huyết thanh âm tính nếu có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV thì nguy cơ chuyển đổi huyết thanh từ âm tính sang dương tính ở người này rất cao vì vết loét là nơi tập trung nhiều tế bào đích của HIV.

ở những bệnh nhân bị Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục có loét nhưng HIV dương tính, các vết loét chứa đầy HIV nên dễ truyền cho người bạn tình. Đặc biệt phụ nữ bị vết loét sinh dục dễ có nguy cơ nhiễm HIV hơn. Đối với nam giới, nếu không có cắt bao qui đầu mà có loét sinh dục thì sẽ dễ bị nhiễm HIV hơn.

Những người nghèo khi quan hệ với quá nhiều bạn tình sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của họ liên tục ở trong tình trạng hoạt động, nên họ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị nhiễm bệnh hơn, nhất là nhiễm các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục và HIV vì sự tái hoạt liên tục các lympho T sẽ làm giảm đi sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với sự xâm nhập của HIV và đối với tiến triển của HIV.

PHÒNG NGỪA BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TINH DỤC VÀ NHIỄM HIV

Điều trị sớm Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục sẽ giảm được sự lây truyền HIV.

Trong một quần thể có Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục cao, nếu kiểm soát được Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục sẽ làm giảm sự lây nhiễm HIV mới.

Sàng lọc và điều trị Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục cho tất cả người có nguy cơ nhiễm HIV sẽ làm giảm nguy cơ mắc phải.

Sàng lọc và điều trị Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục cho tất cả bệnh nhân HIV để làm giảm sự lây truyền.

Dùng bao su đúng cách sẽ giảm được sự lây truyền HIV lẫn Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục (gấp 20 lần).

Cải thiện cách tiếp cận và chất lượng khám các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục.

Tăng cường tầm soát các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục tại các cơ sở y tế và không y tế.

Điều trị dịch học các Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục và bạn tình.

Tăng cường tham vấn thay đổi hành vi.

Tầm soát HIV cho các bệnh nhân bị Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục.

Huấn luyện cho nhân viên về cách phòng ngừa Bệnh Lây Truyền Qua Đường Tinh Dục và HIV.

CÁC CHIẾN LƯỢC LÀM GIẢM NHANH SỰ LÂY TRUYỀN HIV

Thực hiện xét nghiệm HIV như một xét nghiệm thường quy.

Chương trình phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con.

Phòng ngừa nhiễm mới bằng cách tiếp cận với những bệnh nhân nhiễm HIV và bạn tình của họ.

TẦM SOÁT BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TINH DỤC Ở NHỮNG NGƯỜI NHIỄM HIV

Trong lần khám đầu tiên cần tầm soát Giang mai cho tất cả bệnh nhân, tầm soát Trùng roi, Chlamydia cho phụ nữ 25 tuổi, cấy Lậu và Chlamydia ở trực tràng cho người nhận nếu quan hệ qua đường hậu môn, cấy lậu ở miệng cho người nhận nếu quan hệ qua đường miệng, tầm soát Lậu và Chlamydia cho cả 2 nhóm nam và nữ và nếu có điều kiện thì cũng cần tầm soát huyết thanh HSV-2.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.