Cha mẹ nào cũng muốn sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của quá trình thụ thai, mà chất lượng thụ thai lại phụ thuộc vào chất lượng tinh trùng của người cha và trứng của người mẹ. Để tinh trùng và trứng có chất lượng tốt, hai vợ chồng phải có sức khỏe tốt và tâm lí thoải mái, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thụ thai. Hai vợ chồng nên chú ý những điều sau.
1.Tránh thụ thai khi đang bị bệnh
Trước khi mang thai, nếu người phụ nữ bị mắc các bệnh như viêm nhiễm phụ khoa, u nang buồng trứng, bệnh tim, bệnh lao phổi thì sẽ gặp phải nhiều nguy cơ khi mang thai. Ví dụ, bệnh lao có thể truyền từ mẹ sang con, hay bệnh cường giáp khiến cho tim của người mẹ phải làm việc vất vả. Trong thời gian
mang thai, thể tích máu của người mẹ sẽ không ngừng tăng lên, gây áp lực cho hệ tim mạch. Nếu người mẹ vốn có bệnh tim thì phải đặc biệt cẩn thận. Nếu người mẹ bị mắc các bệnh ở cơ quan sinh dục thì cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vì những căn bệnh đó sẽ cản trở quá trình thụ thai cho trứng và không cho bào thai làm tổ trong tử cung. Việc dùng thuốc trong thời gian mang thai cũng có thể mang lại hậu quả xấu. Chính vì thế, các bác sĩ đều khuyên các bà mẹ hãy chữa khỏi bệnh hoặc để tình trạng bệnh ổn định trước rồi hãy mang thai.
2. Tránh mang thai mà không kiểm tra sức khỏe
Nhiều người cho rằng, hằng năm đều kiểm tra sức khỏe ở công ty rồi thì không cần kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai nữa. Thực ra đây là một suy nghĩ rất sai lầm. Khám sức khỏe định kì chỉ chú trọng kiểm tra chức năng gan thận, điện tim đồ, lưu thông máu; trong khi kiểm tra sức khỏe tiền thai kì lại chú trọng vào cơ quan sinh dục, hệ miễn dịch và các bệnh di truyền của cha mẹ. Nếu cha hoặc mẹ bị mắc bệnh di truyền như giòn xương thì trí não và tứ chi của thai nhi cũng không thể phát triển bình thường được, cơ bắp sẽ bị thoái hóa, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này và cũng di truyền căn bệnh đó cho thế hệ con cháu. Việc kiểm tra sức khỏe sinh sản thật sự rất quan trọng, vì nó có thể phát hiện ra những nhân tố có hại cho thai nhi, bảo đảm cha mẹ cùng ở trong điều kiện sức khỏe tốt nhất. Các bác sĩ cũng có thể dựa vào đó để dự đoán liệu người mẹ có thể trải qua 10 tháng mang thai an toàn, thuận lợi để sinh ra những đứa con khỏe mạnh được hay không.
3. Tránh thụ thai khi tâm trạng không tốt
Trong xã hội hiện đại, trẻ em luôn là đối tượng quan tâm và chăm sóc của cả gia đình, bởi vậy việc mang thai, sinh con không đơn giản mà đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như tuân thủ những quy định chặt chẽ. Ví dụ, những trở ngại về tâm lí của người mẹ cũng ảnh hưởng đến chất lượng thụ thai và ảnh hưởng đến cảm xúc của thai nhi, gây ra tình trạng sảy thai và sinh non.
4. Tránh thụ thai khi vừa phẫu thuật xong
Khi vừa phẫu thuật xong, sức đề kháng và sức khỏe của người phụ nữ còn chưa kịp phục hồi, nhất là sau khi nạo phá thai; đẻ non thì càng không nên mang
thai ngay. Khi tử cung còn chưa kịp phục hồi sau phẫu thuật thì sẽ không có lợi cho bào thai làm tổ và ảnh hưởng lớn hơn đến sức khỏe của người mẹ.
5. Tránh thụ thai sau khi uống thuốc
Nhiều người thường băn khoăn, không biết sau khi ngừng uống thuốc tránh thai thì có thể mang thai ngay được hay không. Theo các chuyên gia thì phụ nữ nên tránh mang thai ngay sau khi dùng thuốc tránh thai. Các loại thuốc tránh thai đều có thành phần là các hormone, ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ estrogen và DNA của các tế bào trong cơ thể. Sau khi ngừng uống, tác dụng của thuốc có thể vẫn còn tồn tại trong cơ thể. Thông thường, sau khi ngừng thuốc nửa năm thì chu kì sinh lí của người phụ nữ mới trở lại bình thường và lúc này mới nên có thai.
Ngoài thuốc tránh thai thì còn có những loại thuốc khác cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh lí của phụ nữ, ví dụ như thuốc bổ sung hormone sinh lí, hormone vỏ thượng thận, thuốc trị bệnh thần kinh, thuốc trị ung thư… Những loại thuốc này đều khiến người phụ nữ dễ bị tắc kinh, tắc sữa, ức chế chức năng buồng trứng. Sau khi ngừng uống thuốc, chu kì trao đổi chất của cơ thể thường bị kéo dài ra nên cũng không có lợi cho thai nhi.
6. Tránh thụ thai sau khi tiếp xúc với hóa chất độc hại
Tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng có tác dụng giống như uống thuốc, nhưng mức độ nguy hại cao hơn. Hóa chất không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn xâm nhập vào cơ thể thai nhi thông qua đường hô hấp và máu, phá vỡ các cơ quan và tổ chức của thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
7. Tránh thụ thai trong đêm tân hôn
Nhiều gia đình quan niệm rằng, có thai ngay sau khi kết hôn là “song hỉ lâm môn”. Nhưng theo thuyết Ưu sinh thì đây là một điều nên tránh.
Đó là vì trước hôn lễ, cả hai vợ chồng đều phải lo toan nhiều công việc nên cơ thể rất mệt mỏi. Trong lễ cưới, hai người lại phải uống khá nhiều rượu bia mà chất còn lại không có lợi cho thai nhi. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục thường xuyên sau khi cưới khiến chất lượng tinh trùng của nam giới bị suy giảm, hơnnữa khả năng cơ quan sinh dục của người phụ nữ bị viêm nhiễm cũng khá cao và tác dụng của thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa cũng làm giảm hiệu quả thụ thai. Do đó, sau khi kết hôn một thời gian, hai vợ chồng không nên thụ thai mà nên đợi đến khi sức khỏe của mình hồi phục trạng thái tốt nhất.
8. Tránh thụ thai sau khi tiếp xúc với tia X – quang
Tia X-quang có thể gây dị dạng thai nhi. Cho dù người mẹ thường xuyên hay vô tình tiếp xúc với tia X-quang thì cũng ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Nếu người mẹ vừa đi siêu âm vùng bụng về thì nên tránh mang thai trong vòng 3 tháng để đạt hiệu quả thụ thai tốt nhất. Những người thường xuyên tiếp xúc với tia X-quang phải đặc biệt chú ý tránh xa n một thời gian trước khi mang thai để tránh cho thai nhi bị dị dạng.
9. Tránh thụ thai khi vừa chuyển nhà
Sơn tường, xi măng, sắt thép, gỗ dán… đều là những vật liệu có hại cho sức khỏe con người. Nếu hai vợ chồng vừa dọn đến nhà mới thì đừng vội có thai ngay mà hãy đợi cho những hóa chất độc hại trong nhà bị phân tán bớt, giảm nồng độ để tránh việc hít phải chúng sẽ có hại cho thai nhi.
10. Tránh thụ thai trong lúc say rượu
Nhiều người cho rằng rượu có thể nâng cao chất lượng quan hệ tình dục nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất cồn có thể gây ra khuyết tật cho thai nhi. Chất ethanol trong rượu sẽ theo máu đi xuống cơ quan sinh dục, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra độc tố. Nếu hai vợ chồng uống quá nhiều rượu thì thai nhi và đứa trẻ sau khi sinh ra sẽ bị chậm phát triển, tinh thần không minh mẫn, hành vi kì quặc, đại não kém phát triển, bị bệnh tim bẩm sinh… Tuy nhiên, nếu thỉnh thoảng các mẹ có uống một chút bia hoặc rượu vang thì cũng không có hại gì.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình được thông minh, khỏe mạnh, học hành giỏi giang và có một tương lai rạng rỡ.
Khoa học hiện đại đã chứng minh, thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ đã có những biểu hiện tình cảm vui, buồn, giận dữ, chứ không phải là vô tri vô giác. Các bé rất nhạy cảm với những kích thích từ môi trường bên ngoài đến cơ thể người mẹ. Nếu người mẹ có sức khỏe tốt, tâm trạng thoải mái, phấn khởi thì sẽ có những tác động tích cực đến thai nhi. Ngược lại, nếu người mẹ cảm thấy khó chịu, dù chỉ là một chút thôi thì các “thiên thần nhỏ” cũng dễ dàng cảm nhận được.