Trẻ phát triển toàn diện luôn là niềm mong ước của cha mẹ ngày nay

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, trẻ em trong thời đại này không chỉ được cha mẹ lo cho “ăn chắc, mặc bền” mà còn là “ăn ngon, mặc đẹp”. Nói như vậy để các bạn có thể hình dung vấn đề sức khỏe hiện nay mà các bậc cha mẹ quan tâm đã không đơn thuần là “con tôi có bệnh hay không” mà phải là “con tôi có phát triển toàn diện hay không”.

Thế nào là phát triển bình thường?

Trẻ con có những thời kỳ phát triển khác nhau. Ví dụ: bé trai phát triển nhanh hơn bé gái cho đến 7 tháng tuổi, sau thời kỳ này bé gái sẽ phát triển nhanh hơn cho đến khi bé được 4 tuổi. Từ sau 4 tuổi cho đến lúc dậy thì, bé trai và bé gái sẽ có tốc độ phát triển tương tự nhau.

Kích thước của trẻ phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ. Cha mẹ cao lớn sẽ có con cao lớn và như một quy luật, cha mẹ “nhỏ con” sẽ sinh ra những đứa trẻ “nhỏ con”. Nếu cả cha và mẹ đều không cao, thì việc đứa trẻ “thiếu thước tấc” một chút sẽ không là vấn đề, chúng vẫn sẽ phát triển và bước vào thời kỳ dậy thì một cách bình thường.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ?

Chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền và các hóc môn đều có ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của trẻ. Nguyên nhân làm cho trẻ phát triển chậm có thể là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay trẻ có một rối loạn nào đó.

Vậy đâu là nguyên nhân?

Trẻ có vấn đề về tăng trưởng có thể do rất nhiều nguyên nhân, sau đây là một số lý do thường gặp:

Nếu trẻ phát triển theo tốc độ bình thường nhưng vẫn nhỏ hơn so với tuổi thì gọi là chậm phát triển thể chất. Nguyên nhân có thể do trẻ có “tuổi xương” phát triển chậm hơn so với “tuổi đời”. Trong trường hợp này, thời kỳ dậy thì có thể sẽ bị lùi lại cho đến khi bộ xương phát triển kịp. Thường thì những trẻ này sẽ có người thân hay họ hàng gặp phải tình trạng tương tự

Nếu con bạn có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với tuổi thì trẻ có thể bị suy dinh dưỡng. Nguyên do thường gặp là trẻ có vấn đề về nuôi dưỡng hoặc do chế độ ăn không đủ chất. Ngoài ra đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề khác như nhiễm trùng, có bất thường về đường tiêu hóa, hoặc trẻ có thể bị bỏ bê hay ngược đãi. Vấn đề về hormon: tình trạng tăng hay giảm đáng kể một loại hormon nào đó cũng là nguyên nhân gây nên các rối loạn tăng trưởng trong 10 năm đầu. Ví dụ như trẻ bị suy tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ hóc rmôn cần thiết cho xương phát triển.

trẻ chậm tăng trưởng nỗi lo của cha mẹ
trẻ chậm tăng trưởng nỗi lo của cha mẹ

Bệnh lý mạn tính: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chậm tăng trưởng ờ trẻ. Một số bệnh mạn tính thường gặp là: suyễn, bệnh tim bẩm sinh, suy thận mạn. Trẻ có bệnh lý thần kinh cơ, hở hàm ếch, hoặc một số vấn đề về tâm thần kinh cũng sẽ dẫn đến ăn kém. Một số bệnh như suy tim, tiêu đường, xơ nang, nhiễm HIV cũng gây cản trở sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

Những nguyên nhân khác: bao gồm rối loạn di truyền (ví dụ như hội chứng Tumer), nhiễm trùng trong thai kỳ, dùng thuốc lá và rượu trong thai kỳ…

Làm thế nào để biết trẻ có chậm tăng trưởng hay không?

Nếu nghi ngờ con bạn có vấn đề về tăng trưởng, bạn có thể đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi. Bạn cũng nên thường xuyên ghi nhận cân nặng và chiều cao của trẻ để kiểm tra tốc độ tăng trưởng.

Nếu cần thiết, có thể cho bé làm một số xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng của một vài cơ quan cũng như làm một số test đặc biệt nhằm kiểm tra nồng độ hóc môn, chụp X quang vùng cổ tay để đo lường sự phát triển xương theo tuổi.

Điều trị như thế nào?

Việc điều trị phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân. Trẻ suy dinh dưỡng cần chế độ ăn giàu calori, trẻ thiếu hóc rmôn cần dùng thêm hormon dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ con rất hay so sánh bản thân với bạn bè chung quanh về điều này sẽ làm tăng mối lo lắng cho trẻ nếu chẳng may bé “khác” những đứa bé khác về kích thước và hình thể. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh nên để ý đến sự lo lắng này của trẻ để có thể phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.