Bất kể việc gì được chuẩn bị một cách chu đáo thì cũng tốt hcm huống chi là một việc quan trọng và có ý nghĩa như cho trẻ bú mẹ, đúng không?
Vì vậy để giúp các bà mẹ “sử dụng hết tài nguyên” của mình để con mình được bú mẹ nhiều, có một sức khỏe tốt và một trí thông minh tuyệt vời, tôi xin chia sẻ những công việc cụ thể như sau:
-
Hãy chuẩn bị tâm lý: “mình sẽ cho con mình bú sữa mẹ vì những lợi ích cho con, cho mình, cho gia đình và cho cả xã hội nữa.”
-
Và tin tưởng rằng: “sữa của mình là tốt nhất cho con của mình và mình hoàn toàn đủ sữa để nuôi con”
-
Giữ gìn núm vú và bầu vú khỏe mạnh: mặc áo ngực vừa phải (không nên chật quá sẽ làm núm vú tụt vào trong), thoáng mát để tránh nhiễm trùng, vệ sinh núm vú mỗi ngày để không bị tắc tia sữa.
-
Đối với những bà mẹ tương lai có núm vú bẹt hoặc tụt vào trong thì cần tập thể dục núm vú để tăng cường độ đàn hồi của núm vú vì khi bú trẻ ngậm cả quầng thâm của bầu vú nên độ đàn hồi tốt trẻ sẽ dễ bú hơn dù đầu vú bị tụt.
Cần tập ngay khi chưa có gia đình, Cách tập như sau: dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay kéo căng quầng tâm của vú sang nhiều phía, sau đó nắm đầu núm vú kéo dài ra. Lặp đi lặp lại nhiều lần và làm nhiều lần trong ngày, trong thời gian dài
Cần ăn uống đầy đủ và cân đối giữ cơ thể không bị suy dinh dưỡng, không bị béo phì để có đủ năng lượng tạo sữa cho con.
Hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi sinh ra đến nay được 1 tháng tuổi nhưng bé không chịu bú vú mẹ, có lẽ là do đầu vú mẹ ngắn, do đó mẹ phải vắt sữa ra bình rồi cho bé bú, nhiều khi bé bú không hết phải đem đo bỏ sữa. Vậy xin bác sĩ cho biết cách nào để bảo quản sữa mẹ vắt ra an toàn, hợp vệ sinh, môi trường, nhiệt độ thích hợp để sữa mẹ được giữ gìn lâu nhất và mẹ nên ăn gì để có nhiều sữa cho em bé. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:Một số bà mẹ nghĩ rằng núm vú ngắn thì trẻ không bú được. Thực ra độ dài của núm vú không quan trọng, chỉ cần trẻ ngậm vú đúng thì sẽ mút được sữa. Trẻ phải ngậm vú vào miệng càng nhiều càng tốt, ngậm gần hết quầng vú chứ không chỉ ngậm có núm vú mà thôi. Trẻ ngậm bắt vú đúng thì sẽ hút sữa dễ dàng và không làm đau vú mẹ. Nếu vú bị ứ sữa, mẹ phải nặn bớt sữa ra cho vú mềm để dễ dàng cho trẻ bú. Trường hợp của chị có thể là do bé bú không đúng cách nên không mút được sữa và không chịu bú mẹ nữa. Chị cố gắng cho bé bú đúng cách và thường xuyên, vì càng bú nhiều thì mẹ càng có nhiều sữa. Không cần thiết phải để dành sữa cho cữ sau, vì không cho bé bú hoặc bú ít thì vú sẽ giảm hoặc ngưng tiết sữa. Nếu chị đã cho bé bú đúng cách mà trẻ vẫn không chịu bú mẹ thì có thể do trẻ mắc các bệnh lý vùng mũi miệng, chị nên đưa trẻ đi khám để điều trị.Nếu mẹ không có nhà để cho trẻ bú, thì có thể vắt sữa vào ly sạch, đậy lại và để ờ nơi mát hay trong ngăn mát của tủ lạnh và cho trẻ bú, vào cữ kế trong khoảng thời gian dưới 4 giờ. Nếu không thể bảo quản được, mẹ có thể tận dụng để uống hoặc bỏ đi, sữa sẽ lại được tiết ra.
Mẹ nên ăn uống nhiều loại thức ăn, ngoài 3 bữa chính nên ăn thêm 2-3 bữa phụ. Nên ăn các thực phẩm có nhiều đạm, canxi, phot pho, các thực phẩm giàu sinh tố A như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, rau xanh, trái cây có màu vàng cam. Sữa mẹ sẽ tạo ra nhiều và chất lượng sữa tốt nếu mẹ ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem. Có thể dùng đu đủ hoặc đậu đen nấu với chân giò heo để tăng tạo sữa.