Tôi có một mối hoài nghi rất lớn với cái gọi là nuôi dạy trẻ và giáo dục trẻ sơ sinh vốn vẫn có từ trước tới nay. Là bởi vì tôi thấy giáo dục hiện nay ngoại trừ một số nội dung ít ỏi, vẫn bị chi phối bởi quan niệm nuôi trẻ là nuôi một đứa trẻ với nghĩa thiên nhiều về mặt y học và sinh lý học. Còn giáo dục trẻ sơ sinh, gi{o dục sớm thì chỉ đơn thuần là dạy trước cho các bé 4 – 5 tuổi những điều mà đ{ng lẽ khi đi học mới được học.

Liên quan đến việc nuôi trẻ, nếu sự phát triển về mặt tinh thần và trí tuệ của trẻ đi cùng với sự phát triển về thể chất và sinh lý thì coi như không có gì để bàn cãi ở đây. Vấn đề là trong cách dạy từ xưa đến nay, nói thẳng ra vẫn còn kiểu suy nghĩ phiến diện như “trẻ con làm gì đã có tinh thần”, “làm gì đã có cảm xúc”, “làm gì đã có trí tuệ”. Nhưng nếu sau khi trẻ chào đời rồi mà cha mẹ cứ nghĩ đầu tiên tập trung cho bé mau lớn, mau tăng cân đã, chờ cho bé lớn chút rồi mới tập trung phát triển trí não thì xin thưa là quá muộn.

Giờ đây, điều quan trọng nhất mà tôi muốn mọi người hiểu rõ đó là, ngay sau khi bé chào đời, sự phát triển của bộnão bao gồm tinh thần, trí tuệ và sự phát triển về thể chất phải đồng thời được xem trọng để bồi dưỡng như nhau.

Các phương pháp giáo dục trẻ sơ sinh từ trước tới nay, theo nghĩa đó, mới chỉ là sự kéo dài việc nuôi lớn trẻ mà thôi. Giai đoạn từ 0 đến 2 – 3 tuổi là thời kỳ bộ não của các bé vô cùng đặc biệt. Vậy mà người lớn không chú ý đến điều đó, lại chỉ đơn thuần hạ độ tuổi xuống rồi tùy tiện đem kiến thức đáng lẽ sau này các em vào cấp 1, cấp 2 học để dạy các bé. Tôi không đồng tình với cách giáo dục hiện nay, chỉ mải chạy theo cái gọi là “đào tạo nhân tài”, ”đào tạo thiên tài”, mà không hề chú trọng dạy tính “con người” cho con trẻ.

Phương pháp giáo dục tôi đưa ra đây sẽ giải quyết được những điểm còn bất cập nêu trên, mà cách làm đúng không có gì khó và to tất cả. Thậm chí, nó còn rất hợp lý và đem lại hiệu quả cao. Những việc mà đối với một người ở độ tuổi như tôi, phải lặp đi lặp lại hàng ngàn hàng vạn lần mới nhớ, thì người mẹ chỉ cần để ý một chút khi con 0 tuổi là các con có thể nhớ được dễ dàng.

Giáo dục giai đoạn khuôn mẫu chỉ có mẹ mới làm được

Đến đây chắc Các bạn đã hiểu, từ 3 tuổi mới tính chuyện dạy con là quá muộn, mà phải bắt đầu ngay từ giai đoạn khuôn mẫu. Vấn đề còn lại là ai và phải làm những gì để mang lại khuôn mẫu cho các bé đang trong giai đoạn này? Ở đây, tôi sẽ chỉ nêu ra những điều cực kỳ cơ bản nhất cho các bạn hiểu.

Đầu tiên, đối với câu hỏi “Ai?”. Câu trả lời là áp dụng phương ph{p nhận thức khuôn mẫu đối với các bé trong giai đoạn khuôn mẫu này đương nhiên ngoài mẹ ra không ai có khả năng làm được cả. Giai đoạn từ 0 đến 1 – 2 tuổi là giai đoạn phát triển về sinh lý và thể chất, do đó, không nên để bé phải xa vòng tay của mẹ. Hơn nữa, khi áp dụng phương pháp nhận thức khuôn mẫu cho thời kỳ này đòi hỏi phải kiên trì lặp đi lặp lại nhiều lần. Chỉ có duy nhất mẹ là người có thể bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đ}u, không ch{n nản, thường xuyên lặp đi lặp lại một việc để dạy cho bé với tất cả tình yêu thương con sâu sắc.

Nghe vậy cứ tưởng là chúng ta đòi hỏi ở người mẹ một cái gì đó cao siêu lắm. Thực ra không phải vậy. Việc áp dụng hiệu quả của phương pháp giáo dục nhận thức khuônmẫu trong thời kỳ khuôn mẫu không gây chút khó nhọc gì cho các bé. Trong thời kỳ này, các bé rất thích những việc tương tự nhau và thường đòi bố mẹ lặp lại nhiều lần. Chừng nào các bé còn chưa chán với việc lặp đi lặp lại thì chắc chắn những gì được cho là khuôn mẫu sẽ đều được bé khắc ghi mạnh mẽ vào trong đầu.

Cuối cùng, đối với câu hỏi “Làm cái gì, như thế nào?”. Điều này thì tùy cách nghĩ của từng bà mẹ. Tôi chỉ muốn nói một điều, các khuôn mẫu nên đem dạy cho bé không chỉ giới hạn tiếng Anh hay âm nhạc. Theo tôi, nên chú trọng dạy khuôn mẫu cho con về những quy tắc cuộc sống cơ bản cần biết, về cách ứng xử… Bởi nếu bạn nuôi dạy trẻ lớn lên không chỉ biết có bản thân mình, mà còn biết quan tâm đến người khác, thì tôi nghĩ, lúc đó chắc chắn con sẽ có thể sống một cuộc đời nhiều niềm vui và đầy ý nghĩa.

Cuối cùng, từ đáy lòng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người mẹ đã hiểu được tâm ý của tôi, cảm ơn các mẹ đã gửi cho tôi những ghi chép thực tế về quá trình trưởng thành của các con; cảm ơn các tác giả của nhiều tài liệu tôi đã tham khảo; cảm ơn các nhà nghiên cứu đã trò chuyện với tôi một cách cởi mở trên bài thảo luận của tạp chí “Khai phá tiềm năng trẻ nhỏ”, và chia sẻ cho tôi những nghiên cứu và kinh nghiệm quý giá. Xin cảm ơn các vị rất nhiều!

1. Người mẹ tốt là người luôn tràn đầy tình yêu thương và có ý chí mạnh mẽ rằng mình sẽ nuôi dạy con thành một đứa trẻ ngoan

Chúng ta khi đánh giá sự vật, sự việc thường dùng “tốt”, “xấu”. Với âm nhạc, tranh ảnh, hay các chương trình ti vi cũng thế, mọi người thường hay đánh giá “tốt nhỉ”, “chán nhỉ”. Tuy nhiên, đấy chẳng qua chỉ là cách đánh giá mang tính chủ quan. Bởi vì, nhiều khi đối với người này là một bản nhạc hay, nhưng đối với người khác lại nghe rất dở. Đánh giá thế nào là “người mẹ tốt”, “đứa con ngoan” cũng vậy. Không phải tất cả đều có chung một giá trị sống giống nhau, nên thật khó mà xét đo{n được ngay thế nào là tốt, thế nào là không tốt.

Nuôi con tốt
Nuôi con tốt

Những người đi nước ngoài lâu mới về Nhật đều chung một nhận xét là, trẻ con Nhật dạo này không ý thức đạo đức xã hội gì cả. Nghe “đạo đức xã hội” có vẻ như kiểu từ ngữ mà các nhà lý luận học hay dùng, nhưng ý tôi muốn nói trẻ con bây giờ ở nơi công cộng làm phiền người khác mà cứ như không ấy. Ví dụ điển hình như khi đi tàuđiện, thường xuyên bắt gặp nhiều đứa trẻ không chịu xếp hàng mà chen ngang tranh chỗ, trên tàu thản nhiên làm bẩn quần áo của người bên cạnh. Thông thường, người ta sẽ phê bình các bà mẹ dễ dàng tha thứ cho những việc ấy của con. Trong những trường hợp thế này, chỉ đối với vấn đề cách dạy dỗ thì việc đánh giá “tốt” hay “không tốt” chưa t{ch biệt rõ ràng đến mức đó. Nhưng nếu thử hỏi lại, thế nào là đứa trẻ ngoan, chắc chắn mỗi người lại có một câu trả lời khác nhau. Cũng tương tự như khi hỏi, thế nào là một bà mẹ tốt, có thể vạn người thì vạn câu trả lời khác nhau. Nhưng theo tôi, tiêu chuẩn đánh giá thế nào là người mẹ “tốt” hay “không tốt” có thể thống nhất được.

Người mẹ tốt là người luôn tràn đầy tình yêu thương và có ý chí mạnh mẽ rằng mình sẽ nuôi dạy con thành một đứa trẻ ngoan.

Mỗi người có cách định nghĩa đứa trẻ ngoan khác nhau, nhưng trước hết bản thân người mẹ phải có mong muốn nuôi con thành đứa trẻ ngoan. Tôi nghĩ không quá khi nói rằng, một người mẹ mà không hề có mong muốn sẽ dạy dỗ con thành một người tốt thì không xứng đáng làm mẹ. Việc bé có trở thành “đứa trẻ ngoan” hay không phụ thuộc vào cách cha mẹ dạy dỗ bé trong ba năm đầu đời, khi mà cha mẹ còn tự do kiểm soát được con mình.

Người mẹ tốt là người có thể tạo ra những phương thức giao tiếp trước cả ngôn ngữ, và nhờ vào đó thúc đẩy trò chuyện cũng như chơi đùa cùng với trẻ. Nói lại theo cách của tôi thì cha mẹ tốt là người luôn ý thức dành thời gian cho con, để nuôi dạy con thành một đứa trẻ tốt trong giai đoạn khuôn mẫu.

Mọi người thường nói “không có cha mẹ trẻ con cũng tự lớn”. Nhưng “tự lớn lên” và “được nuôi lớn khôn” là rất khác nhau. Thời đại ngày nay lại có câu “dù có cha mẹ con cái vẫn lớn lên”, tuy nhiên, nếu người mẹ không dành tình yêu thương cho con, không có ý chí mạnh mẽ sẽ nuôi dưỡng con thành một người tốt, thì cũng không thể nào nuôi dạy con thành một đứa trẻ ngoan được.

2. Người mẹ nên chuyên tâm vào việc nuôi dạy con

cho đến khi con 2 tuổi

Khi hỏi các bà mẹ trẻ mới sinh con dạo gần đ}y rằng tại sao các chị lại sinh con, tôi thường nhận được những câu trả lời rất vô trách nhiệm kiểu như “vì một gia đình thì cần có trẻ con”, hay “vì chồng tôi muốn có con”. Đôi khi còn có bà mẹ vô trách nhiệm hơn, coi con cái như món đồ chơi, trả lời “vì nhàm chán nên muốn có con”. Ngược lại, khi hỏi tại sao lại không sinh con, thì cũng có những câu trả lời kiểu chỉ nghĩ đến bản thân mình như “vì muốn chuyên tâm cho công việc”, “vì cuộc sống khó khăn”, “vì sợ có con thì mình không làm được gì nữa”.

Ngay cả trên chương trình “Lẽ sống của phụ nữ” của đài NHK(*), trong số 50 người tham gia mà không có lấy một người trả lời “lẽ sống của tôi là nuôi dạy con cái nên người”. Đúng là phụ nữ đi làm nếu kết hôn xong sẽ phải gánh vác tận ba vai trò: công việc, nuôi con, việc nhà. Cho nên không có gì khó hiểu khi họ do dự trong việc sinh con. Tuy nhiên, đối với người phụ nữ, trên đời này liệu còn có việc nào quan trọng hơn việc chăm sóc cho con cái không?

Trong cuốn “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” tôi cũng có giới thiệu về những quan điểm của thầy Suzuki Shinichi, người nổi tiếng với lớp học tài năng violin nhỏ tuổi, hay còn(*) Đài Truyền hình Trung ương của Nhật.gọi là người phát minh ra phương pháp Suzuki gây sự chú ý của mọi người trên thế giới. Với những người lấy cớ bận rộn nên không chăm sóc chu đáo cho con cái, thầy bảo rằng, “trên thế gian này liệu còn có việc gì quan trọng hơn việc chăm sóc con cái nên người nữa chứ? Nếu có việc đó, tại sao còn quyết định sinh con? Một khi đã muốn sinh con thì trước hết hãy giải quyết cho những cái bận rộn đó đi; mất 50 năm, 60 năm cũng hãy làm cho xong đã rồi hẵng sinh con ra trên đời”. Không biết những người trả lời, “vì nhàm chán nên có con cho vui”, hoặc là “muốn tập trung cho công việc nên không sinh con” sẽ trả lời thế nào khi nghe những lời tâm huyết này của thầy Suzuki?

Một bà mẹ vừa đi làm vừa nuôi con nhưng vẫn đảm đương tốt cả ba vai trò: công việc, chăm con, việc nhà – nhà phê bình Akiyama Chieko cho biết, phụ nữ mà không coi việc chăm con là mục đích sống thì chỉ đ{ng xem như một kẻ lười biếng mà thôi. Hồi đó, để có thể vừa nuôi con vừa đi làm, cô Akiyama đã chuyển đến gần nhà mẹ đẻ, nói cho mẹ phương ch}m nuôi con của mình, rồi nhờ mẹ trông con hộ, để cô có thể yên t}m đi làm, không phải về nhà giữa chừng mà vẫn biết được tình trạng của con.

Chính vì coi việc nuôi dạy con cái là một trong những mục đích sống lớn trong đời, nên nó đã thành động lực giúp cô có thể hoàn thành tốt cả hai vai trò trong gia đình và ngoài hội. Từ kinh nghiệm của bản thân, cô Akiyama khuyên người phụ nữ nếu có điều kiện nên chuyên tâm vàoviệc chăm sóc con cái. Cô cho biết, “khi bạn nuôi con, bạn sẽ thành một người vô cùng thú vị, chỉ cần để ý chút là bạn vừa có thể thành một cô giáo, một chuyên gia dinh dưỡng, và kể cả thành một nhà thiết kế”. Bản thân tôi cũng chung quan điểm là người mẹ nên tập trung vào việc nuôi con cho đến khi bé được 2 tuổi. Điều này sẽ tốt cho quá trình phát triển của con hơn. Bởi vì, trong giai đoạn khuôn mẫu, chỉ có mẹ mới có thể dạy con tốt nhất và mang lại những kích thích tốt nhất cho sự phát triển của bé.

Mọi người thường nói vượt cạn là thời khắc gian nan nhất của người phụ nữ. Nhưng theo tôi, chính sau khi sinh con ra, trọng trách của người phụ nữ mới lớn hơn nữa. Dù bạn có là chuyên gia gì đi nữa, nhưng nếu ngay cả việc chăm con cũng không tốt thì không thể coi là thành công.

Con người khác với động vật ở chỗ khi sinh ra vẫn đang ở trạng thái chưa hoàn thiện. Lúc mới sinh, chúng ta hoàn toàn chưa biết gì, ngay cả việc đi lại như động vật cũng không thể. Do đó, loài vật sinh ra dù không được chăm sóc vẫn có thể tồn tại được, nhưng con người thì không thể nếu thiếu đi bàn tay chăm sóc của mẹ. Lý do tôi nói người mẹ nên tập trung vào nuôi con cho đến khi con được 2 tuổi cũng là vì để có thể chăm sóc cho đứa trẻ từ trạng thái non nớt cho đến khi cơ thể được hoàn thiện hơn. Và cũng lúc đó mới có thể nói là “tôi đã sinh con xong” được.

Tôi không phải là phụ nữ nên không hiểu hết được nỗi gian khó khi sinh nở, tuy nhiên, nếu đã chịu nhiều đau đớn như thế để sinh con thì phải cố nuôi dạy con thành người mới không mất đi ý nghĩa của sự hi sinh đó. Trên đời này có không ít người chỉ muốn tự do, vui vẻ tận hưởng cuộc sống của mình, lúc nào cũng nghĩ có con thì coi như sự nghiệp chấm dứt. Nhưng thử hỏi, trên đời này còn việc gì vui và ý nghĩa hơn việc nuôi dạy con cái?

Thật may, vì em bé sinh ra với trạng thái chưa hoàn thiện nên người mẹ nào cũng vừa có thể trở thành nhà giáo dục, nhà dinh dưỡng, nhà thiết kế, lại vừa có thể trở thành một bác sĩ, hay một nhà tôn gi{o. Và cũng chính nhờ người mẹ một mình sắm nhiều vai như thế mà những đứa trẻ được lớn khôn, trở thành những con người tài giỏi. Do đó, nếu để lỡ thời gian vàng quý giá này, phó mặc việc chăm con cho người khác, thì quả thật đó là người mẹ lười nhác, vô trách nhiệm. Hơn nữa, em bé càng lớn càng trở thành sự hiện diện không hề đơn giản, và mang lại niềm vui cho người mẹ của mình, giúp mẹ không cảm thấy nhàm chán khi chăm sóc con.

Khi hiểu được rằng cách nuôi dạy trong thời kỳ trước 2 tuổi sẽ phần nào quyết định tương lai của đứa trẻ, tôi nghĩ các bạn sẽ thấy mong muốn người mẹ chuyên tâm chăm con trong thời gian đó quả không phải là đòi hỏi gì quá đáng.

3. Giáo dục trẻ phải bắt đầu từ giây phút trẻ chào đời

Ngày xưa, khi đi xin chó con mới đẻ về nuôi, người ta thường hay bỏ cái đồng hồ gần hỏng vào trong khăn rồi nhét vào trong chuồng chó cho dễ nuôi. Lý do là tiếng tích tắc tích tắc của chiếc đồng hồ nghe gần giống với tiếng nhịp tim đập của chó mẹ, nên chó con nghe thấy sẽ yên tâm mà ngủ ngon. Không chỉ loài chó, mà hầu như các loài động vật đều như vậy. Khi bước ra cụộc đời từ trong bụng mẹ, là lúc cơ thể phải chịu cú sốc rất lớn. Nên nếu ở thế giới bên ngoài mà vẫn được nghe nhịp tim mẹ đập như khi còn trong bụng thì các con sẽ yên tâm hơn.

Tất nhiên, điều này cũng không phải ngoại lệ với trẻ nhỏ. Có một kết quả thí nghiệm cho thấy nếu cho em bé nghe âm thanh giống với tiếng nhịp đập của tim người mẹ thì em bé rất ngoan. Còn ngược lại khi tăng tốc độ lên thì em bé sẽ khóc nhiều hơn. Dựa trên kết quả thí nghiệm này, người ta cũng đã thử cho ra đời một sản phẩm rất thú vị là đĩa nhạc chuyển hóa từ các âm thanh nhịp đập của tim người mẹ.

Tôi cũng từng nghe câu chuyện rằng trong thời gian nằm nghỉ ở viện sau khi sinh xong, những em bé được nằm ở phòng gần lối ra vào chỗ dễ cảm nhận được các âm thanh và người qua lại thì có sự phát triển trí não tốt hơn các em bé được đặt nằm ở các phòng trong góc.

Mỗi lần nghe câu chuyện này, tôi đều có một cảm giác rất mạnh mẽ rằng đối với các bé mới sinh ra, chỉ vài giờ, hay vài ngày thôi cũng là những khoảng thời gian rất quan trọng. Ấy thế mà trong thời gian ấy những người xung quanh đã làm gì cho bé nào? Tôi thấy phần lớn là gửi con ở phòng giữ trẻ sơ sinh, của bệnh viện, chỉ khi nào cho bú thì bé mới được gặp mẹ một lúc. Tất nhiên, cũng có những khi vì lý do an toàn vệ sinh hoặc vì cơ thể mẹ chưa bình phục nên đành phải thế. Nhưng các bạn nên nhớ, giáo dục con trẻ là việc cần phải bắt đầu từ khoảnh khắc mà con chào đời.

Nhắc đến giáo dục, các bà mẹ thông minh thường lôi ra đủ các loại sách tâm lý trẻ thơ, sách nuôi dạy trẻ… để hàng đào tạo con mình thành thiên tài. Tuy nhiên, sinh đẻ và chăm con là việc cần sự kết nối máu mủ mang tính động vật. Có thai, đẻ con, chăm con là những hành động vốn dĩ có hơi hướng động vật mạnh hơn. Và chắc chắn đó không phải là việc cứ bọc trong khăn trắng, khử trùng là được. Do đó, nếu bây giờ bạn xem nhẹ yếu tố này thì sau này dù cố gắng bao nhiêu cũng không thể lấy lại được “thời kỳ giáo dục” đã bỏ lỡ.

Trong cuốn sách này, yếu tố cơ bản khiến tôi muốn nhấn mạnh việc các bà mẹ nên có trách nhiệm nhiều hơn trong việc nuôi dạy con cái cũng xuất phát từ sợi dây kết nối mang tính động vật này. Chắc chắn, cho em bé nghe tiếng nhịp đập thực sự của mẹ mình sẽ mang lại kết quả tốt hơn nhiều so với nếu chỉ được nghe những âm thanh nhân tạo.

Mong các bà mẹ đừng quá chú tâm vào “nuôi con theo khoa học” mà quên mất điều này.

4. “Bầu ngực” của mẹ là lớp học tuyệt vời nhất với

đứa trẻ vừa mới chào đời

Ngày nay, các bà mẹ trẻ thường hay quan tâm đến vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ hay bằng sữa ngoài, về mặt dinh dưỡng, không phải chuyên gia nên tôi không bàn luận. Tuy nhiên, vấn đề là ngày nay có nhiều bà mẹ vì muốn giữ dáng bộ ngực nên không cho con bú. Ở phần trước, tôi cũng đã nói, khi được mẹ bế trong lòng, bú vú mẹ, lắng nghe nhịp đập trái tim mẹ, nhìn ngắm khuôn mặt mẹ, em bé sẽ được phát triển một cách toàn diện về tâm sinh lý. Đây cũng chính là mối quan hệ thật sự giữa người mẹ và đứa con. So với bú bình, bú mẹ tốt hơn rất nhiều cho sự phát triển trí não của bé.

Ví dụ thế này, ở một bệnh viện phụ sản của Mỹ, người ta làm một thí nghiệm với 24 bé sơ sinh. Chia c{c bé thành hai nhóm để chăm sóc, một nhóm thì cho nằm trong phòng chỉ có các bé, còn một nhóm thì thường xuyên có mẹ bên cạnh, lúc đói là có mẹ cho bú ngay. Khi làm điều tra về kết quả ngôn ngữ của các bé sau 2 năm, 5 năm thì thấy, các bé nhóm thứ hai có khả năng ngôn ngữ vượt trội hơn nhiều so với nhóm thứ nhất. Do đó, nếu ở những năm đầu đời mà không chú ý bồi đắp thì đến khi em bé lớn lên, đi học mẫu giáo rồi, dù lúc đó mẹ định thúc đẩy thêm sự phát triển trítuệ cho bé đi nữa cũng khó mà đạt được kết quả như mong muốn.

Dạo gần đây, xuất hiện nhiều trường dự bị dạy thêm cho bé ôn thi vào c{c trường mẫu giáo nổi tiếng. Tuy nhiên, không cần bắt bé phải khổ cực thế làm gì. Tôi chắc chắn rằng, chỉ cần được mẹ ôm trong lòng, cho bú bầu sữa mẹ, thì chắc chắn tự khắc em bé sẽ có những khả năng đấy.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé được lớn lên bằng sữa mẹ có khả năng kh{ng bệnh tốt hơn so với sữa công thức. Các bác sĩ nhi khoa cũng cho biết, bé bú sữa công thức sức đề kháng với các loại bệnh truyền nhiễm cũng không được bằng, do đó, dễ bị cảm cúm hơn, dễ mắc nhiều loại bệnh khác hơn. Tôi không có ý phê phán việc người mẹ nỗ lực để gìn giữ sắc đẹp của mình, mà chỉ muốn các bạn biết rằng em bé được ở bên cạnh mẹ, lớn lên nhờ dòng sữa mẹ sẽ phát triển một cách khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Tôi mong những ai được làm mẹ hãy hiểu rằng chính vì bạn là một người mẹ, bạn mới có thiên chức mà trời đất ban cho, tự tạo ra dinh dưỡng, tự mình trực tiếp nuôi sống đứa con của mình.

5. Trước 3 tuổi là thời kỳ để cha mẹ “nhồi ép” cho con

Chắc chắn khi hỏi các chuyên gia về giáo dục rằng trong quá trình dạy dỗ trẻ, điều gì là quan trọng nhất? Phần lớn đều sẽ trả lời, đó là tôn trọng quyền tự chủ của trẻ. Phảigiải thích cho trẻ hiểu bản chất của vấn đề và làm cho trẻ cảm thấy thuyết phục. Ngược lại với cách làm này đó là nhồi nhét, ép buộc, bắt học thuộc lòng.

Đặc biệt là nền giáo dục sau chiến tranh có xu hướng áp đảo, thiên về cách dạy có tôn trọng quyền tự chủ của trẻ.

Cách làm này không bắt trẻ nhớ máy móc mà thường giải thích cho đến khi trẻ hiểu và thấy thuyết phục. Tôi không định phản bác lại cả nền giáo dục sau chiến tranh này, tuy nhiên, theo tôi, riêng về vấn đề giáo dục trẻ nhũ nhi trước 3 tuổi thì cách làm này là hoàn toàn trái ngược.

Quả thật, khi dạy trẻ một điều gì mới, thay vì nhồi nhét, bắt trẻ học thuộc lòng, thì giải thích cho trẻ hiểu, nắm được bản chất vấn đề trẻ sẽ nhớ lâu hơn. Nhưng cách làm này chỉ phù hợp khi trẻ đã ở độ tuổi có khả năng tri thức logic ở một mức độ nào đó. Còn đối với trẻ nhũ nhi chưa biết gì thì việc giải thích dài dòng không mong các em hiểu chỉ là lãng phí thời gian.

Tuy nhiên, khoan vội cho rằng như thế không cần thiết phải dạy những thứ bé chưa hiểu cho trẻ nhũ nhi, hoặc là còn quá sớm để nghĩ đến chuyện dạy bé. Tôi đưa ra kết luận luôn là, đối với các bé dưới 3 tuổi, nhồi nhét hay học vẹt đều tốt cả, bạn thấy cái gì cần dạy cho bé thì cứ dạy càng nhiều càng tốt. Bởi vì, ở độ tuổi này, dù không hiểu, không thấy thuyết phục nhưng nếu bộ não coi nó là một khuôn mẫu thì đều sẽ ghi vào đầu.

Điều này chính là việc một em bé nói còn chưa thạo, mới bập bẹ vài từ đơn nhưng đã có thể nhìn thoáng qua phân biệt được mấy chục loại xe ô tô, nhớ được giai điệu các bài hát trong quảng cáo, nhớ được rất nhiều chữ Hán khó. Các em đâu cần phải phân tích các thứ thành hình dạng cụ thể để nhớ, cũng không cần hiểu ý nghĩa chữ Hán nhưng các em vẫn ghi nhớ được.

Khả năng nhận thức nguyên mảng này giúp trẻ nắm được tổng quan sự vật trong khoảnh khắc này giống như trực quan mang tính động vật, người lớn chúng ta dù muốn cũng không bì kịp được. Vì thế, tôi gọi đây là thời kỳ khuôn mẫu.

Bộ não của trẻ thời kỳ này chỉ như tờ giấy trắng, không biết phân tích và ph{n đo{n như người lớn, do đó, nó có thể tiếp thu tri thức mà không đòi hỏi phải hiểu hay cảm thấy thuyết phục. Ngược lại, cũng vì lý do đó, nếu trong thời kỳ này mà bỏ mặc không quan tâm chu đáo thì bộ não trẻ không biết phân biệt nên cũng tiếp thu cả những thông tin xấu tạo nên con người xấu sau này. Chính vì thế, đối với bộ não chưa có khả năng ph}n biệt tốt xấu của trẻ, nhồi cũng được, nhét cũng được, cha mẹ thấy cái gì đúng thì cứ lặp đi lặp lại nhiều lần kể cả làm một cách máy móc, mang tính vật lý hay sinh lý cũng hãy cứ làm để trẻ ghi vào đầu.

6. “Nền tảng giáo dục” là khuôn mẫu cách sống hình thành từ thời ấu thơ

Ở phần trước tôi đã nói thời kỳ khuôn mẫu – trước 3 tuổi cha mẹ cần nhồi nhét, ép kiến thức vào đầu cho con. Nội dung cần nhồi ép đó chia làm hai chiều hướng. Hướng thứ nhất như tôi đã trình bày rất tỉ mỉ ở cuốn sách trước, đó là từ ngữ, âm nhạc, chữ viết, hình vẽ. Tóm lại là lặp lại những khuôn mẫu tạo nên các yếu tố trí tuệ giúp cho hoạt động của não bộ. Một chiều hướng nữa là dạy cho con các phép ứng xử hoặc là các nguyên tắc cơ bản mà mỗi con người đều cần phải biết.

Khi nói phép tắc ứng xử của con người có lẽ một số người sẽ khó mà cảm thấy đó là một thứ bình thường mà lập tức sẽ nghĩ đến những thứ có chứa đựng nhân sinh quan, giá trị quan của một người. Do đó, sẽ nghi ngờ việc đem cách nhìn đời mang tính chủ quan của cha mẹ để áp đặt lên tâm hồn một đứa trẻ chưa biết gì liệu có được không. Tuy nhiên, cái tôi muốn nói đây không phải là những thứ cao siêu như các bạn nghĩ.

Những cái tôi muốn cha mẹ dạy cho các con là cái mà dù là những người có tư tưởng, chủ trương khác nhau đi nữa cũng đều phải thừa nhận đó là quy tắc cơ bản mà một con người cần biết. Đó là những nguyên tắc sống mà ai cũng mặc nhiên thừa nhận như: biết coi trọng mạng sống của mình; biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác; biếtdùng cái đầu của mình để suy nghĩ vấn đề chứ không ỷ lại vào người khác.

Mới nghe thì thấy thật ngốc nghếch vì đ}y đều là những giao ước được coi là quá đương nhiên. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì sẽ thấy, trong xã hội tưởng như phức tạp này, nếu ai ai cũng thực hiện được những giao ước đương nhiên này thì cuộc sống sẽ dễ thở hơn rất nhiều. Bởi, nguyên tắc cơ bản của con người xét cho cùng cũng chỉ như vậy mà thôi.

Tôi nghĩ, đây là những điều thiết yếu nhất mà cha mẹ nên dạy cho con trong giai đoạn khuôn mẫu. Khi dạy hoàn toàn không cần thiết phải giải thích cho bé vì sao không được làm, vì sao nó là quan trọng. Từ khi bé chào đời, cha mẹ khi thì bằng lời nói, khi thì bằng hành động từng tí, từng tí dạy bé những nguyên tắc tối thiểu nhất của cuộc sống, để bé có thể ghi vào đầu như một khuôn mẫu. Khi lớn lên, bé sẽ hiểu được ý nghĩa những điều mà cha mẹ đã dạy. Đúng hơn là có thể bé đã tiếp nhận nó vào trong cốt cách, máu thịt của mình và ý thức nó, thực hiện nó một cách tự nhiên, vô điều kiện, không nghi ngờ.

Khuôn mẫu cách suy nghĩ, cách sống được trang bị từ thời ấu thơ này sẽ đi theo bé suốt cuộc đời, tạo ra khác biệt về nền tảng giáo dục, giúp cho cuộc đời của bé trở nên phong phú, ý nghĩa hơn.

7. Nếu bỏ lỡ thời kỳ ấu thơ thì sau này bản thân đứa trẻ cố gắng bao nhiêu đi nữa cũng bộc lộ những khác biệt về “nền tảng giáo dục”

Phần trước tôi đã khẳng định “nền tảng giáo dục” là khuôn mẫu cách sống được trang bị từ thời thơ ấu. Chắc sẽ có một số người phản bác lại và cho rằng “Không phải như thế. Quy tắc cơ bản của con người là thứ mà sau này cùng với quá trình trưởng thành sẽ được học và lúc đấy mới hình thành”. Thực ra, ban đầu, bản th}n tôi. cũng nghĩ vậy. Thế nhưng, lớn lên mới học ngoại ngữ sẽ có sự khác biệt rõ rệt so với việc từ khi sinh ra đã được nghe và lớn lên cùng ngôn ngữ đó. Việc dạy các quy tắc trong cuộc sống cũng như vậy.

Quả thật, giữa việc lớn lên phải cố gắng để nhớ mà vận vào người và việc từ lúc sinh ra, khi tâm hồn chưa định hình, đã được dạy đi dạy lại nhiều lần thì rõ ràng sẽ xuất hiện sự khác biệt. Suy nghĩ theo hướng ấy và nhìn lại các sự việc trong cuộc sống sẽ thấy có vô vàn ví dụ thực tế chứng minh cho kết luận này.

Ví dụ điển hình nhất là vấn đề mà dường như người Nhật ngày nay đã bẵng quên lâu lắm rồi là “tâm linh tín ngưỡng”. Tôi nghĩ cách cư xử biết nghĩ đến người khác, thái độ khiêm nhường, tôn kính trong tâm linh tín ngưỡng chắc chắn là có ích khi nghĩ đến những nguyên tắc sống cơ bản của con người.

Làm một phép so sánh giữa người từ lúc sinh ra trong cuộc sống mỗi ngày nghe những lời cầu nguyện, học được từ trong thái độ sinh hoạt hàng ngày của cha mẹ, người thân với những người khi đã lớn lên tự bản thân giác ngộ, vừa băn khoăn vừa trang bị cho mình thì dù có chung một tín ngưỡng đi nữa liệu có sự khác biệt nào không? Chính vì thế, mỗi lần gặp người nước ngoài, trong tôi đều hiện lên băn khoăn, thắc mắc này. Quả đúng như tôi nghĩ. Nếu có cha mẹ là những người có tín ngưỡng tuyệt vời, từ lúc sinh ra đã được lớn lên trong bầu không khí tôn giáo tốt đẹp, thì trong cuộc sống đời thường dù không ý thức, họ vẫn tự nhiên có thái độ khiêm tốn và biết nghĩ cho người khác. Ngoài ra, thái độ sống được hình thành từ thuở ấu thơ này cũng thường bộc lộ ra trong hành động rất bình tĩnh ngay cả khi cấp bách hoặc ở ranh giới giữa sự sống và cái chết như trong phim Titanic. Ngược lại, t}m linh tín ngưỡng mà lớn lên mới hình thành, thì dường như dù thế nào cũng không cởi bỏ được những cái mang tính quan niệm. Không chỉ t}m linh tín ngưỡng, mà “nền tảng giáo dục” cũng không phải là thứ có thể trau dồi một sớm một chiều được. Theo lời giảng viên đánh giá trường Đại họe Jochi – Nhà tâm lý học lâm sàng Shimoyama Tokuji, có một thực tế kỳ lạ là so với những người từ bé đã lớn lên trong môi trường giáo dục tốt thì số những người lớn lên rồi cố gắng nỗ lực để học hỏi, cũng có một số vô cùng lỗi lạc nhưng cũng có một số kiểu gì cũng có vấn đề về mặt nhân cách. Mỗi lần chứng kiến có những người nếm đủ chua ngọt cuộc đời rồi nhưng vẫn sailầm đi chệch lối, làm những việc đáng tiếc, tôi đều không khỏi nghĩ rằng: “Hóa ra dù có tài giỏi như thế, hiểu biết như thế, từng trải như thế, nhưng đúng là ngay chính bản thân người đó vẫn có vấn đề mà chính họ cũng không nhận ra”.

Để tránh hiểu nhầm, tôi nói luôn, sự phong phú của “nền tảng giáo dục” ở đây không phải là thứ có được chỉ nhờ sự phong phú về mặt vật chất. Mặt kh{c, nó cũng không liên quan tới vấn đề giai cấp như thượng lưu, trung lưu của thời xưa. Sự khác biệt về chủng tộc, địa vị xã hội hay nghề nghiệp bố mẹ cũng không phải là yếu tố mang tính quyết định. Hơn nữa, nếu nói liên quan đến ví dụ tôi nêu ra hồi nãy, đừng hiểu lầm là cứ gia nhập vào một tín ngưỡng đặc biệt nào đấy thì việc giáo dục con cái sẽ trở nên hoàn hảo. Giả dụ nếu đúng như vậy thì ở các nước nơi mà phần lớn các gia đình đều theo một tín ngưỡng nào đó đ{ng ra phải có nhiều nhân tài kiệt xuất hơn nữa, và có thể giải quyết các vấn đề phức tạp mà không cần phải dùng đến phương thức chiến tranh rồi.

Giả dụ có mang tín ngưỡng hay văn hóa tốt đẹp thế nào đi nữa, nhưng nếu thời ấu thơ, đặc biệt thời kỳ trước 3 tuổi, cha mẹ không quan tâm bồi đắp đầy đủ thì cũng coi như lãng phí một báu vật mà thôi. Có lẽ, sở dĩ cuốn “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” mà tôi ra mắt lần trước được đón nhận ở các nước phương Tây còn mạnh mẽ hơn ở Nhật cũng vì các nước đó khá coi trọng vấn đề bị dậm chân trong giáo dục tín ngưỡng và tài năng theo phương ph{p từ trước tới nay.

Giáo dục tín ngưỡng thực chất là giáo dục con người. Thế nhưng nhìn vào các cuộc bạo động của xã hội châu Âu những năm trước ta thấy nó đang dần mất đi sức mạnh của mình. Nguyên nhân là ở đâu? Có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng có lẽ họ tìm thấy trong chủ trương giáo dục trẻ trước 3 tuổi của tôi một cách giải quyết vấn đề chăng? Đồng thời, điều này cũng ám chỉ đến sự bế tắc trong phương pháp giáo dục mà chỉ bắt đầu khi trẻ đã ở độ tuổi để hiểu được lý lẽ chăng?

Giả dụ cố gắng luyện rèn để trang bị những kỹ năng sống cơ bản của con người đi chăng nữa, nhưng như tôi đã trình bày từ nãy đến giờ, kiểu gì cũng sẽ có sự sai khác so với “nền tảng giáo dục” mà ngấm vào xương thịt từ bé.

8. Trẻ cảm nhận được nhiều hơn người lớn tưởng

Ở trên tôi đã trình bày, các ông bố bà mẹ hãy mang lại cho trẻ nhỏ càng nhiều kích thích có lợi càng tốt. Vậy ngoài những thứ người lớn bày dạy một cách có chủ đích thì trẻ chẳng lẽ không tự tiếp thu vào đầu cái gì khác hay sao? Tất nhiên, không phải thế. Thực tế là trẻ nhạy cảm với tất cả mọi tác động của cuộc sống, người lớn chỉ lơ đễnh chút thôi là trẻ cũng đã cho vào đầu kể cả những thứ trái ngược với những chủ đích người lớn muốn.

Câu chuyện này tôi nghe từ anh Shimoyama Tokuji – chuyên gia tâm lý học lâm sàng mà tôi có nhắc đến ở phầntrước. Một bà mẹ có đứa con gái 3 tuổi, bà có thai lần nữa và bị sảy thai. Tất nhiên, nói chuyện đó với em bé 3 tuổi thì bé cũng chưa hiểu được, nên hai vợ chồng bà định làm ra vẻ như không có chuyện gì. Không ngờ cô bé lại nhớ khái niệm phức tạp đáng sợ là cái chết, và rất lâu sau cha mẹ bé phải cố gắng rất nhiều mới làm bé quên đi được điều đó.

Chắc chắn là dù không nói ra thành lời nhưng trong thái độ của bố mẹ hoặc đã để lộ sự sợ hãi, lo lắng, bất an khi mầm sống mới nhú bị mất đi. Hoặc do qu{ lo nghĩ mà trở nên cáu kỉnh, khó chịu, không để ý đến sự có mặt của cô bé. Nhưng dù gì đi nữa, thì trong đầu cô bé nhỏ tuổi hình ảnh một em bé bị mất đi đã in sâu vào và trở thành một câu chuyện vô cùng đ{ng sợ.

Tôi cũng biết đến một người vẫn còn nhớ như in chuyện nhà bên cạnh bị cháy mà mình chứng kiến lúc 8 tháng tuổi. Anh ấy cũng nói vẫn còn nhớ cả chuyện người em chào đời khi anh ấy mới hơn một tuổi. Đôi khi có trường hợp là do ảo giác, do lẫn cả thông tin nghe được bố mẹ kể lại cộng với ký ức của bản thân. Tuy nhiên, trường hợp của người này không phải như vậy.

Ngày xưa, ông Tanaka Kakuei có kể ông có một ấn tượng rất mạnh mẽ khi còn bé đã từng nhìn thấy hình ảnh một ông sư có thân thế cao quý mặc bộ đồ cà sa màu vàng được căng trên một chiếc kiệu đi ngang qua. Khi ông hỏi lại mẹ thì mẹ bảo đó là chuyện xảy ra khi ông mới 2 tuổi, làm gì có chuyện ông vẫn còn nhớ được. Nhưng đúng câuchuyện của ông Tanaka là có thật. Đây cũng không phải là câu chuyện mà một chính trị gia Tanaka ham thích quyền uy của những năm sau này bịa ra. Mỗi lần biết thêm được câu chuyện như vậy tôi đều không khỏi ngạc nhiên khi nghĩ rằng, thực ra trẻ có thể cảm nhận được nhiều hơn người lớn tưởng. Do đó, bạn đừng bao giờ có quan niệm sai lầm là “trẻ con chưa biết gì”. Đúng hơn, dù con trẻ có cười một cách ngây thơ chưa biết gì đi nữa, người mẹ khi tiếp xúc với bé phải luôn tự nhắc nhở mình rằng tất cả mọi hành động, mọi vấn đề, hay tất cả mọi trạng thái tâm lý của các thành viên trong gia đình bé đều cảm nhận được thông qua “bầu không khí”.

9. Trước 3 tuổi, dạy dỗ nghiêm khắc đến đâu cũng không để lại ảnh hưởng xấu

Cảnh các cô, cậu bé 2-3 tuổi mè nheo đòi bố mẹ mua đồ chơi ở quầy bán đồ chơi của các cửa hàng bách hoá là hình ảnh không hiếm gặp. Và không ít mẹ sau khi dừng lại nhìn con mè nheo như vậy một hồi đã phải bực mình mà thỏa hiệp mua đồ chơi cho con. Mỗi lần chứng kiến cảnh đó, tôi đều muốn lên tiếng bảo những người mẹ ấy rằng “đầu hàng bé như thế không được đâu”. Tuy nhiên, tôi biết họ sẽ phản bác lại rằng, nó mới 2-3 tuổi, có giải thích cũng đâu có hiểu, đợi nó lớn hơn chút nữa đã. 2-3 tuổi thì nuông chiều; đến khi bé được 4 tuổi trở đi đã có cá tính riêng thì mới bắt đầu nghiêm khắc là cách suy nghĩ chung của các bà mẹ Nhật hiện nay. Nhưng nếu khi bé mới 2-3 tuổi khôngnghiêm khắc dạy dỗ thì sau đó dù bố mẹ nghiêm khắc thế nào cũng sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Kết quả là, dù đã là sinh viên, đã là người đi làm rồi chăng nữa vẫn không xoá được thói quen nài nỉ, mè nheo khi yêu cầu của mình không được đáp ứng.

“Dạy” là trang bị cho bản thân bé những cái có hình dạng, khuôn khổ. Nếu xây được cái khuôn đó trong thời kỳ khuôn mẫu thì hiệu quả càng cao. Chính vì bé vẫn chưa hiểu được những khái niệm phức tạp như đạo đức, nhân văn… nên lại càng cần phải nghiêm khắc dạy để nó để lại hình dạng cụ thể. Đôi khi cũng phải dùng đốn roi vọt để phạt bé. Nhưng mấu chốt quan trọng là liệu người mẹ có d{m dũng cảm ra tay, để hình dạng tốt sẽ được hình thành trong bé.

Có nhiều bà mẹ lo lắng rằng con mới 2-3 tuổi mà nghiêm khắc quá sẽ để lại ảnh hưởng xấu cho bé. Nhưng đúng ra nếu còn bé chưa được dạy dỗ gì, mà từ 4 tuổi đột nhiên trở nên nghiêm khắc với bé, sẽ dẫn đến kết quả xấu là khiến bé có cảm gi{c không tin tưởng mẹ nữa.

Hoàng hậu Michiko Kogo – một người rất quan tâm đến giáo dục trẻ tuổi thơ ấu, đã dạy dỗ rất nghiêm khắc ba người con của mình, mà đầu tiên phải kể đến là thái tử điện hạ. Theo lời quản gia cũ của Hoàng thất – ông Hamano Minoru – người đã từng dạy dỗ thái tử điện hạ, giữa ông và hoàng hậu có giao ước “khi nào thái tử điện hạ hư thì ông được phép đ{nh đòn”.

Trên thực tế, cho đến trước khi thái tử 3 tuổi ông đã từng tét đít thái tử. Lúc đó dù thái tử khóc ăn vạ đi nữa thì Thiên hoàng và Hoàng hậu có mặt ở đó cũng tuyệt nhiên không can thiệp và hỏi lý do tại sao ông đ{nh mà chờ sau đó mới hỏi. Sau này khi thái tử trưởng thành người ta hỏi lại thái tử đều không nhớ chút gì về những việc đã xảy ra hồi thơ bé. Rất hi vọng trong quá trình nuôi dạy con, các bà mẹ sẽ noi gương Hoàng hậu với tư cách là một người mẹ, giai đoạn cần nghiêm khắc thì sẽ nghiêm khắc với con.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.