NHÂN SÂM CAO LY
(KOREA GINSENG)
Đọc thêm các tên khác:
- Bạch điều sâm 2. Triều tiên sâm
- Hàn quốc sâm 4. Bách tế sâm 5. Hồng sâm
- Bạch sâm 7. Biệt trực sâm
Tính chất:
hơi ôn, vị cam, không độc.
Công hiệu:
Chữa được người tâm phúc máy động vì trong ruột dạ dày có hơi lạnh đầy lồng ngực, đau bụng hoặc loạn thổ tả.
Tính nó điều trung chỉ khát, thông được huyết mạch, phá được tích rắn chác lại làm cho người ta khỏi quên.
Sâm Cao ly có hai thứ, sâm mọc tự nhiên, và thư sàm người ta trồng.
Sâm Cao ly thứ mọc tự nhiên thì rất hiếm, không mấy khi gặp được, thứ sâm này người ta tìm thấy ở những dãy núi trũng nhạc, Hán Noa, Kim Cương, Xuân Xuyên có củ to và dài đến hàng thước, đầu nó to đến một hai phân tây, khắp ngoài da mình có nhiều vành ngang gọi là hoành vãn, cứ xem bao nhiêu vành là biết củ sâm ấy đã mọc được bao lâu năm rồi. Vì thư sâm này mọc có khi đã đến hai ba mươi năm rồi mới tìm thấy nên có phần già dặn đầy sức lắm, có củ rất to rất đẹp bán tới mấy trăm ngàn bạc, thứ sâm mọc tự nhiên này phần nhiều những quí phái ở nước họ mới mua được uống nó vào có khi say mệt mấy ngày, khi tỉnh dậy mình mẩy đau nhừ đến hàng tháng mới khỏi, sau rồi khí lực dồi dào thân thể khỏe mạnh thêm lên nhiều lắm.
Còn thứ sâm người ta trồng thì thường đem bán cho ta và cho người Tàu dùng.
Nói về sâm cao ly thứ trồng.
Người ta thường trồng ở hai nơi là Linh Sơn và Tùng Đô. Tùng Đô tức là Khai’ thành về lối Tây Bắc Hán thành, cách chừng sáu mươi hải lý là kinh đô của Cao ly khi xưa ở đây sản xuất sâm bán đi rất nhiều.
Nhân sâm là một loài cây cỏ quí nhất, phần nhiều sinh ra ở trong núi rừng âm u, Nhân sâm thuộc về loài thực vật.
Người xưa dùng Nhân sâm quí như là một vị thần thảo, và coi Nhân sâm như là bởi lình chung tú khí mà sinh ra, vì thấy vị nó ngon mà sức mạnh làm cho tỉnh ngưòi.
Nhân sâm sản xuất ra ở nước Trung Hoa, nước Cao Ly, nước Mỹ, nước Nhật Bản, nước Việt Nam ta cũng có, nhưng tên nó thường lại gọi khác đi, như sâm Cao Ly, sâm Hoa Kỳ, sâm Việt Nam thì gọi là Bố chính sâm, vì theo thổ ngoi thổ sản, theo khí vị của nó, đại để dũng cũng như Nhân sâm, nhưng củng hơi khác một chút, sâm Bố chính có nói riêng.
Theo sách Phạm thiên lư Tùng lục nói rằng:
“Nhân sâm phần nhiều sinh ra ở nhũng chỗ đất thấp có mầu, thấm nhuận nhiều chất hậu cho nên nó bẩm thụ được cái khí thuộc âm, chứ nó không như các loài cây cỏ khác, khi mói sinh ra phải có ánh sáng mặt trời dưong khí, nhờ có khí ấy mới sinh phát nẩy nở tươi tốt lên được, nhưng khi chế phơi nắng thì hư hết, có khi nó chỉ sinh sản ở nhũng chỗ núi sâu rừng thẳm hiểm trở ở trong thung lũng, thì nó càng tốt, vì tính nó nhờ ở những chỗ khí nhuần thắm ẩm ướt, dễ sinh sống sản xuất ra nhiều, giống này sản xuất ra từng khu vực ở những chỗ thế núi cực kỳ hiểm tuấn, chu vi kể hàng mấy nghìn dặm, nó hay sinh ra ở chỗ nham sơn đại nguyên, nhất là ở những chỗ có sông vòng quanh khuất khúc cây cỏ um tùm bao la sầm uất, núi non rậm rạp, ở những chỗ mà ban sáng sớm trông ra chỉ thấy dầy đặc những sương mù khói tỏa, quanh năm hầu như ít trông thấy ánh sáng mặt tròi chiếu rõ, chỉ thấy những cảnh gió lạnh thấu xương, quanh năm băng tuyết lù mũ, không mấy khi mà tan hết được gió sương tuyết lạnh.
Theo như Dược vật Du kỳ lục.
Nhân sâm tính chất khí hơi hàn vị ngọt không độc.
Công hiệu Nhân sâm chữa được nhứng người trái tim suy yếu, hay là những người bị thần kinh khủng hoảng hư hao, thần hồn không vững chắc, tiêu hóa không được lưu thông. Nó là một vị thuốc duy nhất về thuốc bổ, vì nó đại bổ cho nguyên khí, và giúp ích cho tinh thần, làm cho nảy nở được sinh lực nó làm ra được tân dịch nhiĩng người ốm lâu nguyên khí hư hao gầy còm ốm yếu, dùng nó đã đành là tốt nhưng những người sau khi bệnh đã hết rồi, muốn mau khôi phục lại sức, tất nhiên phải nên dũng nó, vì nó vào vị thời giúp vị kinh, giúp phần tiêu hóa, bổ thêm cho nước mầu, tiếp sức tiến của mạch máu, làm cho tân dịch dồi dào, để cho huyết cầu sinh sản, làm cho tinh thần mạnh mẽ tăng gia sức lực, nhẹ nhàng thân thể, Cling cáp gân xương. Phàm những chứng phế nuy, thần kinh suy yếu, những người âm nuy hay là chứng di tinh, cùng là những người già yếu ít huyết, thận suy, tử cung bệnh lãnh. Nói tóm lại mọi chứng khí lực hư hao thận kinh suy yếu, chóng mặt quay cuồng. Dũng được nó nhiều, công hiệu không tả xiết.
Nhưng không biết cách sử đụng cho đúng chỗ, thì Nhân sâm dẫu tốt cũng không phải dễ mà dùng được đâu, có khi dùng nó lâu ngày hoặc dũng nó quá nhiều có thể sinh ra chứng nhức đầu, hay là chứng nặng đầu, chứng phiền nhiễu đầu não, chứng găng mạch máu, chứng đại tiện bí khó đi, chứng dạ dày vơ vẩn, có khỉ làm cho người ta không muốn ăn, mà không ăn được là sinh nhọc, đó là những điều cần phải biết.
Chú trị của Nhân sâm bổ được 5 tạng, thanh sảng được tinh thần, định được hồn phách, làm cho khỏi được chứng kinh qui tính hay run sợ, trừ được tà khí (hơi xấu) sáng được tai mắt, khai sáng được tâm, ích cho lý trí, sống lâu thêm tuổi thọ nó lại chửa được chứng ở trong tâm phúc đau to như cái trống, hay là chứng hoắc loạn thổ nghịch. Tính nó điều hòa được trung nguyên, làm cho khỏi khát, thông lợi được huyết mạch, làm cho người ta không hay quên.
Trải nhiều thời đại các bậc danh sư đã từng khảo nghiệm và phê bình về vị Nhân sâm như sau:
Thời Tam quốc ông Hoa Đà viết trong sách Trung Tàng – Kinh luận bàn về tính cách của vị Nhân sâm.
Dùng Nhân sâm cùng vói Trác bách diệp, Kinh giói tuệ, sao cháy đều làm ra bột, hòa vào với Phi la miến làm hồ mà viên chữa được chứng khí huyết đi liều đi bậy không phải lối của nó, hay là vì tâm phế mạch bị phá, đến nỗi miệng mũi đều ra huyết, chảy xối xả như vòi cau, dùng bài này linh nghiệm như thần.
Thời nhà Đường ông Nhân Quyền nói trong sách Dược tính bản thảo bàn như sau:
Nhân sâm nó có thể bổ được những người đã vì những chứng ngũ lao, thất thương, hao tổn, hoặc là chứng hư lao mà có đờm nhiều, nó có thể làm cho người ta khỏi được những chứng nôn ọe úa thổ, bởi vì nó có thể bổ được cả lục phủ ngũ tạng, gìn giữ được khí hóa ở trung nguyên, giữ yên được thần xá, tiêu tan được đờm rãi ở trong lòng ngực, chữa được chứng phế nuy, chứng kinh giản tất cả mọi chứng thương hàn, chứng lơ lửng ăn không được, tất cả mọi chứng về bệnh mộng ảo phân vân. Thòi nhà Đường ông Lý Hành nói trong sách Hải Dược Bản Thảo như sau.
Nhân sâm nó có tính cách đặc biệt là tính làm cho người ta khỏi được chứng phiền khát.
Thời nhà Tống ông Tô Tụng nói trong sách Gia hựu đồ Kinh Bản Thảo như sau.
Người ta muốn thử sức khả năng cúa Nhân sâm, thì thử khiến hai người cũng chạy vói nhau trên con đường 5 nghìn dặm, một người thì ngậm củ Nhân sâm, còn một người không ngậm chi cả cứ thế chạy thi, thì người không ngậm Nhân sâm tất nhiên phải thở ồ ồ như bò nhọc thở, còn người ngậm Nhân sâm thì chỉ thấy hơi thở như thường, thì đủ biết nó tốt hay là thứ xấu, và luôn thể cũng để cho người ta biết sức của Nhân sâm hay dường nào?
Thời nhà Tống các danh y nước Trung Hoa và nước Nhật Bản khảo cứu, trong sách bản thảo như sau:
Nhân sâm tính nó có khả năng tiến thực khai vị, điều hòa được trung nguyên, thông được khí bì, lại sát được những thứ độc của các thứ thuốc Kim thạch có độc.
Thời nhà Tống ông Trần Tự Minh viết trong sách Sản Luận Tập rằng.
Dũng Nhân sâm củng với Thạch xương, Bồ thạch Liên nhục chữa được chứng, sau khi sinh nở rồi tự nhiên không nói năng gì được nữa dùng nó rất hay.
Đời nhà Kim ông Trương Nguyên Tố nói trong sách Trân châu cẩm nang bàn rằng:
Nhân sâm chữa được phế, vị, hai kinh dương khí không đủ, phê khí hư làm ra thở gấp, thở hơi ngắn quá, hay là ít hơi, tính nó bổ được trung nguyên, ấm áp cho trung khí tả, được tâm phế tỳ vị, có hỏa tà, tính nó hay làm cho khỏi khát, bởi vì tính nó hay làm cho ngưòi ta sinh sôi tân dịch.
Thòi nhà Nguyên ông Vương Hiếu cổ nói trong sách Thanh dịch bản thảo rằng:
Nhân sâm bổ được năm tạng là bổ vào dương phần, mà Sa sâm cũng bổ năm tạng là bổ vào âm phần. Dẫu nói rằng nó bổ được cả năm tạng đấy nhưng mỗi khi dũng để chxĩa một tạng nào cũng phải nên mượn sức dẫn, nghĩa là phải có những vị thuốc thuộc về tạng đó, đã làm tá sứ thì công hiệu mới hay.
Thời nhà Nguyên ông Lý Đông Viên nói trong sách Dụng dược Pháp tượng có bàn về vị Nhân sâm như sau
Nhân sâm bổ phế, bổ trung nguyên khí, nếu đã bổ được cho phê’ vượng rồi, thì chắc 4 tạng kia, cũng nhân đấy đều vượng, nếu các tạng đã vượng rồi, thì tinh khí tự nhiên sinh ra, mà hình thể cũng theo đó mà thịnh rồi tinh thần sáng sủa. Bởi vi thế là chú mọi khí vậy.
Ông Trương Trọng Cảnh lập phép chữa bệnh cho người ta rất thánh, những người bệnh đâ phát hãn rồi, bởi mình nóng quá, cho nên hại huyết, mạch đi trầm trì, hoặc là những người đi lị mà mình mát, mạch đi vi, bởi vì khí huyết đã hư hao quá, thì thảy đều phải gia Nhân sâm. Người xưa chữa bệnh huyết thoát rồi muốn làm ích khí, vì khỉ có thịnh thi mới giữ được huyết, mà bổ khí thì phải dùng Nhân sâm. Nếu phải la người hư, thì cáng nên dùng thêm Nhân sâm nữa câng hay.
Thời nhà Minh ông Lý Thời Trân nói trong sách ưcmg mục bản thảo bàn về vị Nhân sâm rằng:
Phàm chửa nhũng người đàn ông, hay đàn bà nhất thiết mọi chứng hư phát ra nóng, tự nhiên nó ra mồ hôi, chóng mặt váng vất nhức đầu, phiên vị, (lộn mề) ăn thức gì thổ ra thức nấy, sốt rét có báng tích, hay là bị chứng hoạt tả đi tháo chảy, hay là chứng đi lị đã lâu, mà tiểu tiện lại đi luôn, cúng là người bị chúng lâm lịch đi đái rắt, thân thể mỏi mệt, chúng nội thưong trúng phong, trúng thử, chứng nuy chứng thổ ra huyết, chứng ho ra huyết, đại tiện ra huyết, đĩ đái són ra huyết, hay là chứng băng huyết chữa người đàn bà mọi chứng thai tiền sản hậu.
Thời nhà Minh ông Trưong Giới Tân nói trong sách Cảnh nhạc toàn thư có bàn về vị Nhân sâm như sau:
Nhửng người đã bị âm hư, đã ý thức rằng, hỏa không thịnh lắm, thi khi, dùng thuốc nên dùng Nhân sâm làm đầu, nếu phải là âm hư mà hỏa cũng hoi thịnh một chút, thì chỉ có thể dùng Nhân sám làm tá sư thi mới ổn, nhược bằng âm hư mà hỏa lại rất thịnh thì thật là phải kiêng, không thể nào dùng Nhân sâm được nửa, mà chỉ nên dùng nhửng vị dịu ngọt để hợp cùng với các vị thuốc khác, mà làm cho tráng thủy bồ âm, thì ngõ hầu mói tốt, đó là những cái vi diệu phải để tâm mà nhận cho kỹ, là những điều quan hệ phải nghiên cứu cho tinh tường, chứ không có thể nói được rằng mình không biết được.
Ông Lý Sĩ Tài viết trong sách Bảo Thảo Đồ Giải nói rằng:
Nhân sâm là cái chức phận chuyên bổ về phần khí, mà phổi làm chủ mọi khí, là chỗ chứa khí, cho nên một khi đã vào phế kinh, còn nhà phế khí đã vượng, thi tâm can tỳ thận cũng đều nhân đó mà vương cả, cho nên cái công bổ ích của Nhân sâm nó là một thứ cây cỏ đứng đầu trên hết mọi thứ cây cỏ khác vậy. Phàm nhửng người nguyên khi hư hao, ví thể như là trời tói tháng nghiêm đòng, những cái quang cảnh ảm đạm tiêu điều khô khan, lẽ tất nhiên là phải đọi cho đến mùa xuân, dương khí bố đức, thì sau khi đó muôn vật mới có thể phát sinh ra nhiều được vậy.
Nhân sâm là một vị thuốc khí hóa, hợp cùng vói cáo đứe tính xuân sinh của trời đất, cho nên nó có thể làm cho người ta hồi được nguyên khí, ở những nơi không thể biết được. Cứ như ngụ ý của tôi, một khi ở phế có hỏa, xem mạch ở tay bén hưu, chì thấy mạch đi hồng thật, thì chớ nên dùng nó vội. Nếu như bất đắc dĩ phải cần dùng nó, dũng thêm cả thu thạch nửa thì càng tốt, vì răng tính muốn nó hay nhuận ở dưới, vả lại Nhân sâm tính nó rất sợ mặn, bỏi nó sợ muối cho nên dùng nó để mà khiên chế bót đi cũng la ý đó vậy, còn như nhửng chứng thận thủy khuy tổn, bởi vì hư hỏa đưa lên, đó là bởi cái hỏa nó hình khắc phế kim, thì chính là lúc phải dùng Nhân sâm để mà cứu phổi, thì lại bảo kiêng là nghĩa làm sao?
Ông Trần Gia Mô viết trong sách Bản thảo Mông thuyên nói rằng:
– Nhân sâm là một vị thuốc bổ hư, như thế thì những chứng hư hàn dũng nó để bổ thì nhưng chứng hư nhiệt cũng có thể bổ được chứ, vả lại những chứng khí hư nên dùng nó thì những chứng huyết hư cũng có thể dùng nó được chứ có hề chi đâu, nhưng cũng phải nên biết ràng: bởi vì sợ nhưng chứng ám hư hỏa động, ho lao, thổ huyết, hay là bệnh đã lâm nguy, không thể chịu nổi được sức bổ mạnh quá, chứ không phải rằng là nó không thể bổ được đâu như cụ Trướng Trọng Cảnh chữa chúng thất huyết mạch di hư. Há cụ không biết rằng hỏa động hay sao? Mà cụ dùng nó để mà bổ mới là tuyệt diệu, vì rằng khí hư, huyết nhược, bổ khí thì huyết nó tự sinh ra, hon thế nữa âm sinh ra được là cũng bỏi tại dương, vì Nhân sâm nó hay sinh ra huyết. Ngày xưa ông Cát Khả Cửu chữa chứng laọ sái thổ ra huyết nhiều quá. Há ông không biết răng bởi vì hỏa nó đưa huyết lên như thế mà ông dùng độc một vị Nhân sâm, sắc đặc lấy nước mà uống gọi là độc sâm thang.
Bởi ông tin chác ở lẽ rằng: hễ huyết đã thoát thì phải làm cho ích khí đã.
Ông Chu Đan Khê chửa chứng ho lao. Hỏa thịnh nó làm ra tà. ông dũng bài Quỳnh ngọc cao làm đầu, hoặc dùng một mình vị ấy mà nấu cũng gọi là Nhân sâm cao, thế mà uống nó rồi sau phế hỏa củng khỏi, mà chúng ho bớt dần dần như thế thì chứng hư hỏa cần phải dùng nó để bổ đã thật là minh nghiệm vậy.
Theo sách ngày xưa nói rằng.
Một chúng đau thì không nên dũng sâm kỳ vội, đấy cũng là nói gồm cả những chứng bạo bệnh, hay là những chứng khí thật thì mới nói như thế thôi, còn những chứng bệnh đã lâu, khí đã hư mà đau thì không cứ gì phải câu nệ những điều ấy, mà không dám dùng Nhân sâm vậy. Ông Đông Viên dung bài Trị trung thang thường dùng Sâm và Can khương chữa chứng đau bụng thổ nghịch, ông nói rằng, bỏi vì ở trong nó hư, cho nên nó sinh ra đau, nghĩa là mình cần phải đem bủ vào nhửng chỗ không đủ ấy.
Những người béo tráng thì nên dũng nó nhiều, nhửng người da xanh hoặc là vàng khè thì nên dùng nó ít thôi.
Ông Chu Đan Khê nói rằng:
Bời vì những người béo mập hay da trắng là những người khí hư, những người nào xanh và đen phần nhiều là những người khí thật, nhưng cần nhất phải khảo cứu, kỹ trong y án cho tỏ tường cũng có khi người hư mà sắc xanh, cũng phải dùng nó nhiều, nghĩa là ở đời việc gì cũng vậy, có khi phải giữ đạo thường, mà cũng có lúc phải theo vói biến.
Ông Chu Đan Khê chữa chứng ngoại cảm gần đến nội thương như là chứng khí hư nóng lắm, thì phải dùng nó cúng với Hoàng kỳ, nhờ nó để giữ cho được cái chính khí vững, nhưng sợ tính nó chậm, chẳng có thể nhanh chóng được thì phải thêm một chút Phụ tử mượn cho cái sức nó mạnh mẽ, dùng để giúp cho nó thành công, vi thế cho nên cần phải biết rằng: Hỏa cũng với nguyên khí, thế của hai thứ đó, nó không thể cùng nhau lưỡng lập được, thế nào cũng có một đàng thẳng, thì một cái chịu. Thế cho nên mới dũng theo lối khuông phù thì mói ổn.
Sách nội kinh nói rằng:
Nếu tà nó đã xâm nhập vào khí, thì chính cũng phải hư hao:
Thời nhà Minh ông Nghê Chu Mô viết trong sách Bản thảo Vận ngôn nói về vị Nhân sâm như sau.
Dùng Nhân sâm cùng với Mạch Môn Đông, Hoàng kỳ, Bạch thược, Tạo giáp Thích, Nhục quế, Xuyên Son Giáp, thì có thể chửa được chứng lên đậu mụn không hồng hoạt, sắc nhàn nhạt như mùi tro, khô khao không giươmg được, rất là thần hiệu.
Đời nhà Minh ông Tiết Lập Trai viết trong sách Tiết Thị Y Thứ có 16 quyển nói về vị Nhân sâm 4 quyển.
Quyển thứ nhất nói rằng: Nhân sâm là một phẩm vật rất quí, người ta chỉ sợ uống nó thì đầy, cho nên thường thường không ai dám dùng nó. Vì rằng họ không hiểu, chứ thực ra nó lại giúp cho sự úng trệ, bởi nó không thông đi được, nhưng uống được nhiều thì nó khai thác tuyên thông không còn chỗ nào là đọng trệ được cả. Quyển thứ nhì nói rằng: Nhân sâm chảng những vào phế kinh, mà nó lại còn giúp cho phế khí chuyển vận để cho được thông kinh hoạt huyết. Nhân sâm là một vị thuốc bổ khí ở trong.
Theo trong sách Bản Thảo Bổ Di đã nói rằng vào huyết phần rồi nó vào thú thái âm, mà lại hay bổ cho cả âm hỏa, đó cũng là ý ấy vậy.
Quyển thứ ba nói về Nhân sâm rằng: Nhân sâm là một dược phẩm rất quí, cổ phương dùng cả nó làm vào với những vị thuốc giải tán. Cùng là những vị thuốc phát biểu, trong đó dũng nó cũng nhiều, đó cũng là lấy cái ý nó thông kinh mà phát biểu vậy.
Quyển thứ tư nói về Nhân sâm rằng: Nhân sâm nếu đem cho nó vào cơ đội vận dụng, thi tính nó hơi chậm, nhưng dũng vào những tể thuốc bổ ích thì công hiệu lại hơn, có điều là phải cẩn thận mà nhận định mà phân biệt, những chứng hư hỏa, thì có thể dũng nó được, nếu là chứng thật hỏa thì khó mà biết được cách dũng nó cho hợp được đấy, khó là khó ở chỗ đó, nhưng chỉ cán căn cứ vào, chính cái tính nó cam cho nên nó hay sinh được huyết ra, vì thế cho nên mới nói rằng chính nó có công thông kinh hoạt huyết ý tứ là ở chỗ đó.
Đời nhà Minh ông Cù Hi Ung viết trong sách bản thảo kinh sơ nói về vị Nhân sâm như sau:
Tính chất của Nhân sâm bởi vì nó bẩm thụ được cái khí thanh đương ở trong đất, chịu được những khí xuân thăng của thiếu dương luật lệnh mà sinh ra nó, cho nên cái vị của nó cam mà chỉ hơi hàn, lại không có gì là độc cả, khí vị của nó đều nhau không có cái gì nặng nhẹ quá, tính nó thăng nhiều hơn giáng.
Theo sách Thần nông bản tháo thì nó mới là hơi hàn.
Theo sách Thái dược biệt lục bản thảo của ông Đồng quân hơi âm ấm. Hai nghĩa ấy đời chưa mấy ai mà giải được. Vì rằng nói theo cái nghĩa vi hàn thi cái đó là cái khí mùa xuân, nó còn hơi lạnh, mà nói theo cái nghĩa vi ôn cũng là cái khí mùa xuân nó đâ hơi âm ấm vá lại theo sách Thần nông bản thảo; thì nói theo tính cách sở bẩm trực chỉ, cho nên nói là vi hàn, mà theo sách Thái dược biệt lục thì nói gồm theo cách công dụng, cho nên nói là vi ôn, mà đã nói là vi tức là hơi hàn, thì chắc lạnh không lạnh lắm, tất nhiên cũng gần đến chỗ ôn rồi vậy, đã nói là vi ôn chác cũng không ôn lắm, thời cũng có thể gần gũi với chỗ VI hàn, nền nói là vi hàn hay ôn là truyện đã hẳn rồi, đàng này chỉ nói vi thôi thì dẫu có phân tích để cho nó có phân biệt thôi, nhưng cũng chẳng đến nỗi xa nhau là mấy, mà chủ trị thì chính là bổ 5 tạng. Bởi vì tạng dẫu là 5 tạng nhưng nói cho đến chỗ sinh khí, chỗ lưu thông thì chỉ là một vậy. Nếu nó đâ làm cho bổ ích được chân khí thì 5 tạng đều đã đựợc bổ cả rồi. Tính cách của nó nói cho ngay thì nó có thể yên tinh thần, định được hồn phách, khỏi được chứng run sợ, khai thông được tâm khiếu, mở mang cho trí thức “duyên do chính cái nghĩa của nó thì gốc ở đâu? Tâm là như cái nhà để cho mình cậy, gan là cái căn cứ để cho hồn yên, phổi là như cái trụ để cho phách đậu, thận chứa tinh để nuôi chí khí, tỳ chứa ý và trí khôn, đó là như thế đó, cho nên nói đến tâm thận đã hư thì tinh thần không yên được vậy, gan và phổi đã hư thì hồn phách không định được vậy.
Người ta phát ra chứng bệnh run sợ là bởi tâm tỳ hai kinh nó làm ra bệnh vậy.
Tâm tỳ đã hư tất nhiên, nó sinh ra những tính sợ hãi kinh hoàng, mơ hồ rồi hốt hoảng run sợ, nếu cái khí của tâm tỳ mà chắc chắn, thì tâm khiếu lưu thông, càng nghĩ thì trí khôn lại càng sáng suốt mãi ra. Hoặc có khi bởi vì tà khí quá mạnh, đến nỗi nó xâm nhập vào tạng phủ, đã làm cho nó không ra thì cũng chẳng khác gì là cái chân khí của mình hư kém không có sức mạnh để đánh đuổi tà ra được, cho nên mới lưu liên ở đó rồi nó cứ luẩn quẩn không giải tán ra được. Băng như nay mình dùng được thuốc bổ chính là để bổ lấy chân nguyên, cho nó đầy đủ, khi đã đầy đủ được rồi thi tự nhiên tà không còn có chỗ đứng được nữa, tất nhiên nó phải tiêu tan, lý thế nó như thế, chứ chẳng có gì là lạ, cái đó cũng ví như đạo người quân tử đã thịnh thòi tiểu nhân tất phải lui ngay, có khó gì đâu, chỉ vi chính đạo không hay, cho nên tiểu nhân dễ thê lan tràn quấy rối. Trong con người ta cũng vậy, nếu đến nỗi khi có khí lạnh ở trong trường vị cũng hon, nếu dương hồi được thì không còn chứng lạnh nào nửa. Đến như những khi tám phúc lam ra đau, là bởi tâm tỳ hư yếu, cho nên nó mói làm ra như thế, nếu bây giờ hai tạng ấy được sự giúp đỡ, được sự bổ dưỡng khỏe mạnh thì còn đâu là đâu ây những ý nghĩa cao sâu. Trong lúc học hỏi cũng như là lúc để tâm mà suy nghĩ mà khám phá ra được, cái ý thức của mọi bệnh cần hiểu cho rành rẽ mạch lạc uyên nguyên, thì ích lợi biết dường nào.
Sách nội kinh nói rằng:
Phàm những chứng tâm phúc bị đau cần phải phân biệt hư thực, hễ ấn bóp được thì là hư, sợ không cho ân bóp ấy là thật, nên gặp trường hợp thấy bệnh sợ không cho ấn bóp thi chớ dùng sâm. Cũng có khi lồng ngực đầy ư bời VI khí không quí nguyên, nếu được bổ thi khí thật lại, mà qui nguyên được vậy.
Bởi vi tỳ vị đều hư, thì những thực vật đình trệ, là tà nó khách ở đó, cho nên chưng hoắc loạn thổ ngược, mà khi bố giúp cho nguyên khí cho tỳ vị, thì cả hai chứng đều hết cả, điều trung tức là bổ tỳ trị trung tiêu. Sớ dĩ những người mà có chứng tiêu khát là bới tân dịch không đú thù ứng, một khi đã làm cho khí hồi thì tân dịch nó sẽ sinh ra, thi còn khát đâu nửa, như muôn thông lợi cho huyết mạch bởi vi huyết mạch nó không tự đi, cho nên phái làm cho khí nó mạnh lên, thì nó phải đi, cho nên nói rằng, phàm những chứng muốn thông hành huyết mạch, phá được những chồ đình trệ, rắn chắc, cũng chỉ vì chân khí không đù, thì không hay lưu thông mạnh mẽ được, cứ như thế hoài thì càng ngày càng thêm tích lũy, rồi sẽ thành ra rán chắc, thí dụ: như cái máy xay không đù sức thi không chuyển vận được, không chuyển vận tất sẽ sinh ra đình trệ, tích lũy vậy.
Ty chỉ chuyển vận tiêu hóa, tất nhiên khí của chán dương tuần hoàn quanh khắp, cho nên hỗ tỳ mạnh thì hay tiêu hóa, luân chuyển được thi làm gì còn có tích rắn chắc nào mà tự nó không xoay chuyển mai xát đi cho hết, lại những trường họp chi muốn làm sao cho người ta không quên, điều đó là ở tám chu ghi nhớ, tùy chủ lo nghĩ, nếu mà tâm tùy 2 tạng ấy một khi tinh khí đầy đủ thì hay nhớ mà không quên, cho nên có thể nói được ràng: Uống Sâm thì nhẹ minh, nhớ kỹ, khỏe mạnh sống lâu thêm tuổi thọ. Bởi vì dương khi thuần túy thi sung túc, nguyên khí đầy đủ thì nhẹ nhàng thân thể.
Năm tạng đều chắc chán, đều thật cả, thì người ấy sống lâu khá biết ngay trước mắt, ấy là điều căn bán về cái đạo đôn hậu vậy.
Thời nha Thanh ông Trần Sĩ Đạc viết trong sách Bán Thảo Tân Biên nói về vị Nhân sàm như sau:
Khương độc hoạt, Tiền hồ Sài hồ, Xuyên khung, Chỉ xác, cái cánh đồng hành với những sự phát biểu là có ý dũng nó giúp sức đuổi tà, thì có bao giờ ngộ được, sao lại có người coi Nhân sâm như là nhân ngôn, trẫm độc, hay là như dao búa giết người, rồi khư khư cố chấp mà chẳng dám dùng sâm bao giờ là nghĩa làm sao? Đã đành dùng nó phải biết sứ dụng, trong những trường hợp. Đến như chứng đậu chẩn thì lại không nên vội dùng, mà phải xét xem mụn đậu nó có hắc hẳm, đen, tím, bầm hay khô khan bỏi vì huyết nhiệt độc thịnh quá rồi, thì không nên dùng vội. Nhược bằng quả là chứng khí hư cho nên đầu mụn lõm xuống không giương lên được, sắc trắng nhạt đa mỏng, đi tả ra nhũng nước trong thì phải dũng Nhân sâm. Vả lại sâm tu thì giá cũng rẻ, nhà nghèo dùng nó cũng chẳng hao tốn bao nhiêu, mà lại được việc.
Bời vi chính nó đã có thể chưa được những chứng vị hư chứng ho hắng mất tiếng, hay là chứng thất huyết khá nặng của nó đã có rất nhiều hiệu nghiệm.
Nguyên nhân bổn tính của nó hay đi xuống, nếu dũng vào nhưng chứng đi lị đã lâu, hay là chứng hoạt tinh, chứng bàng trung hạ huyết, thi chi làm cho đến nỗi nguy kịch mà thói, bới vì vị nó đắng cho nên tính nó hay giáng tiết.
Thời nhà Thanh ông Dương Thời Thái viết trong sách bản thảo Thuật câu nguyên nói răng:
Các bậc hiền triết đã nói hư hỏa thì có thể bổ được, là những loài sám kỳ vậy, nếu là chứng thật hỏa thi phải tả là nhũng loại cầm liên tri bá, bốn lòi nói ấy ta phải ghi lấy, phái để ý cho đến tron đời, mà suy xét ý thức mà châm chước nhửng cốt yêu ấy, và cáu này nên phải phàn tích thè nào là hỏa, và thê nao lá nhiệt, phải biết đem 2 cái ấy ma biện biệt cho rõ ràng, thì mới có thổ gọi là biết dùng thuốc được.
Giả như xem hình vói chứng và mạch, đều là chứng hư, không đù sức, cái đó mói thuộc về dương phần hư thôi, mà không can gì đến âm hư cả, đo là hư nhiệt thì có thể nên bổ dưỡng được.
Xuất ở Sâm Kỳ nhậm dựng.
Nhược bằng bỏi chân ám nó hư, nó làm cho dương. Đến nồi cũng không đu nữa, như thế thì mói gọi la hư hỏa, khi dùng thuốc tất nhiên phải bổ âm, ma cũng phải làm cho dương hoa sướng.
Khổ hàn vốn đã chưa nên dùng, băng lại lấy Sâm ký mà bổ đó, thì lại sợ rằng cam ôn, chỉ có ý làm cho ích dương, trái lại tốn đến nguồn gốc dương sinh, như thế thời khá nên đầu Sâm kỳ, đó cũng chì là thuộc chứng hư của dương phần, nên nó mói gọi lã chứng hư nhiệt, chứ không có thể gọi là hư hóa được đâu.
Lại như xem những hình chứng, và mạch đều căn cứ vào đó, gọi nó là chứng có thừa, đó chi là thuộc về cái thật cúa dương phần, mà không có can dự gì đến sự âm hư, như thê’ đó la thật nhiệt, thì chỉ nên tá dương giải nhiệt thôi.
Xuất ớ Cầm liên, nhậm dụng.
Nhược hằng bởi bệnh vào chỗ chí đương thịnh quá, đến nỗi làm cho người ta âm không còn đủ, như thê’ gọi là thật hỏa. Tất nhiên phải làm cho nó ức dương mà lại phải tư âm nhiều hơn.
Những vị tân nhiệt vốn là khỏng có thể dùng được rồi, thì hây mượn lấy Cầm liên mà tá nó đi đã, hoặc có sợ răng những vị đắng vị lạnh lại đến hại âm chăng? Nhưng trước hãy làm cho dứt khoát được cai gốc của dương hỏa, vì thê’ cho nên phải dùng Cầm Liên đó, cúng chỉ là có ý làm cho hết được cái thật thuộc về dương phân, mà tên nó la thật nhiệt, chứ không có thể gọi nó là thật hỏa được đâu, nói tóm lại những chứng hư, chứng thật, phải có hai cách chữa, một la hãy nghi đến chứng âm hư nên phái hết sức tốn công mà châm chước, có như thè thi moi chữa được. Nếu có nhưng chứng phát ra như âm, còn nữa phần trờ lên là thuộc vẻ dương
Giả như âm phần dương hư thì chắng phải là bỏi chân âm hư, mà đến nồi như thê đâu, thi nên dùng thảng cái bổ tiên thiên, chính là chân dương như những loài quế phụ, rồi mượn sức sám kỳ mà giúp thêm vào, hoặc là cũng bói một khi âm hư, đến nỗi như thế, thi nên dung nhưng thư nuôi dưỡng âm làm chù mà ngụ ớ trong cũng phải có ý phu dương nửa, vì chưng nêu chi dung một minh sám kỳ, không có nhửng vị thuốc chưa bệnh, thì chưa phải là bài thuốc hay được.
Lại như dương phần âm hư, cũng chống phải là bởi dương thịnh chí cực. ma đến nỗi như thè’ thì nên dung nhưng vị đổ giúp ích cho hậu thiên, nhât là của nguyên âm như nhũng loài Đương qui, Bạch thược, và sâm kỳ cũng có thể là phần phụ tá vào đó.
Nếu một khi bói dương thịnh chí cực, đến nồi phát ra cuồng loạn phiền nhiều như thê’, thì nên dùng nhũng vị thuốc mà ức dương làm chủ, mà ngụ có cái nghĩa sinh âm ở trong, chứ nhửng lúc ấy mà lại dung sám kỳ thi chính lại là cái mầm móng tai hại vậy.
Đến như nhưng chỗ chi âm, chí dương, đều có phân biệt rô ràng, là đã chưa từng giai đoạn cà rồi, sao lại nói đều có âm dương là nghĩa làm sao? Xin thưa. Vì răng bởi nhũng người khó nhọc mệt mỏi, ăn uống không điều độ, tốn thương khí phán, thi cô nhiên đã có phán biệt âm khí và dương khí rồi. Nhưng những ngươi lo nghĩ, hoặc vì thất tinh, sắc dục tổn thương vè huyết phần; ấy thê nhưng mà lại còn có chỗ nói là âm huyết, dương huyết, khác nhau là khác. Vi rang huyết thuộc âm, khí thuộc dương, đã có cái nghĩa phân âm, phân dương nhưng ma khi huyết đều có ám dương cá, âm dương nó đều có cái gốc cái nghĩa
Ông Khiết Cổ nói rằng.
Những ch ứng ho hắng thở suyễn không nên dùng Sâm bởi tại cớ rằng vì đờm thật khí úng.
Nhung nếu gặp trường hợp giả như chúng thận hư khí ngắn thở rốc, há lại không dùng được hay sao?
Ông Trương Trọng Cảnh nói rằng:
Chứng phổi lạnh ma ho, chớ dung, chính vì lẽ ràng: dùng hàn thì nó giữ tà nóng úng trệ ờ trong phổi, vậy nêu như người tự ra mồ hôi, lại rét lạnh mà ho, chả nhẽ cũng cấm mà chẳng dám dùng Sâm được ru?
Ông Lý Đông Viên nói rằng:
Chứng phổi lạnh mà ho chớ dùng; lấy cớ rằng chính vì hỏa uất ớ trong, thì chẳng nên dùng bổ, nhưng nếu gặp người phế hư hóa vượng, hoi thở ngắn, mồ hòi toát ra. há rang đanh chịu theo điều ấy, cần mà chẳng dám dùng Sâm được ru?
Ông Đan Khê nói rằng:
Chi moi chứng đau không nên sậu bổ- chớ có dung Sâm bởi vì ông lấy cớ rằng chinh la tà khi con đương mạnh quá, cho nên chớ có dung bổ.
Nhung nêu lý hư ma thổ tá hoặc là đi tháo chảy hay là chứng bệnh đã lâu, mà dạ dầy yếu quá, cũng như chưng hư ma đau, cho nên thích cho n^ưrri ta đăm bóp, đại khái nhưng bệnh như vậy, há còn có thể nào mà lại còn câm không dám dùng Sâm được ru?
Lại như ông Tiết Trai nói rằng:
Những chứng âm hư hỏa vượng, mà thổ ra huyết, thì chớ có dùng Sâm, VI lây cớ rằng chính là bói huyết hư cho nên hóa nó giăng thi đành thế, nhưng nêu tự ra mồ hôi, mà hoi thở ngắn, chân tay lạnh toát, mạch đi hư, há lại con nói năng gì mà không dùng Sàm được ru?
Ôi thực hư 2 chư, phái nên so sánh cho tường tận, đó là một cái bí quyết của người làm thuốc, giữ mệnh sông cho bao người vậy.
Trước hết cẩn phải xem xét cho cẩn thận. Nếu quả thực chinh khí suy làm cho đến nỗi lửa phải tắt, hay hoặc bệnh hao mòn thời dẫu Sâm cùng vói Quê phụ phũ nguy cứu cấp thật chẳng làm sao? Nhưng nếu hỏa Vượng khí xúc, thòi dùng Sâm dẫu cũng với Tri mẫu, Hoàng bá cũng là tối kỵ.
Đến như nhưng chứng âm khí hơi hư, dương khí cũng yêu, mà âm chẳng chịu được sức lứa hun đốt, thì bao giờ củng phải lấy Sâm làm đầu.
Ví như chứng dương khí hơi suy, âm khí lại yếu, mà hóa hơi thấy có phần thịnh, thì chỉ dùng Sám làm phụ tá thói, VI ràng dương nó có cái cóng sinh âm, mà cái lê tất nhiên là âm không bao giờ nó làm ích được cho dương. Sâm dẫu rằng gọi là bổ dương trợ khí mà lại cũng có thể dùng để trị âm huyết được, vì thế cho nên người xưa bổ huyết đã dùng thang từ vật, ma tất nhiên la phái có sâm, cũng dùng trong đó. Thật là cái nghĩa căn cứ, ta nên lấy đấy làm nền tảng vậy, chứ nó đâu phải như Hoàng kỳ tinh nó bẩm thuần dương, âm khí tuyệt ít, mà những khi hỏa thịnh huyết táo thì không thể dùng được.
Đến như vị Sa sâm cam đạm tính hàn công hiệu của nó chuyên việc tả phế, mà sức bổ của nó rất ít vị Huyền sâm khổ hàm khí hàn mà hoạt, bởi cái sắc đen của nó, cho nên hay vào thận, chữa được chứng vô căn chi hỏa của thận kinh, mà đưa lên đến yết hầu, chứ nó chẳng hay bổ ích được gì cho khí, cho nên trong sách đã chép Sâm hay ích thổ, sinh kim, thông minh tai mắt, khai tâm ích trí, thêm tinh lực giúp được tinh thán, định được trí, chi được kinh, làm cho khỏi được chứng run sợ, lại giải được chứng khát, chứa được chứng phiền buồn, thông được kinh, sinh được mạch, phá được tích, tiêu được đờm, lại chứa được chứng phát ra nóng nảy, và chứng tự ra mồ hôi, mà hễ ngũ thì là mộng mị phân vân quỉ thần trời đất, nôn ọe ợ chua phiên vị (Lộn mẻ? Ho không úa khan suyễn thở, bệnh đã làu ngày chưa khỏi, hay là chứng tháo chảy hoạt tiết đi luôn, chứng lâm lịch, trướng đầy, củng là chứng trúng thử, trúng phong, và nhất thiết mọi chứng khí hư huyết tổn.
Lại như cái thuyết bảo rằng là Sâm sợ Ngũ linh chi ấy thế mà cùng có lúc phải dùng Sàm cùng với Ngũ linh chi để chứa chứng kinh bế, ấy thế mới biết rằng tuy là sợ đấy, mà có lúc cũng không sợ được mà phải dũng.
Lại như nói rằng Nhân sâm phản Lè lò thế mà cũng có lúc phải dũng cùng vói Lè lô la có ý làm cho phải khiến cho nó không còn có quyền phản nhau được nửa, như thế tưởng mói là tuyệt diệu, nhưng nếu không phải là những người có những y lý cao sâu tuyệt diệu, thì không có thể biết được, nhưng chồ uyên vi huyền diệu như thê’ được đâu!
Nói tóm lại thì Nhân sâm là bổn tính vi ôn, nhưng rồi cứ tích chứa mãi cái ôn lại rồi nó cũng có thể đưa nó lên đến chỗ nóng được, cho nên những người có chứng âm hư hỏa cang, chứng ho hắng suyễn nghịch, thì phải thiết ky nó đấy.
Điều này là điều cốt yếu phải ghi sâu trong tâm khám chớ có lãng quên mà tội nghiệp.
Đời nhà Thanh ông Tâu Thụ viết trong sách Bàn tháo sơ chứng nói về vị Nhân sâm như sau:
Đại khái bàn vẻ việc dùng thụốc, thì trước hết phải tìm hiểu được cái nghĩa thương hàn cho thông, và cũng có quan niệm cả những tạp chứng cũng chẳng có thể nói rằng là không thông được. Chỉ duy nói đến vị Nhân sâm mà trong Bản Kinh nói về Nhân sâm ràng: chì giúp ich cho lục phủ ngũ tạng, mầ đặc tính Nhân sâm chuyên bổ âm, cho nên Bản Kinh mới nói là nó làm chú ngũ tạng.
Ông Trương Trọng Cảnh đối với những bệnh ho hắng phải bỏ Nhân sâm đi không dùng, cúng chỉ vì sợ bệnh nhân đã có tính cách hại về những hình hàn ẩm lãnh rồi, sự thật Nhân sâm nó không phải là những vị thuốc, đối với nhửng chứng âm hàn, mà dùng nó hay chữa được tất cả hay đau.
Thời nhà Thanh ông Từ Hồi Khê viết trong sách Bản Thảo Kinh Bách Chủng Lục nói về vị Nhân sâm như sau:
Nhân sâm nó bẩm được cái khí tinh anh thuần túy của trời đất, mà sinh ra nó, cũng với khí thê con người tương tự cho nên nó đối với thân thế người ta không có chỗ nào nói là nó không bổ, nó không phái như các vị thuốc khác, hay về một bên, để chữa bệnh, như là mỗi thứ đều có cái hay riêng của nó đâu.
Phàm những thuốc bổ khí đều thuộc về dương, chì duy có Nhân sâm tính hay bổ khí, mà cái thể chất cúa nó thì thuộc về àm, cho nên nói rằng nó không phải là như nhưng vị thuốc chứa bệnh cương táo, mà lại hay vào được âm phần rất là ôn đáng, song le cái sức nó càng lớn, mà nếu dùng nó có nhầm lỗi, thì cái hại cúa nó cũng to hơn các thư thuốc khác…
Ngày nay những nhà làm thuốc dùng sâm để cứu người ta thì có ít, mà dùng Nhân sâm giết người ta thì nhiều, bởi vì người xưa hay tinh tế hay ùy khúc, để mà xét bệnh tình, đến chỗ rất tinh VI rành mạch, biết rõ bệnh căn, từng chỗ riêng, tùy theo trường có lúc phải hợp cả vào, nếu nó đã họp thì cả chính cả tà cũng đều ở chung với nhau, có thứ phải chuyển lìa ở chỗ tân công cho nó tan đi.
Nếu đã chia thi chính khí với ngoại tà xa nhau tất nhiên có chỗ có thật, chỗ thật ấy nên tả nó đi, chỗ hư nên bổ cho nó khỏe, dẫu trong một phương gồm có cả cũng không ngại, vả lại có khi nó còn đun đẩy giúp nhau, như thê dùng Nhân sâm để cho nó khỏe ở trong, mà sinh ra tân dịch, mượn sức đẩy ra mà đuổi tà khí, thì mới đủ sức, nhược bàng tà khí hãy còn thịnh, nó chứa chia lìa tiêu tan thì phải dùng phép chuyên trị tà đã, chư không nên dùng Sâm vội mà nguy.
Hoặc có kẻ hỏi rằng: Nhân sâm sao nó cúng là một thư gốc cây, đối với người thi khác thế mà sao nó ích được tinh huyết cho người ta chóng vậy.
Xin thưa: Nhân sâm là một thứ thuốc thăng đề nguyên khí, bởi vì nguyên khí xuống dưới, không hay cúng với tính huyết lưu thông được, nay nhờ được sức Nhân sâm nâng lên, khiên cho nó phải trỗi dậy, như thuốc nổ cháy để ở trong chiếc pháo, tự nhiên nó không cháy, nó không nổ ra, nên phải dũng lửa mà châm ngòi thì nó phải cháy lên, mà phải nổ tung ra, xét ra người ta chết, đối với chứng hư 10 phần, mà chỉ có 1, 2 phần mà chết về bệnh hoạn thì 10 phần có đến 8, 9 như vị Nhân sâm nó hon ở chỗ bổ hư, mà kém ớ chỗ chưa bệnh, thầy thuốc cần phải lo tinh trước đến chỗ chứa bệnh, cần xem nó đã hét bệnh chưa hay chưa hết.
Đối với người bệnh đã lâu hoặc người ốm yếu gầy còm, thân thể hư nhược, hay là con nhà phú qui ít cám mạo, mà phần nhiều là hư, đều nên dùng sâm được.
Nhưng nhiều khi có những người giữ thái quá, có kín quá ư thận trọng, hoặc trái lại quá ư cẩu thá, hoặc là dùng nó để cho xong chuyện, cũng có khi vì nhà bệnh muốn dùng sâm để tỏ ra rằng mình hết lòng thảo hiếu. Nhưng lại không biết rằng bệnh chưa hết mà dùng sâm, thì chẳng nhưng nguyên khí không được bổ ích, mà bệnh căn thêm kiên cố, thì thuốc nào cũng chẳng hay vào đâu được, thì còn mong gì chóng khỏi, cho nên nói là vì nó không biết dùng nhầm, giết mất nhiều người cũng là vì lẽ đó.
Hoặc có người hỏi rằng:
Ông Trương Trọng Cảnh trong những phương thuốc chữa bệnh thương hàn, bệnh chưa hết/mà ông đã dùng sâm; như bài Tiểu sài hồ tân gia thang là nghĩa làm sao?
Xin thưa, đó là phép dùng bổ mà đã ngụ ở trong có tà vậy, ví dụ như người đốt pháo phải làm thê nào ở trong đã sẵn có thuốc pháo thì bây giờ mới dũng lửa mà đốt, thì những chất dẫn lửa nó đã ở sân ở trong chiếc pháo rồi, hễ châm lứa vào là nó nổ ngay, nhược bằng ở trong chiếc pháo vốn không có chất thuốc, đâu có đốt cháy hết nó cũng chẳng nổ, đó là cái tính cách nghĩa của chư bổ là như thế vậy.
Dụng lượng:
Khi dùng Nhân sâm thì phán nhiều dũng từ 3 phân cho đến 3 đồng càn, nhưng gặp trong trường hợp nhất là dũng cho người lón thì từ 3 đồng cân, cho đến 1 lạng. Nếu mà biết dùng nó cho nên, thi mặc dầu nhiều hay ít cũng không hề gì.
Trường hợp nên dùng hay kiêng Nhân sâm..
Nhân sâm vốn là một vị thuốc bổ, bổ cho 5 tạng, bổ cho chán dương khí, vì thế như những người gầy còm ốm yếu, khi đói, khi no hay là người bị hoàn cảnh thất thường, khó nhọc vất vá không điều độ, hay là vì gắng sức quá, đến nỗi thất huyết, đến nỗi khí lực thiếu thốn, hoặc là người bị tà hâm ở âm phần phát nóng, mỏi mệt chán tay, không con sức lực gi nửa, hoặc là người bị trúng nhiệt, hay vi nắng quá, không đú sức dùng để chuyển động, hoặc la người bị úa thổ, hay bị tiết tả đau bụng, hoắc loạn chuyển gân, vị khí kém ăn uống không được,
tỳ hư không tiêu bởi nó không xay vận làm chi được cả, hoặc là người bị chân dương hư yếu, thận khi suy nhược, dương đạo bất cử, hoặc là chứng ăn gi đi ra cái nấy ngay, không tiêu, đi ngoài ra nước trong, ruột gan không còn gì, người trúng phong mất tiếng, kẻ sản hậu suy mòn khí huyết hao suyễn, hay là chứng tiểu nhi màn kinh, thổ tả không thôi, cúng là chứng đậu bay rồi mà bị khí hư hắc hãm mụn lở vỡ rồi lâu ngáy không tan hay không kín miệng, thi dũng nó rất hay, khi dùng nó phải dùng cho đúng chồ thì không có chỗ nào là không lợi.
Duy chỉ có những chứng hỏa đốt khí bốc lên, như chứng ho hắng, thổ ra đơm đặc, thổ ra huyết đỏ ra màu cam, hoặc là chứng lao sái chúng nóng trong, chứng cốt chứng, chúng âm hư hỏa nhiệt, hay là chứng sa chứng chẩn, khí mới đương phát, chứng ban chẩn chưa mọc thành hình, chứng thương hàn mới phát, hay là chứng có tà nhiệt đang đốt dữ, nếu nhầm mà dùng nó vào thì ít có khi không bị ngộ vậy.