NHÂN SÂM NHỊ HỒNG
Sâm tu hay sâm nhị hồng cúa loài sâm nào thì theo tính của loài sâm ấy, nó là những rễ mọc ngang ra từ rề cái nên tính nó hay chạy bốc ngang ra chân tay, khí vị cũng có phần kém thứ cũ to hơn.
Bất cứ sâm nào cứ xem thịt chắc đầy đặc vị ngọt mà lại hơi nhằng nhặng thơm thơm man mác, nếm vào miệng thấy sinh ứa nước mầu ra nhấm lâu càng thấy ý vị đậm đà, nuốt đi mà vẫn còn thấy có khí vị ở miệng lâu lâu không hết.
Xem sâm cốt phải biết tính cách, tinh thần, tường tận cũng như những ý tứ và kinh nghiệm xem quen.
Phép trữ sâm.
Sâm để hay mọt, nếu hay để ra nắng gió càng chóng mọt hơn, vả lại sâm không nên phơi ra nắng sẽ bị hại.
Có người hay trộn với gạo rang khô để nó hút hết hơi ẩm, nhưng gạo để lâu ngày càng dễ sinh mọt, và hay phát ẩm.
Chỉ lấy cái lọ sành nhất là cái lọ ấy trước đã đựng dầu vừng đem nước sôi súc sạch hơ cho thật khô, rồi bỏ hương tân vào cứ cách một lượt sâm lại một lượt hương tân, xong bưng miệng lọ thật kin, thì để lâu cũng không hại gì.
Phép chế sâm:
Sâm tốt không cần sao tẩm gì cả, chỉ cắt bỏ cuống đi cho khỏi thổ, rồi thái từng nhát mỏng ra là được. Khi gặp chứng ẩu thổ đầy bụng nên tẩm nước gừng để cách giấy trên nồi rang mà sao khô. Khi gặp chứng lạnh quá thì tẩm rượu ngon cũng cách giấy sao khô.
Các thứ sâm vẫn có tính bốc lên, khi uống thấy bốc ít chút là sức sâm bốc đó không can gì, nếu sâm uống vào không bốc gì, đó là sâm kém sức vậy.
Khi dùng sâm cần nhất một điều phải nhớ, là các thư sâm nó phản nhau với Lê lô, uống một lạng sâm mà bỏ vào một đồng cân Lê lô thì không còn công hiệu gì nữa, trừ khi nào trị đờm ở trên lồng ngực, có dũng lẫn cả cuống sâm vói Lê lô nhờ sức nó làm cho mạnh sức Lê lô để thám thổ đờm ra.
Sâm sợ Ngũ linh chi, trừ khi nào trị kinh nguyệt cửa đàn bà bế tắc có dùng lẫn với nhau nhưng phải dùng bài tứ vật giúp sức cho Sâm nên không sợ gì nữa.
Bàn về công dụng cứa Sám.
Theo sự tập quán Á đông thì Nhân sâm là một vị thuốc chữa được mọi bệnh, khi gặp bệnh nào nguy nặng không cứ chứng gì cũng cho uống Sâm làm cốt. Nhưng xét ra cho kỹ đó là những phái thầy lang về sau có chỗ sai lầm, nên mới nghỉ thế, chứ cứ như ông Trọng Cảnh là thánh sư thuốc Tàu chỉ dũng để chứa những khi người nào vì ra mồ hôi hoặc thổ hoặc đi tả và vì những cớ khác đến nỗi làm cho nước mầu (tân dịch) trong minh hao kiệt đi quá, mới phải dùng đến nó, để cứu vãn lại thôi, chứ không phải cho sâm là vị thuốc chữa được tất cả bách bệnh như người ta tường lầm đâu.
Đại khái chủ đích của sâm trị được những chứng dạ dày suy kém, yếu sức mà bế tắc, khô rắn kết lại dưới mỏ ác (cửa dạ dày) vì những cơ quan hoạt động của người suy kém đi.
Thứ nữa là trị được những chứng trong dạ không muốn ăn mấy, nôn ọe ẩu thổ tiêu hóa không mạnh hay là đi tá.
Nhưng lại phải xét kỹ dạ dày yếu kém nhưng dưới mò ác không bi dân thi không nên dùng sâm, dưới mỏ ác mặc dầu thấy bí dắn, nhưng không phải vì cơ quan hoạt động yếu kém cũng không nên dùng sâm. Vì sâm đối với chứng khí lực yếu kém mà dùng, chư nêu khí lực vốn khỏe thì không nên dùng nó.
Phụ tử và sâm đều có tính hay chữa được những cơ quan hoạt động của người suy kém, nhưng phụ tứ thì chứa khi lúc suy kém quá đến cực điểm, tạng phủ và thân thể lạnh lẽo mà không có chứng bí tắc ở cửa dạ dày.
Vả lại sâm hay làm cho cơ quan hoạt động tỉnh lại, nhưng không chạy hay nóng dử dội như Phụ tứ nên trong khi cơ quan hoạt động đang mạnh cũng có thể dùng sâm để giúp sức trị các bệnh khác, chớ như Phụ tứ thì tất phải là chứng lạnh mà cơ quan đó suy kém quá mới nên dùng.
Cơ quan hoạt động của người ta là thế nào?
Tức là các cơ thể về bộ tiêu hóa và hô hấp. Điều cốt yếu và cần nhất là phải làm cho người ta thay chất cũ đổi chất mới, có thể làm cho mạch máu lưu thông và đầy đủ làm cho mình người nhờ khí lực ấy mà hoạt động được.
Phụ tử và sâm là vị thuốc có tính hay chửa được cơ quan hoạt động ấy, nên khi người ta không hoạt động được nữa cần dùng cả hai vị đó đổ cho chuyển động mạnh lên.
Sâm vì tính nó hay làm cho cơ quan hoạt động ấy tỉnh lại, giúp sức vào mà chuyển động như thường nên hay làm cho huyết mạch được lưu thông.
Khi cơ quan ấy kém sức đã lâu quá mà những ống mạch máu nới dãn ra không đủ sức giữ vững cho huyết khỏi ngầm rỉ, nên mới thành ra thoát huyết như là ho ra máu khạc thổ ra huyết đi tả ra huyết hay là chứng đàn bà băng huyết, thì sâm có thể bổ cứu lại được chớ không phải nó chính là vị thuốc cấm được huyết đâu.
Khi nào nên dùng sâm và khi nào không nên dung?
Khi ho suyễn thở mà đờm đặc khí ủng tắc mà người khí lực khỏe mạnh thì chớ dùng.
Nếu vì khí lực kém yếu mà ho suyễn, thở vắn hoi, ít hoi thì nên dùng.
Khi ho vì cảm lạnh vít lấy khí nóng ủng trệ bức tóc ờ trong phổi thì chớ dùng.
Nếu ho mà ra mồ hôi nhiều, sợ lạnh thì lại nên dùng sâm tức như bài sâm tỏ.
Các bệnh mới phải ở ngoài vào, không nên vội dùng ngay sám vì bệnh mới nên giải tán chớ không nên bổ vội.
Nếu bệnh tự trong hư yếu thổ tả thì nên dùng sâm lắm.
Người VÌ thiếu chất mát, nóng bốc lên quá hoặc là nóng vít ở trong hay là phổi nóng quá, thành ra thổ huyết thì chớ dùng, vì nóng đang xông nếu uống sàm vào làm cho càng bốc thêm, huyết càng thoát ra dử, như tiền nhãn đã nói:
Phế hữu hỏa đại kỵ nhân sâm.
Nêu thổ huyết mà ra nhiều mồ hôi, khí lực kém, chân tay lạnh, mạch vi tế, sức yếu nhược thì nên dung sâm.
Nói tóm lại bất cứ sâm bố chính, hay sâm các nước,vì củ nó lắm nhựa, nhất là sâm bố chính của ta, khí còn tươi thứ cắt ra thấy lắm chất rất dẻo, cắt ra rồi có thể dinh liền lại được, nghiệm thè nên thây chất nhựa rất bổ khí, nếm vào miệng thấy ra nhiều nước mầu chan chứa đậm đà là đủ biết nó có tính sinh ra nước mấu rất tốt.
Khi đun sôi thấy bốc hơi phập phung nắp đậy, thi càng rõ nó có tính hóa sinh ra hơi rất mạnh, bởi vậy khi uống vào nó làm cho các cơ quan hoạt động, trước đã suy kém giờ lại có thể làm cho người ta tỉnh lại giúp sức cho mạch máu, những người khí đã yêu sức, không chạy được mấy nửa, thi nó lại khôi phục được.
Biết dùng nó cho đung phép, thực lá hay vô cùng, nó có thể bổ dưỡng nguyên khi, cứu vãn xác hồn yêu mẹt, cóng hiệu vô cùng, phàm sâm tốt thi đại để sâm nao cũng vậy, chứ không phái sâm của ta kém, mà sâm của người tốt cả đâu, ngán thay cho những người không biết suy xét, cứ nghĩ rằng: Thứ nào giá đát là tốt, thứ nào giá rẻ coi thường, vá lại những người không biết nhận định
trị bệnh thế nào cho đúng là hay, ai lại cứ thích bổ hoài, mà sợ công phạt, tức là sợ chữa bệnh, thì bao giờ mới khỏi, lại còn nhiều chỗ đáng tiếc là cứ lấy sự dùng Sâm Hoa kỳ hay Sâm cao ly là có giá trị có lực, dùng sâm của nước mình cho là xấu kém, tất phải chạy chọt cho được Cao ly Hoa Kỳ, họ cho rằng có những thứ của nước người mói là quí trọng và cho rằng có thể kéo gỡ mạng người, cướp được quyền tạo hóa, nên mới chạy chữa cho kỳ được để dùng mới nghe.
Những nhà giàu có thì chẳng ngại? Thương thay những chỗ bình dân gặp khi bệnh hoạn nguy nan ai chẳng mong sống, nhưng dùng không phải chỗ, hay không đúng phép, thi dẫu chạy cũng uổng công, tiền mất tật mang tội nghiệp.
Thảng hoặc gặp phải thầy lang không hiểu hay là có ít lương tâm, cứ bát phải tìm bằng được sâm đắt mới hay, nhà bệnh nghe thầy dạy sao cũng phải cố tìm cho được, khi đã chạy được thi hết cơ hết nghiệp còn gì.
Vả lại sâm đâu có phải là thư thuốc có thể vãn tử hồi sinh? Chẳng qua cũng là một thư thuốc bằng loài cây cỏ, khi gặp bệnh nên đùng sâm, thì sâm đáng hay tuyệt đấy, còn bệnh không đáng dùng sâm, thì sâm dẫu quí cũng chẳng ích gì, mà có khi tai hại, phải nên nhớ rằng: dùng thuốc không cứ gì vị quí, cần sao đúng phép là hơn, cho nên đã có câu rằng:
Dược vô quí tiện dụng đáng cực linh.
Chớ vội tin những lời tán dương cua người mà không biết nhận định, đã vội vàng là nhầm đó vậy.