Ý NGHĨA CỦA CHẨN MẠCH
KHÍ KHẨU
A- NGUYÊN VĂN :
Thực khí nhập vị, tán tinh vu can, dâm(1)khí vu cân. Thực khí nhập vị, trọc khí(2)qui tâm, dâm tinh vu mạch Mạch khí lưu kinh, kỉnh khí qui vu phế, phế triều bách mạch, du tinh vu bì mao. Mao mạch hợp tinh, hành khí vu phủ(3), phủ tinh thần minh, lưu vu tứ tạng(4), khí qui vu quyền hoành(5). Quyền hoành dĩ bình, khí khẩu thành thôn, dĩ quyết tử sinh. Âm nhập vu vị, du dật tinh khí(6), thượng du vu tỳ, tỳ khí tán tỉnh, thượng qui vu phế, thông điều thủy đạo, hạ du bàng quang. Thủy tinh tứ bố, ngũ kỉnh tịnh hành, hợp vu tứ thời ngủ tạng âm dương, quỹ độ dĩ vi thường dã.
(Tô’ vấn : Kinh mạch biệt luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN:
Thức ăn vào dạ dày, một phần của những chất tinh vi được hấp thụ đưa qua tạng can để tư nhuận nuôi dưỡng gân. Thức ăn qua dạ dày, những khí tinh vi hóa sinh phần trọc khí được đưa vào tâm, phần tinh khí đi vào huyết mạch. Khí huyết lưu hành trong kinh mạch lên phế, phế lại đem khí huyết tống đạt đến trăm mạch của toàn thân, cuối cùng tinh khí được đưa đến phần lông da, tinh khí của lông da hòa nhập vào kinh mạch rồi lại đổ trở về mạch, khí tinh vi trong mạch qua sự biến hóa không ngừng tuần hoàn ở bốn tạng, những hoạt động sinh lý bình thường này đều nhờ vào sự thăng bằng của khí huyết âm dương, và sự thăng bằng của khí huyết âm dương luôn thể hiện ở nhịp mạch của khí khẩu, cho nên qua xem mạch của khí khẩu ta có thể quyết đoán được bệnh tật tử sinh.
Chất nước sau khi vào dạ dày, tinh khí của nước được phân bủa và đưa lên tỳ, tỳ lại chuyển các chất tinh vi lên phế, phế có chức năng thanh lọc điều tiết, và nhờ sự vận hành của phế khí để thông điều thủy đạo, đưa nước xuống bàng quang, và cũng nhờ đó mà chất nước được thăng hoa phân bủa bôn bề, ngoài thì phân bô’ đên lông da, trong thì rót vào kinh mạch của ngũ tạng. Chất thủy dịch luôn thích ứng với thời tiết nóng lạnh trong bốn mùa và sự biến hóa âm dương của ngũ tạng. Đây cũng là thước đo lường hiện tượng sinh lý bình thường của các đường kinh mạch vậy.
D-CHÚ THÍCH :
(1) Dâm : Chữ dâm ở đây có nghĩa là tư nhuận nuôi dưỡng.
(2) Trọc khí : Đây là chỉ khí tinh vi của thức ăn hóa sinh, khác với thanh khí của trời do phế hấp thụ.
(3) Mao mạch hợp tinh, hành khí vu phủ : Đây là nói tinh khí của lông da và kinh mạch sau khi hòa nhập lại đổ trở về mạch. Chữ phủ ở đây có mây cách giải khác nhau. Theo Vương Băng thì:“Phủ có nghĩa là nơi hội tụ, ý nói máu huyết dù ít hay nhiều đều nằm trong kinh mạch”. Cho nên chữ phủ ở đây nên hiểu là mạch, vì mạch là phủ của huyết.
(4) Phủ tinh thần minh, vu tứ tạng: Khí tinh vi trong huyết phủ, qua âm dương tương tác biến hóa không ngừng và đặt dưới sự điều khiển của tâm, tuần hoàn nơi bốn tạng phế, tỳ, can, thận. Từ ‘Thần minh’ có nghĩa là biến hóa khôn lường. Chữ lưu là chỉ lưu thông tuần hoàn chứ không nên hiểu là lưu lại.
(5) Quyền hoành Quyền là trái cân, hoành là đòn cân. Ý nói sự thăng bằng.
(6) Du dật tinh khí : Chỉ tinh khí thăng hoa phân bủa bốn bề.
A- NGUYÊN VĂN :
Khí khẩu(1) hà dĩ độc vi ngủ tạng chủ ?
Vị giả, thủy cốc chi hải, lục phủ chi dại nguyên dã. Ngũ vị nhập khẩu, tàng vu vị, dĩ dưỡng ngũ tạng khí, khí khẩu diệc thái âm dã. Thị dĩ ngũ tạng lục phủ chi khí vị, giai xuất vu vị, biến kiến vu khí khẩu, cố ngũ khí nhập tỵ, tàng vu tâm phế, tâm phế hữu bệnh, nhi tỵ vi chi bất lợi dã.
(Tố vấn : Ngũ tạng biệt luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Vì sao chỉ xem mạch khí khẩu là có thể biết được bệnh biến của ngũ tạng ?
Bởi vì vị là cái bể chứa cơm nước, là nguồn suối của lục phủ, thức ăn nước uống vào miệng, chứa đựng tại dạ dày, nhờ sự vận hóa của Thái âm Tỳ, chất tinh vi được đưa đi nuôi dưỡng ngũ tạng. Khí khẩu là nơi kinh Thái âm Phế đi qua, nên mạch khí khẩu thuộc kinh Thái âm. Cho nên khí của ngũ tạng lục phủ có nguồn gốc từ vị, qua sự biên hóa hấp thụ, phân bủa đi các nơi, khí của tạng phủ thịnh suy đều phản ánh tại mạch khí khẩu. Hơn nữa, ngũ khí vào mũi cũng tàng trữ tại tâm phế, cho nên khi tâm phê có bệnh thì mũi bị tắc nghẽn không thông.
D-CHÚ THÍCH :
(1) Khí khẩu: Bộ vị mạch thốn khẩu hay mạch khẩu ở chỗ huyệt Kinh cự đường kinh Thái ầm, tức chỗ có động mạch cạnh cổ tay. Trương cảnh Nhạc chú:“Khí khẩu có ba tên gọi và mang ý nghĩa như sau: Thủ Thái âm là Phê kinh, phế chủ khí, khí thịnh hay suy đều thể hiện ở nơi đó, nên gọi là ‘khí khẩu’; Phế triều bách mạch, các mạch đều hội tụ nơi đây, nên gọi là ‘mạch khí khẩu’; Mạch đi ra từ huyệt Thái uyên, dài 1 thôn 9 phân, nên gọi là ‘thốn khẩu’ .