DINH KHÍ VÀ VỆ KHÍ

DINH KHÍ VÀ VỆ KHÍ
DINH KHÍ VÀ VỆ KHÍ

A- NGUYÊN VĂN :

Nhân thọ khí vu cốc, cốc nhập vu vị, dĩ truyền dữ phế, ngũ tạng lục phủ, giai dĩ thọ khí, kỳ thanh giả vi dinh, trọc giả vi vệ, dinh tại mạch trung(1), vệ tại mạch ngoại(2), dinh chu bất hưu, ngũ thập nhỉ phục đại hội. Âm dương tương quán như hoàn vô đoan, cố Thái âm chủ nội, Thái dương chủ ngoại, các hành nhị thập ngũ độ(3), phân vi trú dạ.
(Linh khu : Dinh vệ sinh hội)

DINH KHÍ VÀ VỆ KHÍ
DINH KHÍ VÀ VỆ KHÍ

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Tinh khí của người là tiếp thụ từ chất tinh vi của các thức ăn được hóa sinh. Khi thức ăn vào vị, tinh vi của nó được chuyển hóa hấp thụ đưa vào tạng phế, qua đó ngũ tạng lục phủ đều được nuôi dưỡng, chất tinh khí trong lành được gọi là dinh khí, phần trọc khí được gọi là vệ khí. Dinh khí lưu hành bên trong mạch, vệ khí lưu hành bên ngoài mạch. Dinh khí và vệ khí vận hành vòng quanh thân thể không hề ngừng nghỉ, cả hai đều tự vận hành 50 độ mới bắt đầu họp lại. Âm VỚI dương giao lưu nối tiếp nhau như chiếc vòng không đầu mối vậy. …Cho nên nói, Thái âm chủ nội, thái dương chủ ngoại, mỗi khí tự vận hành 25 độ ở ban ngày và 25 độ ban đêm.

DINH KHÍ VÀ VỆ KHÍ
DINH KHÍ VÀ VỆ KHÍ ĐƯỢC CHUYỂN HÓA TỪ ĂN UỐNG

D-CHÚ THÍCH :

(1) Dinh tại mạch trung : Ông Dụ Xương nói :“Dinh khí là tinh khí trong lành, tất theo tông khí của thượng tiêu men theo các đường kinh mạch, bắt đầu từ huyệt Thái uyên kinh thủ Thái âm Phế chạy qua kinh thủ Dương minh Đại trường, kinh túc Thái dương Bàng quang, kinh túc Thiêu âm Thận, thủ Quyết âm Tâm bào lạc, kinh thủ Thiếu dương Tam tiêu, kinh túc Thiếu dương Đởm, kinh túc Quyết âm Can, rồi lại bắt đầu vòng tuần hoàn mới từ kinh thủ Thái âm Phế, cho nên nói “Thái âm chủ nội, dinh khí đi trong mạch vậy”.
(2) Vệ tại mạch ngoại Phần trọc khí được gọi là vệ khí, tính nó mạnh mẽ, không lưu hành theo tông khí của phế mà tự lưu hành ngoài mạch và giữa các kinh mạch với da, nên gọi là vệ khí bên ngoài mạch. Ông Dụ Xương nói :“Cơ thể con người đến hừng sáng âm khí tận, dương khí độc vượng, mở mắt ra là khí thăng lên đi trên đầu, vệ khí xuất từ huyệt Tình minh của kinh túc Thái dương Bàng quang, nên ban ngày vệ khí đi vòng ngoài của 6 kinh dương”. Ban đêm vệ khí vận hành ở âm phận, đến sáng lại họp nhau tại kinh Thái dương.
(3) Các hành nhị thập ngũ độ Trương Giới Tân nói :‘Dinh khí chu lưu thập nhị kinh, đêm ngày mỗi phần nhị thập ngũ độ; Vệ khí ngày thì vận hành ở phần dương (phần dương đây là chỉ biểu và phủ) đêm thì vận hành ở phần âm (âm đây là chỉ ở lý, ở tạng), đêm ngày mỗi phần cũng nhị thập ngũ độ, dinh khí và vệ khí mỗi khí ngày đêm vận hành ngũ thập độ vậy”.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.