BỆNH TRƯỚNG

BỆNH TRƯỚNG
BỆNH TRƯỚNG

A- NGUYÊN VĂN :

Nguyện văn trướng hình.
Phù tâm trướng giả, phiền tâm đoản khí(1), ngọa bất an. Phế trướng giả, hư mãn nhi suyễn khái. Can trướng giả, hiếp hạ mãn nhi thống dẫn tiểu phúc. Tỳ trướng giả, thiện uyết, tứ chi phiền miễn, thể trọng bất năng thắng y, ngọa bất an. Thận trướng giả, phúc mãn dẫn bối ương ương nhiên(2), yêu bễ thông. Lục phủ trướng: Vị trướng giả, phúc mãn, vị quản thống, tỵ văn tiêu xú(3), phòng vu thực(4), dại tiện nan. Đại trưởng trướng giả, trường minh nhi thông trạc trạc, đông nhật trùng cảm vu hàn, tắc tôn tiết bất hóa. Tiểu trường trướng giả, thiếu phúc sân trướng, dẫn yêu nhi thông. Bàng quang trướng giả, thiếu phúc mãn nhi khí lung(5). Tam tiêu trướng giả, khí mãn vu bì phu trung, khỉnh khỉnh nhiên nhi bất kiên. Đởm trướng giả, hiếp hạ thống trướng, khẩu trung khổ, thiện thái tức.
(Linh khu : Trưởng luận)

BỆNH TRƯỚNG
BỆNH TRƯỚNG

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Xin được nghe nói về triệu chứng bệnh trướng.
Chứng trạng của tâm trướng là tâm phiền, hụt hơi, ngủ không yên giác. Chứng trạng của phế trướng là ngực đầy khó chịu, ho hen suyễn thở. Chứng trạng của can trướng là hạ sườn đầy trướng đau lan xuống bụng dưới. Chứng trạng của tỳ trướng là thường hay ợ hơi, tay chân uể oải, mình nặng nề như khó cử động mặc áo, ngủ không yên giấc. Chứng trạng của thận trướng là bụng đầy khí uất lan trên vai, lưng đùi đau nhức khó chịu.
Còn bệnh trướng của lục phủ thì người bị vị trướng bụng đầy trướng, dạ dày đau, mũi ngửi thây mùi khét,trở ngại trong ăn uống, đại tiện khó. Chứng trạng đại trường trướng là ruột sôi và đau bụng, mùa đông cảm lạnh thì tiêu chảy phân sống. Chưng trạng bệnh tiểu trường trướng là bụng dưới đầy trướng, khiến lưng bị đau. Chứng trạng bàng quang trướng là bụng dưới trướng đầy, bí đái. Chứng trạng bệnh tam tiêu trướng là khí đầy dưới làn da sớ thịt, phù phập phều không chắc. Chứng trạng bệnh đởm trướng là hạ sườn đau trướng, miệng đắng hay thở dài.

BỆNH TRƯỚNG
BỆNH TRƯỚNG

D-CHÚ THÍCH :

(1) Đoản khí : Thở ngắn hụt hơi.
(2) Ương ương nhiên ỷ; : Chỉ khí uất khó chịu.
(3) Tỵ văn tiêu xứ là mũi, văn là ngửi, tiêu là khét, xú là mùi hôi. Ý nói ngửi thây mùi khét. Dương Thượng Thiện nói :“Mùi thơm là mùi của tỳ, mùi khét là mùi của tâm, nay tỳ vị bệnh ngửi thây mùi khét là con bệnh nhớ mùi của mẹ vậy”.
(4) Phòng vu thực Phòng có nghĩa là trở ngại. Ý nói
trở ngại cho việc ăn uống.
(5) Khí lung: Khí của bàng quang bế tắc, tiểu tiện không thông.

BỆNH TRƯỚNG
BỆNH TRƯỚNG

E-LỜI BÀN:

Bệnh trướng mà kinh văn trình bày ở đây là một chứng trạng trong một sô’ bệnh, biểu hiện của nó là một bộ phận trong cơ thể con người cảm thây đầy trướng khó chịu. Nguyên nhân chính có thể do khí cơ uất kết hay máu huyết, thủy tháp ngưng đọng gây nên.
Bởi thế cho nên bệnh trướng ngũ tạng lục phủ đều có hư có thực, hoặc thuộc âm hoặc thuộc dương. Ví dụ : Vị trướng có thể do vị hàn hoặc vị thực. Tỳ trướng có thể do tỳ thấp nhiệt, tỳ dương hư. Can trướng có thể do can khí uất trệ, can tháp nhiệt. Phế trướng có thể do phế khí hư, đờm trọc, phế có hàn ẩm. Thận trướng có thể do thận dương hư, thận âm hư. Bàng quang trướng có thể do khí uất, thấp nhiệt, huyết ứ. Đởm trướng có thể do uất nhiệt vv…

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.