KHÍ ÂM DƯƠNG THỊNH SUY THEO THỜI KHÍ

KHÍ ÂM DƯƠNG THỊNH SUY THEO THỜI KHÍ
KHÍ ÂM DƯƠNG THỊNH SUY THEO THỜI KHÍ

A- NGUYÊN VĂN :

Chính nguyệt, nhị nguyệt thiên khí thủy phương, địa khí thủy phát, nhân khí tạỉ can. Tam nguyệt, tứ nguyệt, thiên khí chính phương, địa khí định phát, nhãn khí tại tỳ. Ngũ nguyệt, lục nguyệt, thiên khí thịnh, địa khi cao, nhân khí tại đầu. Thất nguyệt, bát nguyệt, âm khí thủy sát(1), nhãn khí tại phế. cửu nguyệt, thập nguyệt, âm khí thủy băng, địa khí thủy bế, nhân khí tại tâm(2). Thập nhất nguyệt, thập nhị nguyệt, băng phục, địa khí hợp, nhân khí tại thận.

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Tháng giêng, tháng hai, thiên khí mới thăng phát, địa khí cũng tương ứng trổ! dậy, lúc này nhân khí ở tại can. Tháng ba, tháng tư. Dương khí trên trời đang thịnh, địa khí cũng tương ứng, vạn vật đơm hoa kết trái, lúc này nhân khí ở tại tỳ. Tháng năm. tháng sáu, thiên khí cực thịnh, địa khí thăng lên, lúc này nhân khí tại đầu. Tháng bảy, tháng tám, âm khí bắt đầu sát phạt, lúc này nhân khí tại Tâm. Tháng chín, tháng mười, âm khí thịnh dần, bắt đầu đóng băng, địa khí bắt đầu bế tàng, lúc này nhân khí tại phế. Tháng mười một, tháng chạp, băng đóng lớp dày, địa khí bế chặt, lúc này nhân khí tại thận.

KHÍ ÂM DƯƠNG THỊNH SUY THEO THỜI KHÍ
KHÍ ÂM DƯƠNG THỊNH SUY THEO THỜI KHÍ

D- CHÚ THÍCH :

(1) Sát Tức khí túc sát. chỉ khí âm sát phạt vạn vật một cách tàn khốc.
(2) Cửu nguyệt, thập nguyệt nhân khí tại tâm, Ngô Côn chú:“Hết thu sang đông, âm khí bắt đầu thu liễm, địa khí bắt đầu bế tàng, dương khí ở giữa, như người lây tâm làm trung tâm, nên nói nhân khí tại tâm.

KHÍ ÂM DƯƠNG THỊNH SUY THEO THỜI KHÍ
KHÍ ÂM DƯƠNG THỊNH SUY THEO THỜI KHÍ

E- LỜI BÀN :

Đoạn kinh văn này dựa theo thuyết thiên nhân tương ứng trình bày sự thịnh sụy của khí âm, khí dương và hàn thử nóng lạnh thay đổi có liên quan với cơ thể con người, đồng thời vạch rõ, nhân khí của cơ thể con người luôn biến đổi vị trí thăng giáng tương ứng với sự thay đổi khí hậu của thời tiết bôn mùa.
Riêng về các câu kinh văn:“Nhân khí tại can”hay“Nhân khí tại tâm”, cách diễn đạt nội dung khác nghĩa với các thiên Kim quỷ chân ngôn luận, Tứ thời thích nghịch tòng luận, rất có thể đây là lý luận của một học phái khác thời cổ vậy.

KHÍ ÂM DƯƠNG THỊNH SUY THEO THỜI KHÍ
KHÍ ÂM DƯƠNG THỊNH SUY THEO THỜI KHÍ

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.