HIỆP BẠCH 

俠白穴
L 4 Xiá bái xué

HIỆP BẠCH 
HIỆP BẠCH

Xuất xứ của huyệt Hiệp Bạch:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Hiệp Bạch:

– “Hiệp” có nghĩa là nén (bóp, ấn, bấm)
– “Bạch” có nghĩa là trắng. Trắng tượng trưng cho Phế kim.
“Hiệp bạch” vào thời xưa khi định vị trí cửa huyệt này, người ta thường dùng mực đen bôi vào cả hai đầu vú rồi ấn tay vào vú, nhờ đó đanh dấu vị trí của huyệt lên trên mặt giữa của cánh tay. Huyệt này nằm ở bờ trong cánh tay trên, dọc theo hai bên Phế. Theo ngũ hành Phế sắc trắng, vị trí của huyệt nằm ở 2 bên nó, huyệt theo thuyết ngũ hành ngũ sắc mà có tên Hiệp bạch (Ân trắng).

HIỆP BẠCH 
HIỆP BẠCH

Huyệt thứ:

4 Thuộc Phế kinh

Mô tả huyệt của huyệt Hiệp Bạch

1. Vị trí xưa:

ở dưới huyệt Thiên phú, trên khuỷu tay 5 thốn trong động mạch (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Đê 2 cánh tay thẳng xuống chỗ cánh tay ngang đầu vú là huyệt (Thọ thế bảo nguyên).

HIỆP BẠCH 
HIỆP BẠCH

2. VỊ trí nay :

Từ huyệt Xích trạch đo lên 5 thốn, đè mạnh có động mạch nhảy. Huyệt là nơi gặp nhau của bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, với đường ngang dưới đầu nếp nách trước 4 thốn và trên khớp khuỷu 5 thốn.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hiệp Bạch:

là bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, cơ cánh tay trước và bồ ngoài xương cánh tay – Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh cơ-da. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh C5.

HIỆP BẠCH 
HIỆP BẠCH

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hiệp Bạch

1. Tại chỗ:

Đau phía trước ngoài cánh tay

2. Theo kinh:

Suyễn, ho, tức ngực, viêm khí quản

3. Toàn thân:

Xuất huyết mũi

Lâm sàng của huyệt Hiệp Bạch:

HIỆP BẠCH 
HIỆP BẠCH

Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Phế du, Xích trạch, Không tối, Phong long trị ho, suyễn. Phối Kinh côi, Chiên trung, Nội quan, Túc Tam-lý, Tam-âm giao trị hồi hộp, tim đập nhanh.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1 – 0,5 thốn
2. Ôn cứu 5 phút
3. Cứu Cấm cứu (Y tông kim giám).

HIỆP BẠCH 
HIỆP BẠCH

Tham khảo của huyệt Hiệp Bạch:

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau tim, chọn huyệt Hiệp bạch làm chủ”, sách lại nói rằng: “Ho, ọe khan, đầy tức ấm ách-chọn huyệt Hiệp bạch làm chủ”
2. «Thọ thế bảo nguyên» ghi rằng: “Để trị tốt về chứng nổi ban (trắng hoặc đỏ) ra mồ hôi, hoặc lấy kim châm vào cho ra máu cũng được. Nên cứu huyệt Hiệp bạch”.

HIỆP BẠCH 
HIỆP BẠCH

3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Hiệp bạch chủ về đau tim, khí ngắn, ho khan nghịch lên, đầy tức bồn chồn”.
4. Căn cứ theo “Giáp ất” thì huyệt Hiệp bạch là “Biệt” của Thủ Thái-âm .
5. Theo “Thọ thế bảo nguyên” ghi rằng: “Muốn điểm huyệt này, trước tiên bôi mực đen trên đau vú, xong xuôi thẳng 2 tay ép vào, nơi dính dấu điểm đen là huyệt.

HIỆP BẠCH 
HIỆP BẠCH
Bài trướcHIẾP ĐƯỜNG
Bài tiếp theoKHÍ ÂM DƯƠNG THỊNH SUY THEO THỜI KHÍ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.