TRIỆU CHỨNG 12 KINH KHÍ TUYỆT
A- NGUYÊN VĂN :
Thái dương chi mạch, kỳ chung(1)dâ đới nhãn(2)phản chiết xế tung(3), kỳ sắc bạch. Tuyệt hân(4)nãi xuất, xuất tắc tử hĩ. Thiếu dương chung giả, nhĩ lung, bách tiết giai tung(5), mục quỳnh tuyệt hệ(6), tuyệt hệ nhất nhật bán tử, kỳ tử dã sắc tiên thanh bạch, nãi tử hĩ. Dương minh chung giả, khẩu mục động tác(7), thiện kinh vộng ngôn, sắc hoàng, ký thượng hạ kinh thịnh(8), bất nhân tắc chung hĩ. Thiếu âm chung giả, diện hắc xỉ trường nhi cấu(9), phúc trướng bế, thượng hạ bất thông nhi chung hĩ. Thái âm chung giả, phúc trướng bế bất đắc tức, thiện y thiện ẩu, ẩu tắc nghịch, nghịch tắc diện xích, bất nghịch tắc thượng hạ bất thông, bất thông tắc diện hắc bì mao tiêu nhi chung hĩ(10). Quyết ăm chung giả, trung nhiệt ích càn, thiện nịch tâm phiền, thậm tắc thiệt quyện noãn(11)thượng thúc nhỉ chung hĩ Thử thập nhị kỉnh chỉ sở bại(12)dã.
(Tô vấn : Chẩn yếu kinh chung luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Khi kinh Thái dương khí tuyệt, bệnh nhân hai mắt trợn trắng đứng tròng, lưng uốn ván, tay chân co giật, mặt trắng bệch, đổ mồ hôi hột, mồ hôi hột đổ ra thì chết ngay. Khi kinh Thiếu dương khí tuyệt, bệnh nhân tai điếc, toàn thân xương khớp rã rời, hai mắt trừng trừng nhìn thẳng như hoảng sợ, đấy là hệ mắt đã tuyệt, hệ mắt tuyệt thì trong vòng một ngày rưởi chết, khi thấy sắc mặt xanh trắng bệch là báo hiệu tử vong. Khi kinh Dương minh khí tuyệt, miệng và mắt của bệnh nhân bị máy giật, méo mó và luôn hốt hoảng, nói sảng, sắc mặt vàng, khi thấy các bộ vị dọc theo đường kinh Dương minh mạch nổi nhảy phập phồng hoặc da thịt hoàn toàn tê dại, đó là dấu hiệu tử vong. Khi kinh Thiếu âm khí tuyệt, bệnh nhân sắc mặt đen sạm, răng trơ dài cáu bẩn, bụng trướng bí hơi, trên dưới không thông, đó là dâu hiệu tử vong. Khi kinh Thái âm khí tuyệt, bệnh nhân bụng trướng bế tắc, khó thở hay thở dài, ói mửa, ói thì khí thượng nghịch, khí nghịch thì mặt đỏ, nếu khí không thượng nghịch thì khí uất trung tiêu trên dưới không thông, khí trên dưới không thông thì mặt xám xịt, lông da khô héo rồi chết. Khi kinh Quyết âm khí tuyệt, bệnh nhân cảm thấy lồng ngực nóng ran, họng khô, luôn muôn tiểu tiện, tâm phiền, nặng thì lưỡi thụt dái teo, đó là dấu hiệu tử vong. Trên đây là chứng trạng khí tuyệt của mười hai kinh mạch.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Chung Chỉ kinh khí đã tận.
(2) Đới nhãn Mắt trơn ngược, đứng tròng.
(3) Phản chiết xế tung Phản chiết chỉ lưng uốn ván, xế là gân co giật, tung là gân mạch bại xụi, tay chân lúc co, lúc duỗi, co giật không ngừng, gọi là xế tung.
(4) Tuyệt hãn Vương Băng chú:“Tuyệt hãn là chỉ.mồ hôi đổ ra như hạt châu không chảy rồi khô đi”.
(5) Bách tiết giai tung: Bách tiết là chỉ xương khớp toàn thân, giai tung là đều rã rời.
(6) Mục quỳnh tuyệt hệ : Hai mắt nhìn thẳng trừng trừng như sợ hãi gọi là mục quỳnh, tuyệt hệ là chỉ hệ mắt đã tuyệt.
(7) Khẩu mục động tác ơ g Khẩu mục là chỉ miệng và mắt, động tác chỉ hoạt động bị co kéo, vì kinh Dương minh chạy cặp môi miệng vào mắt.
(8) Ky thượng hạ kinh thịnh : Chỉ kinh Dương minh ở trên thì chạy dọc theo đầu cổ vào mắt, dưới thì chạy xuống tới cổ chân, mạch nổi nhảy phập phồng, đấy là dấu hiệu vị khí đã bại hoại.
(9) Xỉ trường nhi cấu:Răng như nhô dài và đóng bẩn.
(10) Thái âm chung giả bất thông tắc diện hắc bì mao tiêu nhi chung hĩ : Ngô Côn chú:“Tỳ chủ vân khí ở ba kinh âm, phế chủ giáng khí, tỳ phế bệnh thì sự thăng giáng của khí bị nghẽn, cho nên bụng trướng bĩ. Phàm khí thăng giáng một hơi thở ra hít vào gọi là một tức, bụng trướng bế tắc thì khí thăng giáng gặp khó khăn, cho nên không thở được. Đã không thở được thì chỉ có cách thở dài hay ói mửa để thông hơi, cho nên người bệnh hay thở dài, ói và khí nghịch, sắc mặt đỏ. Nếu khí không thượng nghịch thì cũng bĩ tắc bên trong, phế khí ở trên không giáng xuống được, tỳ khí ở dưới không thăng lên, trên dưới không thông nên tỳ thổ khí thực, thận thủy thọ tà nên sắc mặt đen xám, thủ Thái âm Phế chủ bì mao nên lông da bị khô héo”.
(11) Noãn ộp: Chỉ hòn dái, cao hoàn.
(12) Bại : Chỉ khí tận, bại hoại.
E- LỜI BÀN :
Đoạn kinh văn này trình bày những chứng trạng khí tuyệt, của 12 kinh mạch. Trong thiên Chung thủy của sách Linh khu cũng có đề cập đến, ngoài ra trong thiên “Kinh mạch”của sách Linh khu đoạn nói về ngũ âm khí tuyệt cũng có những nội dung tương tự như đoạn kinh văn kể trên.